Biểu Đồ Tỷ Lệ Về Giới Khi Thực Hành Tế Lễ Tại Di Tích


Trước đây khi di tích chưa được tu bổ, tôn tạo lại như hiện nay thì mọi hoạt động tế lễ vua Lê chủ yếu diễn ra ở đền Cham (đền thờ Lê Thái Tổ) phía bên ngoài. Chúng tôi thường xuyên gặp các bản hội về hành hương, khi nào cũng có lễ hầu đồng vui lắm. Mấy năm gần đây, khi di tích được tu sửa lại khang trang, ngày hội khi nào cũng vinh danh các con cháu họ Lê ở cả trong và ngoài tỉnh. Họ về đây thấy vinh dự lắm. Mỗi đợt thi đại học, không những con cháu dòng họ Lê ở Thanh Hóa mà còn có những học sinh, con cháu người Thanh Hóa đến lăng cụ thắp hương, cầu khấn cho việc học hành hay sự nghiệp [Trích biên bản phỏng vấn số 2, tr 206].

Tại đền Tép thờ Trung Túc Vương Lê Lai, một di tích quan trọng trong quần thể di tích Lam Kinh, NCS nhận được sự chia sẻ của một người bà con người địa phương ở Ngọc Lặc như sau:

Đền Ngài thiêng lắm các anh ạ. Ngôi đền này đã bị cháy nhiều lần rồi. Tôi nghe người ta nói, mỗi lần cháy như vậy thì tỉnh ta năm ấy đều có chuyện không vui. Lúc thì thiên tai, hỏa hoạn. Khi thì tình hình an ninh trật tự và làm ăn kinh tế không được thuận lợi cho lắm. Cái này thì tôi chỉ nghe người ta truyền miệng như vậy thôi chữ không biết thực hư thế nào. Tôi chỉ thấy, mỗi lần có lễ hội Lam Kinh, các lãnh đạo địa phương và nhiều ông to về đây cúng lễ nghiêm cẩn lắm [Trích biên bản phỏng vấn số 1, tr 202].

Tại một di tích khác ở Tĩnh Gia, huyện phía Nam giáp ranh với đất Nghệ An của tỉnh Thanh Hóa, một người trong dòng họ Trương Lôi, Trương Chiến cho biết:

Trước đây chúng tôi cũng có nghe nói dòng họ còn nhánh chi ở một số nơi. Vì phân nhánh nên có người không biết, bao năm mất liên lạc. Một hôm có một nhóm người trong họ từ Như Quỳnh (Bắc Ninh) đến hỏi thăm, tìm về đền thờ. Việc này cũng cách nay lâu lắm, làm gì có internet như bây giờ. Thế mà họ bảo, chính giấc mơ cụ báo về đêm trước mà hôm sau đi một mạch về Thanh Hóa không phải hỏi thăm mà đến được đền


thờ. Chúng tôi cũng thấy vô cùng kỳ lạ [Trích biên bản phỏng vấn số 7, tr 219].

44

56

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tỷ lệ về giới khi thực hành tế lễ tại di tích

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]

Trong các đợt phỏng vấn, điều tra đối với người dân và những người đi lễ, hành hương tại các di tích cho thấy, Lê Lợi, Lê Lai và các nhân vật hội thề Lũng Nhai khác được người dân cảm kích công lao và luôn luôn cho rằng, nếu không có các vị với võ công, trí dũng thì đất nước sẽ mãi rơi vào họa ngoại xâm. Vì thế họ chính là “người trời”, không đơn thuần như những người bình thường. Vì vậy mà rất thiêng liêng.

Từ sự thiêng liêng của những con người hy sinh vì nước non, sông núi nên cộng đồng duy trì sự thờ cúng để đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Đó là chất xúc tác để mọi người đến với di tích. Theo kết quả điều tra của NCS, người đến hành lễ xét về giới tính có sự cân bằng giữa nam và nữ, với số người tuổi trung niên chiếm đa số với 66,7% (trên 55 tuổi), chỉ có khoảng 33,3% những người trẻ tuổi (dưới 55 tuổi) tham gia các nghi thức tâm linh, tín ngưỡng tại di tích phụng thờ. Số người là nam giới tham gia nhỉnh hơn một chút là 56%, còn 44% là nữ giới. Điều này có lý do một phần là bởi các di tích thờ cúng phần nhiều diễn ra ở từ đường của dòng họ và theo quan điểm truyền thống trong văn hóa dòng họ, nam giới phải đảm đương các công việc liên quan đến nghi lễ nhiều hơn.

Số người biết đến và tham gia các thực hành nghi lễ tại di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa cũng có sự phân hóa, khá đa dạng, phong phú.


Thường là con em, con cháu hậu duệ dòng họ các nhân vật, người trong làng xã, người địa phương với sự khác biệt về xuất thân, nghề nghiệp, công việc. Họ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Từ già đến trẻ, từ gái đến trai với một tâm niệm “nhất tâm” hướng về những người có công với đất nước, lịch sử.

Bảng 3.1. Thành phần, nghề nghiệp những người tham gia dự lễ


TT

Thành phần

Tần số (người)

Tỷ lệ (%)

1

Nông dân

102

36,2

2

Công nhân

08

2,8

3

Giáo viên

12

4,3

4

Học sinh, sinh viên

19

6,7

5

Kinh doanh, buôn bán

26

9,2

6

CBVCNN

16

5,7

7

Nghề tự do

37

13,1

8

Nội trợ

11

3,9

9

Hưu trí

51

18,1

10

Khác

0

0

Tổng số:

282

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 16

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]

Từ kết quả trên cho thấy, những người tham gia dự lễ và các nghi thức thờ cúng tại di tích phần nhiều là bà con làm nghề nông (36,2%) và các cụ hưu trí (18,1%) cùng một số ít người làm nghề kinh doanh, buôn bán và nghề nghiệp tự do. Những người làm các công việc nhà nước như giáo viên, cán bộ, học sinh sinh viên hay công nhân cũng thường xuyên có mặt mặc dù số lượng không nhiều. Điều đó cho thấy bức tranh khá đa dạng của những người tham dự hoạt động nghi lễ gắn với thần được thờ ở di tích.

Biểu đồ 3.3. Thống kê tần suất người đến di tích

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]


8.8

27.7

63.5

Lần đầu tiên Lần thứ 2

Trên 3 lần

Mọi người đến với các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai vì nhiều lý do, vào nhiều dịp, có khi là dịp chính lễ, lúc khác lại vào các ngày bình thường. Trong đó tập trung đông nhất vào các ngày lễ hội của làng, ngày tế lễ kỷ niệm ngày mất các vị và những dịp đầu năm, cuối năm cầu bình an. Một số di tích lớn như Lam Kinh, đền Tép, Thái miếu nhà Hậu Lê thì số lượng người hành hương đến cúng bái quanh năm, bởi vì những nơi này hiện nay đã trở thành những điểm đến du lịch trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Không những đến di tích tham quan, vãn cảnh và cầu cúng. Những dịp lễ hội lớn như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Thái miếu và lễ hội ở các làng xã thờ cúng nhân vật hội thề thì nhân dân thập phương và nhân dân thường xuyên có mặt. Chính họ đã làm nên không khí náo nức cho hội lễ và qua đó thấy được sự ghi nhận, đánh giá của cộng đồng dành cho các nhân vật.

11.7

19.5

Thường xuyên

68.8

Thỉnh thoảng

Không tham dự

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ đánh giá tần suất tham dự lễ hội

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]


Việc thờ cúng các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa có lịch sử từ lâu đời nay và được bảo lưu gìn giữ nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh thần của một bộ phận lớn người dân Thanh Hóa. Đó là sự đảm bảo nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng đã trở nên quan trọng trong đời sống của người dân. Mặt khác, nó đồng thời cũng phản ánh tình cảm, thái độ, đạo đức của người dân đối với những người vì dân, vì nước.

Họ đến với di tích, cậy nhờ các Ngài vì nhiều lý do, qua khảo sát cho thấy mức độ đa dạng về động cơ, mục đích thực hành tín ngưỡng của người dân. Phần lớn là cầu cho sức khỏe bình an, gia đình hạnh phúc, công việc phát triển, con cháu thảo hiền. Qua khảo sát, có rất nhiều mục đích của người dân được nêu ra như cho sức khỏe bình an (96,1%), cho gia đình hạnh phúc (91,5%) và cho làm ăn, kinh doanh khấm khá (94,7%). Một điều tương đối đặc biệt là số mong muốn cho thăng tiến trong nghề nghiệp chiếm một số lượng tương đối (77,7%) và còn có cả mục đích cầu tự con cái nối dõi tông đường (66,7%). Có lẽ bởi vì phần lớn các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai có thực hành tín ngưỡng trong phạm vi dòng họ, cho nên bản thân di tích cũng trở thành biểu tượng của văn hóa dòng họ, nên nhu cầu cầu tự ở đây dễ được đáp ứng hơn so với các di tích khác chăng?!.



Chỉ tham quan, vãn cảnh


16.7


Cầu thăng quan, tiến chức




77.7


Cầu được mùa



32.3



Cầu tự con cái




66.7


Cầu tài, cầu lộc





94.7

Cầu gia đình hạnh phúc





91.5

Cầu sức khỏe, bình an





96.1


0 2

0

40 6

0 80

100

Biểu đồ 3.5. Nhu cầu của cộng đồng khi thực hành tín ngưỡng tại di tích

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]

Bà Nguyễn Thị Hồng, người sống cạnh Thái miếu nhà Hậu Lê, ở phường Đông Vệ, Tp Thanh Hóa khi được phỏng vấn tại di tích cho biết:

Tôi bị thấp khớp mấy năm nay đi nhiều nơi chữa không thuyên giảm, từ ngày tham gia cùng các bà trong hội khuyến thiện tại địa phương để phục


vụ những việc trong những dịp lễ ở đền. Tôi thấy sức khỏe mình ngày càng tốt, mặc dù không phải uống thuốc nhiều. Có lẽ do các Ngài độ trì, thương tôi nên bệnh giờ cũng giảm hẳn. Vì thế nên, nếu không có việc gì ở nhà là tôi lại ra đây [Trích biên bản phỏng vấn số 5, tr 13- 214].

Biểu đồ 3.6: Đánh giá vai trò của tín ngưỡng đối với cộng đồng địa phương

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]


Khác (ghi rõ)


14.9


Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc




63.5

Hướng về nguồn cội




92.9

Cố kết cộng đồng




77.7

Cân bằng đời sống tâm linh




70.6

Giáo dục truyền thống cho thế…

0 2


0 4

88.3

0 60 80 100

Tóm lại, vai trò và công trạng của các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai đã được các tài liệu sử sách đánh giá và ghi nhận đầy đủ. Tuy nhiên, đối với người dân, họ luôn có một “tuyến riêng” để đánh giá và ghi nhận công lao của nhân vật lịch sử. Sự tôn vinh, đánh giá đó đôi khi khá “mộc mạc” dân dã như lưu truyền các huyền thoại, truyền thuyết về các nhân vật lịch sử hoặc thờ cúng các vị để nhân vật lịch sử vẫn tiếp diễn, hiện diện và phù giúp cho những người đang sống hôm nay. Với họ, một trong những đặc điểm để các nhân vật được trở nên bất tử là sự thiêng liêng. Với chiến công oanh liệt, họ đã “hóa thánh”, trở lại giúp đỡ cho cộng đồng, để cộng đồng giải quyết những bộn bề, hy vọng của ngày hôm nay.

Quá trình chuyển hóa từ những nhân vật lịch sử được cộng đồng và dân chúng tri ân, tôn vinh đến việc thường xuyên hành lễ, khấn cầu tại di tích đã cho thấy sự thay đổi trong thái độ của người dân, không những coi các vị là các nhân vật lịch sử đơn thuần mà còn trở thành những vị thần bảo hộ cho cuộc sống, cho làm ăn. Việc thờ phụng và thực hành nghi lễ thường xuyên đã tác động vào đời sống cá nhân của mỗi người, của tộc họ và của cả cộng đồng. Thông qua thói quen của người đi hành lễ tại các di tích thờ cúng nhân vật hội thề cho thấy, những hoạt động thông thường chủ yếu là thắp hương, cầu xin (98,9%) và cúng lễ (95%) tại di tích


95

Thắp hương, cầu xin

98.9

0

20

40

60

80

100

[xem biểu đồ 3.7]. Những hoạt động mê tín dị đoan, hủ tục rất hạn chế. Đặc biệt là từ khi có quy định cấm đốt vàng mã và việc hỏa hoạn tại một số đền thờ như Đền Tép vào những năm 2013, thì đến nay tình trạng đốt vàng mã tại các di tích thờ cúng đã giảm đi nhiều.


Hầu đồng


4.6


Đốt vàng mã



30.5

Xem bói, bốc quẻ


1.1


Cúng lễ





Biểu đồ 3.7. Đánh giá thói quen thực hành tín ngưỡng tại di tích

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]

Những lễ vật được người dân dành để dâng lên vị thánh, thần của làng mình, của dòng họ, của vị anh hùng cũng khá phong phú. Đó có khi là đồ lễ chay như trái cây, hoa quả hoặc các tộc họ chu đáo còn có đồ cúng mặn, thường là xôi gà, thủ lợn hoặc bà con thập phương, người trong họ xa quê thì cúng tiền nhưng quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính, sự thành tâm của người sống đối với anh linh các bậc khai sáng, mở mang [xem bảng 3.2].

Bảng 3.2. Bảng thống kê các hiện vật cúng lễ phổ biến


TT

Lễ vật

Số phiếu (N)

Tỷ lệ (%)

1

Hoa quả, trái cây

263

93,3

2

Tiền cúng

139

49,3

3

Đồ lễ chay

217

76,9

4

Cả lễ chay và lễ mặn

149

52,8

5

Đồ lễ mặn

154

54,6

6

Các loại bánh

34

12,1

7

Vàng mã, sớ

129

45,7


8

Khác

4

1,4

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]

Với niệm thành kính, tôn sùng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai nên người dân khá thuần thục và tuân thủ các tập tục, kiêng kỵ gắn với di tích thờ cúng. Ở đền An Lạc (Hoằng Hóa), con cháu dâng lễ vật lên bậc tiên tổ bất cứ thứ gì, miễn sao phải thành tâm. Tuy nhiên, theo lễ, đại kỳ phúc 4 năm một lần phải dâng lễ mặn bắt buộc là sôi và thủ lợn.

Ông Lê Văn Dương là hậu duệ dòng họ Lê Lai đời thứ 21 tại thôn An Lạc, xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa) cho biết:

Ngày xưa các cụ truyền lại, mỗi năm tế đại kỳ phúc, các chi họ ở Hoằng Hóa và Tĩnh Gia, Nông Cống phải về đền dự lễ. Như năm nay, không phải kỳ lễ chính, đến ngày giỗ của cụ, con cháu các chi về dự, không phân biệt lễ vật to nhỏ, đồ chay hay mặn. Dâng lên Ngài xong thì trưởng họ sẽ lấy chính lễ vật và đồ cúng mặn của họ làm cỗ bàn, chia ra ăn ngay tại đền thờ. Cốt là để con cháu tụ họp, đông vui, quây quần [Trích biên bản phỏng vấn số 6, tr 216].

Khi được hỏi về những tập tục, kiêng kỵ của địa phương, của di tích gắn liền với việc thờ cúng các nhân vật, khá đặc biệt là nhiều người tỏ ra rất am hiểu. Có 97,9% trả lời là dịp lễ thường đọc bài văn ca ngợi công đức của các ngài trong khởi nghĩa Lam Sơn và trong những ngày lễ, con em, người dân thường tránh gọi tên húy của thần (chiếm 91,8%). Điều đó cho thấy, hoạt động tín ngưỡng đã góp phần chi phối quan hệ ứng xử và đạo đức cho người dân.

Trong dịp lễ hội đền Lê ở phường Đông Vệ, Tp Thanh Hóa, một khách đi hành hương, vốn gốc là con cháu họ Đinh (Đinh Liệt, Đinh Lễ) ở Nông Cống cho biết:

Năm nào không bận việc tôi cũng tới đền dự lễ, tôi họ con cháu Đinh Liệt mà. Ngày xưa các cụ giữ tục đó, giờ tham gia nhiều nên thành quen. Các cụ kể lại, thời trước giải phóng năm nào đền có lễ dịp giỗ vua là trong họ phải họp bàn và cử trưởng tộc về dự và dâng lễ tại đền. Bởi vì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024