Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 21


Tép làm trọng điểm. Mở rộng và kết nối với các di tích thờ cúng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai như các di tích ở Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân để hình thành các tour du lịch chuyên đề tham quan tìm hiểu về vương triều Lê, về khởi nghĩa Lam Sơn, về các dòng họ công thần khai quốc nhà Lê…Phát huy tính chất quy mô, giá trị biểu tượng của DTQGĐB Lam Kinh. Đồng thời cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, quảng bá, giới thiệu rộng rãi các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai để người dân và khách tham quan quan tâm hơn.

Tiểu kết

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia Lũng Nhai ở Thanh Hóa là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc, ẩn chứa nhiều giá trị độc đáo. Đó là sự tri ân của cộng đồng đối với các nhân vật lịch sử đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho đất nước. Sự thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia Lũng Nhai ở Thanh Hóa mang bản chất của tín ngưỡng thờ nhân thần nói chung, ở đây là thờ cúng các nhân vật lịch sử và thờ cúng các tổ tiên của các dòng họ. Tín ngưỡng có hai phạm vi ảnh hưởng và phát triển chủ yếu là thờ các nhân vật trong cộng đồng và thờ cúng trong dòng họ.

Qua thời gian tồn tại và phát triển, tục thờ đã góp phần gắn kết tâm thức, củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của các cộng đồng cư dân trên đất Thanh Hóa. Ngoài ra, với sự biểu hiện đa dạng trong các nghi lễ, tục lệ, phong tục và sinh hoạt văn hóa có liên quan đến thờ cúng và tưởng niệm các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa. Tục thờ cúng cũng đã góp phần tạo nên nét đẹp trong đạo đức, văn hóa ứng xử, thỏa mãn đời sống tinh thần, giúp cho cộng đồng ổn định phát triển. Thông qua tục thờ, các thế hệ trong cộng đồng đã giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, trao truyền kinh nghiệm góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Mặc dù vậy, như các hiện tượng tín ngưỡng cổ truyền khác ở nước ta, tục thờ cúng nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa là kết quả của các sinh hoạt văn hóa truyền thống một thời bị mai một qua những giai đoạn lịch sử đầy


biến động. Vì lẽ đó, trong bảo tồn phát huy tục thờ giai đoạn hiện nay, việc hòa hợp giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa các giá trị tích cực và loại bỏ các giá trị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của thời đại là cả một bài toán đang được đặt ra. Đó là nguy cơ khi không gian thực hành thờ cúng ngày càng bị xâm lấn bởi hoạt động của con người. Quá trình trùng tu, tôn tạo không đúng nguyên tắc, dẫn đến nguy cơ sai lệch, biến dạng, hiện đại hóa, giải thiêng di tích tâm linh, tục hóa nghi thức thờ cúng. Có khả năng làm hư hoại di tích và mất dần đi ý nghĩa tích cực, nhân văn trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân, của cộng đồng. Tục thờ đang tồn tại trong xã hội đương đại và chắc chắn vẫn còn cơ sở xã hội để bảo tồn, phát huy. Muốn vậy cần phải chú trọng bảo vệ nguyên vẹn hệ thống thờ cúng là các di tích, nghi lễ, lễ hội và các DSVH liên quan đến tục thờ cúng. Đồng thời, đẩy mạnh việc khai thác, phát huy tác dụng tích cực của tục thờ cúng này trong hoạt động phát triển KT-XH, đặc biệt là phát triển du lịch của địa phương.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

1. Dưới góc nhìn của những nhà chép sử chính thống, những người tham gia hội thề ở Lũng Nhai năm 1416 là những nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, họ luôn được lịch sử đề cao, trân trọng với tài năng, khí phách và hoạt động có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ta trong thế kỷ thứ XV, họ cũng là những tấm gương sáng có tác dụng giáo dục to lớn trong việc cổ súy tinh thần độc lập dân tộc, nêu cao chính nghĩa. Từ các nguồn thư tịch cũng như các tư liệu văn tự lẫn truyền miệng trong dân gian đã phác họa diện mạo, chân dung lịch sử của các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Dưới cả hai góc độ này đều cho thấy sự thống nhất giữa tư liệu lịch sử, ứng xử của triều đình và cộng đồng trong việc đánh giá, ghi nhận công lao và tôn vinh các nhân vật.

2. Tưởng niệm nhân vật lịch sử là nét hằng xuyên trong tâm thức cộng đồng đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta. Từ những nhân vật lịch sử có công lao đóng góp, trải qua quá trình huyền thoại hóa, thiêng hóa trong dân gian, các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai đã trở thành các nhân vật tín ngưỡng được thờ cúng trong cộng đồng. Đó cũng chính là quá trình chuyển hóa lâu dài từ việc tưởng niệm đến thờ cúng nhân vật lịch sử. Sự thờ cúng những người tham gia hội thề ở Lũng Nhai năm 1416 là sự phụng thờ các nhân vật lịch sử. Chính cảm hứng tôn vinh nhân vật lịch sử đã chi phối niềm tin tín ngưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến di tích, lễ hội và các phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến thực hành tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa. Trong tâm thức của cộng đồng, các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai không chỉ là các nhân vật lịch sử mà còn là các nhân vật thiêng liêng, có quyền năng huyền bí, có khả năng đáp ứng các ước vọng của con người trong đời sống, giúp cho họ thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống tinh thần với tư cách là những vị thần hiển linh của cộng đồng để cho quốc thái dân an; những vị thủy tổ của dòng họ giúp cho con cháu được mở mang, vinh hiển.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 21

Việc thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã được các triều đại phong kiến quan tâm. Việc phong sắc, lập đền thờ, dựng bia


đã thể hiện thái độ trân trọng của triều đình đối với nhân vật lịch sử, nó cũng làm sâu đậm thêm ý thức về lịch sử cho cộng đồng.

3. Bằng những kết quả thực tiễn khảo sát hệ thống thờ cúng thông qua các di sản văn hóa vật thể (đình, đền, nhà thờ, lăng mộ, sắc phong, văn cúng) và di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội, điện thần, vật dâng cúng, tập tục, kiêng kỵ...) có liên quan đến tục thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa, luận án khẳng định sự hiện diện của một hiện tượng tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật lịch sử đang tồn tại bền vững trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Các dấu vết thờ cúng này được ghi nhận trải dài trên một vùng không gian tương đối rộng, từ khu vực trung du vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Lang Chánh, với tâm điểm là khu vực Lam Sơn, quê hương anh hùng dân tộc Lê Lợi rồi kéo dài tận xuống một số huyện vùng đồng bằng, ven biển của tỉnh. Các nhân vật hội thề Lũng Nhai được người dân xứ Thanh thờ cúng trong các loại hình di tích khác nhau, chủ yếu là đền, đình làng và nhà thờ họ. Ở mỗi loại hình di tích, các nhân vật này có thể được thờ riêng hoặc phối thờ với các vị thần địa phương. Và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của đối tượng phụng thờ cũng như điều kiện kinh tế của từng địa phương mà các di tích có sự phân biệt về quy mô, diện mạo. Để tưởng nhớ, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của các vị, những nghi lễ, lễ hội thường xuyên được duy trì, thể hiện nét đẹp trong truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Ngày nay, những lễ hội có ý nghĩa tôn vinh khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, tôn vinh nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai nói riêng đã trở thành ngày hội văn hóa của cộng đồng ở Thanh Hóa, thu hút đông đảo người dân xứ Thanh và khách thập phương trong nước thuộc đủ các tầng lớp tham gia nghi lễ tưởng niệm trong ngày hội. Sự tồn tại của các di tích gắn với các nghi thức tế lễ, lễ hội và tập tục có liên quan đến chủ đề tôn vinh, thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai đã định hình một không gian văn hóa tín ngưỡng khá đặc sắc ở Thanh Hóa.

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa được thờ ở 2 phạm vị chủ yếu là thờ cúng trong cộng


đồng và phụng tự trong gia tộc, dòng họ. Trên phương diện đánh giá thái độ ứng xử của triều đình và dân chúng trong tôn vinh, tưởng niệm các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa cho thấy sự thống nhất về mặt quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận và tôn vinh nhân vật. Nó thể hiện ý thức tôn vinh, kỷ niệm sự kiện và nhân vật lịch sử, tri ân những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm.

4. Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai thể hiện sự đan xen giữa tục thờ cúng nhân vật lịch sử với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong một phạm vi đan cài như một vòng tròn đồng tâm giữa dòng họ, cộng đồng và quốc gia dân tộc. Mặc dù có lúc, có nơi các vị được phối thờ với các thần linh khác nhưng thờ cúng nhân vật lịch sử vẫn giữ vị trí chủ đạo, xuyên suốt. Thông qua tục thờ cúng đã thể hiện rõ cảm quan lịch sử của người dân và dưới bất cứ giai đoạn lịch sử nào, tục thờ vẫn luôn đưa đến một cách nhìn sâu vào lịch sử.

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, tục thờ đã góp phần gắn kết tâm thức, củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của các cộng đồng cư dân trên đất Thanh Hóa. Ngoài ra, với sự biểu hiện đa dạng trong các nghi lễ, tục lệ, phong tục và sinh hoạt văn hóa có liên quan đến thờ cúng và tưởng niệm các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa. Tục thờ cúng cũng đã góp phần tạo nên nét đẹp trong đạo đức, văn hóa ứng xử, thỏa mãn đời sống tinh thần, giúp cho cộng đồng ổn định phát triển. Thông qua tục thờ, các thế hệ trong cộng đồng đã giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, trao truyền kinh nghiệm góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Trong bối cảnh và tình hình hiện nay, như bao hiện tượng tín ngưỡng cổ truyền khác ở nước ta, tục thờ cúng nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa là kết quả của các sinh hoạt văn hóa truyền thống một thời bị mai một qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động. Vì lẽ đó, trong bảo tồn phát huy tục thờ giai đoạn hiện nay, việc hòa hợp giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa các giá trị tích cực và loại bỏ các giá trị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của thời đại là cả một bài toán đang được đặt ra. Đó là nguy cơ khi không gian


thực hành thờ cúng ngày càng bị xâm lấn bởi các hoạt động của con người. Quá trình trùng tu, tôn tạo không đúng nguyên tắc, dẫn đến nguy cơ sai lệch, biến dạng, hiện đại hóa, giải thiêng di tích tâm linh, tục hóa nghi thức thờ cúng. Có khả năng làm hư hoại di tích và mất dần đi ý nghĩa tích cực, nhân văn trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân, của cộng đồng. Vì vậy, để tục thờ tồn tại và phát triển phù hợp với đời sống đương đại cần phải chú trọng bảo vệ nguyên vẹn, hợp lý các di tích, lễ hội, nghi lễ và hệ thống di vật quý giá gắn với tục thờ cúng. Khôi phục và phát huy tốt các lễ tục, lễ hội mang lại giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh việc khai thác, phát huy tác dụng hệ thống di tích thờ cúng nhân vật lịch sử hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa vào hoạt động khai thác phát triển du lịch để tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, góp phần bảo vệ hữu hiệu các di tích và nghi lễ thờ cúng độc đáo này ở địa phương.


.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN‌

1. Hà Đình Hùng (2016), “Việc phụng thờ một nữ nhân vật lịch sử ở Xứ Thanh”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 389, tr 80- 81, 96.

2. Hà Đình Hùng- Hoàng Đình Hiển (2016), “Xây dựng các sản phẩm du lịch điển hình bằng phương pháp phục dựng, tái hiện tại không gian văn hóa-du lịch Thành nhà Hồ và Lam Kinh”, Hội thảo khoa học quốc tế Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế, Nxb Nghệ An, tr 209- 217.

3. Hà Đình Hùng (2017), “Di tích phụng thờ các nhân vật lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 398, tr 91-94.

4. Hà Đình Hùng (2019), “Dạng thức truyền thuyết gắn với người anh hùng Lê Lợi trên đất Thanh Hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 418, tr 95-98.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. A.A.Belik (2000), “Văn hóa học - những lý thuyết nhân học văn hóa”, Bản dịch, Tạp chí VHNT, Hà Nội.

2. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

3. Trần Thị An, Phạm Minh Thảo, Bùi Xuân Mỹ (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.

4. Trần Thị An (2013), “Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Mai Hắc Đế trong dòng chảy thời gian”, Tạp chí Văn hóa học, số 2 (6), tr 48-70.

5. Đào Duy Anh (1958), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

6. Vương Anh (2001), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, (nghiên cứu và tiểu luận), Nxb VHDT, Hà Nội.

7. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2002), Lịch sử Thanh Hoá, tập III, Nxb KHXH, Hà Nội.

8. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2005), Danh nhân Thanh Hóa, tập 1, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hóa.

9. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2006), Danh nhân Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hóa.

10. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2006), Danh nhân Thanh Hóa, tập 3, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hóa.

11. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2011), Danh nhân Thanh Hóa, tập 4, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hóa.

12. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2011), Danh nhân Thanh Hóa, tập 5, Nxb Thanh Hoá, Thanh Hóa.

13. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1998), “Thanh Hóa thời Lê”, Kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 500 năm ngày mất Lê Thánh Tông 1497- 1997.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024