Thờ Cúng Nhân Vật Lịch Sử, Thờ Cúng Nhân Thần


các cụ cho rằng, cụ tổ nhà tôi và vua là những người anh em vào sinh ra tử. Dòng họ chúng tôi với dòng họ vua có mối quan hệ lâu đời. Đền này thiêng lắm, có năm không đi được, về năm đó tôi làm ăn chán lắm anh ạ, chắc không dự các cụ quở [Trích biên bản phỏng vấn số 8, tr 219- 220].

Có thể thấy rằng, việc thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã trở thành ý thức thường hằng của một đại bộ phận người dân Thanh Hóa từ bao đời nay. Đó là lòng nhớ ơn về một thời kỳ gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi và sự đấu tranh không nề hà tính mạng, vào sinh ra tử của các nhân vật lịch sử, của các bậc công thần. Cho nên ngoài ý nghĩa tôn vinh lịch sử còn xuất phát từ niềm tin thiêng liêng của người dân về các vị. Qua quá trình khảo sát, NCS nhận thấy rất nhiều người tham dự lễ hội và thực hành tín ngưỡng tại di tích trước hết là vì thiêng liêng của các vị đối với đời sống vật chất và tinh thần của con cháu, cộng đồng hôm nay. Khi được hỏi về vai trò của các vị đối với cộng đồng, rất nhiều ý kiến cho rằng tục thờ góp phần giúp cho con em các dòng họ và người dân hướng về cội nguồn (92,9%), tăng cường tính chất cố kết, đoàn kết trong cộng đồng (77,7%) và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay (88,3%). Đã có 70,6% trả lời việc thực hành nghi lễ tại di tích góp phần cân bằng đời sống tâm linh, đồng thời qua đó bảo lưu, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã để lại (63,5%) [PL5, tr 200- 201].

Tiểu kết

Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thực chứng việc phụng thờ các nhân vật lịch sử tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa dưới góc độ hệ thống thờ cúng như di tích, thần điện, lễ hội, nghi thức, nghi lễ thờ cúng, tập tục và các kiêng kỵ cho thấy sự hiện diện của một loại hình tín ngưỡng trong cộng đồng ở các khu vực đã từng là địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa cũng như trên quê quán, dòng họ của các nhân vật. Các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai được người dân Thanh Hóa thờ cúng trong các loại hình di tích khác nhau, chủ yếu là đền, đình làng và nhà thờ họ. Ở mỗi loại hình di tích, các nhân vật này có thể được thờ riêng hoặc phối thờ với các vị thần địa phương. Và tùy thuộc vào tính


chất, mức độ của đối tượng phụng thờ cũng như điều kiện kinh tế của từng địa phương mà các di tích có sự phân biệt về quy mô, diện mạo. Để tưởng nhớ, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của các vị, những nghi lễ, lễ hội thường xuyên được duy trì, thể hiện nét đẹp trong truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Điển hình như các lễ hội Lam Kinh, lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê, lễ hội Căm Mương... nay đã trở thành những ngày hội văn hóa của cộng đồng, thu hút đông đảo người dân xứ Thanh và khách thập phương trong nước thuộc đủ các tầng lớp tham gia nghi lễ tưởng niệm trong ngày hội. Ở nhiều làng xã, nơi các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai được tôn vinh qua tế lễ trong từ đường, đền thờ, đình làng... cũng đã trở thành những dịp quan trọng để bà con nhân dân địa phương, con em trong dòng họ được tự hào về công nghiệp, cuộc đời của các bậc tiền nhân. Sự tồn tại của các di tích gắn với các nghi thức tế lễ, lễ hội và tập tục có liên quan đến chủ đề tôn vinh, thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai đã định hình một không gian văn hóa tín ngưỡng khá đặc sắc ở Thanh Hóa.

Trên phương diện khảo sát các cứ liệu lịch sử để đánh giá thái độ của các nhà nước (cả nhà nước quân chủ và nhà nước hiện nay) đối với các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai và tâm thức của người dân đối với các nhân vật. NCS nhận thấy sự đồng nhất về mặt tâm thức đó là ý thức tôn vinh, kỷ niệm sự kiện và nhân vật lịch sử. Đồng thời cũng phản ánh sự nhìn nhìn, đánh giá mang tính tương đồng của nhà nước và cộng đồng đối với những anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó còn là sự công nhận, thừa nhận của nhà nước và sự biết ơn, tưởng nhớ các nhân vật lịch sử của cộng đồng. Mặt khác thông qua tục thờ cúng để cộng đồng gửi gắm niềm tin, giúp cho họ thỏa mãn các nhu cầu và nguyện vọng chính đáng trong đời sống tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống.

Nhìn chung, nghi lễ và phong tục thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa ở mỗi làng, mỗi vùng tuy có một số cách biểu hiện, tổ chức khác nhau nhưng đều là sự ngưỡng vọng các anh hùng dân tộc. Và qua đó chúng ta nhận thức về một diện mạo chung về sinh hoạt tín ngưỡng, thể hiện sự thống nhất về ý thức của cộng đồng đối với các nhân vật lịch sử.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Chương 4

BẢN CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA CỦA TỤC THỜ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI‌

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 17

4.1. Bản chất của tục thờ

4.1.1. Thờ cúng nhân vật lịch sử, thờ cúng nhân thần

Việc thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa mang những nét chung của các hình thức tín ngưỡng truyền thống. Đối tượng phụng thờ là các nhân vật lịch sử, đúng như nhận định: “thờ cúng nhân vật lịch sử là nét đặc biệt trong tâm thức người Việt, người Việt Nam. Có lẽ, do vị thế địa – chính trị và những điều kiện lịch sử- xã hội mà người Việt Nam có tâm lý này chăng” [22, tr 39]. Xuất phát từ sự tôn kính, lòng biết ơn đối với những nhân vật lịch sử, của hào quang cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thúc đẩy cộng đồng thiêng hóa và thờ cúng các vị. Sự tôn vinh của cộng đồng đối với các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai chứa đựng 2 yếu tố, đó là sự hàm ơn những người có công với quê hương, đất nước và nhu cầu tìm kiếm các biểu tượng để duy trì sự ổn định, cố kết gia tộc, dòng họ, làng xã. Với việc củng cố ý thức tập quyền cao độ của vương triều Lê Sơ và tư tưởng nho giáo đang trên đà được đề cao đã thúc đẩy các dòng họ công thần thế lực ở xứ Thanh, trong đó có các dòng họ nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai tăng cường sự củng cố gia tộc và việc thờ cúng những vị tổ tiên, thủy tổ dòng họ đã trở thành mối quan tâm của con em, hậu duệ các nhân vật. Mặt khác, trong tâm thức dân gian, các ngài là những người giỏi đánh giặc, mở mang trang ấp, xóm làng, tham gia chính sự, đem lại sự yên bình cho nhân dân và được bao phủ bởi những huyền thoại lung linh trong buổi đầu của khởi nghĩa Lam Sơn, điển hình như những tấm gương vì nước quên thân như Lê Lai, Lê Lợi và nhiều nhân vật lịch sử khác trong hội thề. Và như thế sự kết hợp giữa thực và ảo, giữa lịch sử và huyền thoại cứ được đan cài, xen kẽ và nhập vào nhau, cùng với sự lùi xa của lịch sử đã khiến cho ký ức về các nhân vật trở nên thiêng liêng, thần thánh. Với cộng đồng, việc thờ cúng các vị không những là vì “ích nước, lợi dân” mà còn vì đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong đời sống tinh thần.


So với nhiều nhân vật trung tâm trong lễ hội, tế lễ thì việc thờ cúng và thực hành tín ngưỡng gắn với các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai là những nhân vật lịch sử. Đó là những người đồng chí của Bình Định Vương Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Họ làm đội ngũ nòng cốt tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ thời kỳ đầu. Trong kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam, không phải không có những lễ hội gắn với các nhân vật huyền thoại. Ở các lễ hội/tế lễ Lê Lợi và các tướng lĩnh của ông trong hội thề Lũng Nhai, đó là những nhân vật lịch sử. Điều này đã chi phối sự tích và di tích thờ cúng ở các địa điểm thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai. Điều dễ nhận thấy là hầu hết các di tích thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai đều gắn với các khu vực đã từng là vùng địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, hoặc gắn với sinh quán nhân vật hoặc vùng đất lập nghiệp của con cháu hậu duệ các vị. Như ở các huyện Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, vốn là địa bàn của khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kỳ đầu. Đây cũng là khu vực có đông đảo bà con đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Mường ở Xứ Thanh sinh sống. Ngày nay, những khu vực này còn bảo lưu khá đáng kể những dấu tích về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn và vẫn được bà con nhân dân lưu giữ những kỷ niệm về khởi nghĩa Lam Sơn thông qua các sinh hoạt văn hóa, nghi lễ, tập quán. Đền Lai ở Ngọc Lặc; đền Tiên Púa, đền Chí Nang ở Lang Chánh, đền Đon Ban ở Bá Thước đều là những di tích thờ cúng và tưởng niệm Lê Lợi. Ngày giỗ ông đã được kết hợp với các nghi lễ thờ thần núi, thần sông của người Mường, người Thái và đã trở thành những sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc, lâu đời.

Trong tâm thức của cộng đồng, các nhân vật Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi; rùa vàng; gươm thần; huyền thoại Lê Lai cứu chúa là được xem là những biểu tượng lịch sử và cho đến nay ở nhiều di tích đã lấy đó làm cốt liệu phục vụ cho hoạt động thực hành tín ngưỡng. Như Đền Lê ở Xuân Lam (Thọ Xuân) và Thái miếu (Tp Thanh Hóa) nhân dân đã bày tượng thờ 3 vị (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi) để thờ cùng. Sự thực về ngày mất của Lê Lai đã được sử liệu chứng minh nhưng ngày giỗ ông trong các lễ hội cộng đồng lại không phải ngày mất thực tế mà dựa theo truyền


thuyết dân gian “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, lễ giỗ Lê Lai trong tâm thức cộng đồng gắn liền với sử tích Lê Lai cứu chúa và tuân theo ý nguyện của Lê Lợi trước khi mất (Lê Lợi mất 22/8 âm lịch, giỗ Lê Lai phải trước 1 ngày, tức là 21/8 âm lịch). Sự kết nối giữa huyền thoại và lịch sử, giữa huyền thoại và tín ngưỡng lại càng được củng cố thêm thông qua các thực hành nghi lễ, lễ hội các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai.

Hoạt động thực hành tín ngưỡng tại nhiều di tích thờ cúng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai biểu thị mạnh mẽ sự tôn vinh, thờ cúng, tưởng niệm sự kiện và nhân vật lịch sử. Minh chứng rõ nhất là các trò diễn dân gian xung quanh các lễ hội Lam Kinh, Thái miếu và nhiều nơi khác ở Thanh Hóa. Trong dịp này, người ta tái hiện không khí khởi nghĩa Lam Sơn bằng các biểu tượng thể hiện hoạt động quân sự như “phá trận” (quân ta thắng quân Minh), “tung cù” (chặt đầu giặc Ngô), và trò “chạy chữ” (thiên hạ thái bình) để nhớ ơn công lao của các vị đã cống hiến cho nền độc lập của nước nhà. Trong hầu hết lễ tế diễn ra ở các từ đường thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai, người ta đọc chúc văn ca ngợi công đức của các vị với những chiến công liên quan đến sự kiện, tiến trình phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn. Như thế có thể thấy chính cảm hứng về nhân vật lịch sử đã chi phối huyền thoại, điện thần, di tích, lễ hội của các vị.

Sự phong tước, ban thưởng, cấp bổng lộc trước đó mà nhà Lê Sơ đã thi hành đối với hầu hết các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai mà Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử đã chép lại cùng với việc cấp sắc, phong thần, dựng bia và cho xây dựng đền thờ sau khi mất được triển khai mạnh mẽ dưới thời Lê Trung Hưng, rồi nhà Nguyễn về sau cũng có những chính sách đặc ân, khoản đãi đối con cháu và đội ngũ công thần trung nghĩa của tiền triều (nhà Lê) đã càng làm sâu đậm thêm ý thức về lịch sử cho người dân. Cùng với sự củng cố ý thức dòng họ và tâm lý tự hào về “đất thang mộc của bản triều” (Thanh Hóa), hình ảnh của nhân vật lịch sử càng thêm đậm nét, in sâu vào tâm thức văn hóa của người dân.

Thống kê cho thấy, di tích thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa gồm đủ mọi loại hình: chủ yếu là đền, từ đường (nhà thờ


họ), lăng mộ và đình làng. Trong một số di tích có hiện tượng phối thờ nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai với các thần linh khác nhưng bản chất vẫn lấy thờ cúng các nhân vật lịch sử này làm chủ đạo. Các đền thờ phi thiếp và những người phụ nữ gắn với Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn như đền thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ, đền Ngọc Lan (Thọ Xuân) hoặc thờ Lê Lai (đền Tép, đền An Lạc) ở Ngọc Lặc và Hoằng Hóa, nhà thờ các quận công họ Đàm…mặc dù ở đây có ban thờ Mẫu nhưng thực tế là thờ các nhân vật lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn, thờ các nhân vật hội thề Lũng Nhai.

Tục thờ các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở một số nơi lại đan xen với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, chủ yếu trong một số các đình, đền như đình Phương Chính (Tp Thanh Hóa), đền/đình làng Tân Phúc (Nông Cống). Đặc điểm phức hợp này có lẽ cũng là đặc điểm của nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian ở nước ta.

Hoạt động thờ cúng và các nghi lễ thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai có tính chất suy tôn và kỷ niệm sự kiện lịch sử. Đó là sự phản ánh các sự kiện và nhân vật khởi nghĩa Lam Sơn thông qua loại hình sinh hoạt tín ngưỡng.

Nhìn chung, việc thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai là một dạng tín ngưỡng phức hợp nằm trong nội dung thờ cúng các phúc thần của cộng đồng, lấy cảm hứng chủ đạo nhằm tôn vinh các nhân vật và giá trị lịch sử. Đồng thời lại được đan cài, giao thoa với các tín ngưỡng dân gian khác như thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, thờ Mẫu…

4.1.2. Thờ cúng tổ tiên

Ngoài sự tín ngưỡng các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa trong cộng đồng thì nét đặc sắc nổi bật của tục thờ là sự tôn vinh, thờ cúng các vị tổ tiên dòng họ. Với tính chất thờ cúng trong phạm vi dòng họ, đối tượng là nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai cùng với các vị liệt tổ, liệt tông trong quy mô gia tộc. Nhiều nhân vật không chỉ trở thành vị thần của cộng đồng, của làng, mà còn lại vị thần của dòng họ, đúng như L. Cadière đã chỉ ra: “Nếu theo vương triều, nhà vua ban sắc chỉ cho vong linh vị quan hay tướng binh nào đó lên hàng Thần để bảo vệ vương triều,


thì cũng vậy, trong gia đình thứ dân, hồn Tổ Tiên ông bà cũng được xem như là những vị thần bảo hộ gia đình” [28, tr 67].

Dấu ấn của đạo thờ tổ tiên cũng in đậm trong các di tích. Đó là các từ đường của dòng họ nhân vật hội thề Lũng Nhai như từ đường Lê tộc, Trịnh tộc, Nguyễn tộc, Trương tộc của các dòng họ Lê Lai, Lê Hiểm, Lê Liễu, Võ Uy, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Nguyễn Thận, Trương Lôi, Trương Chiến...Hầu hết các di tích thờ cúng đều thờ các vị Cao tổ, thủy tổ của dòng họ và thờ con cháu các vị theo thế thứ. Như đền thờ Lê Hiểm thờ bốn thế hệ cha, con, ông, cháu với Lê Hiểm được coi là vị tổ dòng họ. Di tích thờ Trịnh Khả, phụ mẫu và các vợ con ông. Đền An Lạc thờ cụ tổ là công thần Lê Lai với các ông Lê Lâm, Lê Niệm, Lê Khủng con cháu ông và những người trong dòng họ. Ở Ngọc Lặc, đền Tép thờ Lê Lai và vợ ông bà Nương A Thiện. Ở từ đường họ Đàm Lê là thờ Lê Lợi và các quận công họ Đàm...Những đền thờ khác thờ các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai của xuất hiện các trường hợp tương tự. Phải chăng, đó là một dạng thức mô phỏng hình thức thờ cúng đại gia tộc và hình thức thờ cúng tổ tiên?. Điều đặc biệt, có nhiều di tích vốn thờ các nhân thần, mẫu thần cũng tìm cách đưa các nhân vật hội thề Lũng Nhai vào phối thờ, như các trường hợp đã được NCS nêu trong luận án. Điều này có thể được giải thích là, bằng tâm thức đề cao các anh hùng cứu nước nên việc phối thờ các vị, những người có công “phò vua, giúp nước” sẽ đảm bảo được sự tồn tại bền vững của di tích trong mối liên hệ và thẩm định chặt chẽ của các vương triều. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu việc phối thờ các nhân vật hội thề Lũng Nhai là bằng chứng cho thấy sức ảnh hưởng và khả năng lan tỏa của bản thân nhân vật trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Đơn cử như trường hợp Lê Lai, ông vừa được thờ cúng trong gia tộc, dòng họ con cháu, nhưng đã cùng với Lê Lợi, trở thành biểu tượng tín ngưỡng của cộng đồng.

Kể từ sau khi Lê Thái Tổ băng hà năm 1433 và sự thúc đẩy xây dựng miếu điện Lam Kinh dưới triều Lê Sơ, ý thức về nơi thờ cúng của dòng họ và gia tộc đã trở nên phổ biến hơn không chỉ đối với các nhân vật khởi nghĩa Lam Sơn mà còn trong gia tộc, dòng họ các nhân vật hội thề Lũng Nhai trên đất Thanh Hóa. Nhu cầu


bức thiết nhằm củng cố quan hệ thân tộc đã thúc đẩy việc thờ cúng các vị sau khi mất trong gia tộc, từ đường. Theo tư liệu thư tịch cho thấy, các nhân vật như Trịnh Khả, Lê Hiểm và nhiều nhân vật khác đã được các vua đương triều của nhà Lê cấp sắc chỉ cho phép con cháu lập đền miếu thờ cúng và còn cấp cả ruộng đất để phục vụ cho việc cúng bái. Xem thế cũng đủ thấy việc thờ cúng này ngay từ buổi đầu có vai trò rất lớn của các dòng họ con cháu nhân vật. Và có thể nói, trước khi các nhân vật trở thành những vị phúc thần của làng, của cộng đồng thì họ chính là các vị tổ tiên. Ở nhiều nơi, như ở xã Tân Phúc (Nông Cống), xã Đông Lĩnh (Tp Thanh Hóa) hoặc chẳng hạn một số vùng ở Ngọc Lặc, Thọ Xuân, các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai vừa là tổ tiên của dòng họ nhưng cũng với tư cách thành hoàng của làng. Nhiều làng thờ cúng các vị như thờ cúng vị tổ tiên của họ. Chính mối quan hệ bền chặt, giữa làng và họ, giữa nhân vật hội thề Lũng Nhai với cộng đồng đã khiến cho tục thờ có những sắc màu đặc biệt. Có thể nói, chính ý niệm tôn vinh các anh hùng, nghĩa sỹ bởi chẳng những do lòng biết ơn mà còn mong cầu các các vị hiển linh phù giúp làng xã, quê hương tiếp tục góp công bảo vệ đất nước, xem các ngài không những là tổ tiên của gia tộc mà còn là người mở mang, khai nền độc lập cho nước nhà là những lý do chính để các vị vừa được thờ cúng trong gia tộc, lại vừa được tín ngưỡng trong cộng đồng.

Qua quá trình khảo sát, NCS nhận thấy, ngoài các lễ hội cộng đồng như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê, lễ hội Căm Mương của người Thái Mường Ký ở Bá Thước hay lễ hội Lê Lai được xem là những lễ hội cộng đồng còn đại đa số là các lễ tế và nghi thức thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai trong dòng họ dưới các tên gọi như lễ “tế tổ”, “tế cáo”, “bái yết” các nhân vật thủy tổ dòng họ là nhân vật hội thề Lũng Nhai. Các lễ tế tổ trong dòng họ đều lấy ngày húy kỵ, nhật kỵ của nhân vật hội thề Lũng Nhai để tổ chức và các ngày này đều được ghi chép rõ ràng trong gia phả. Trong lễ tế không thể thiếu “chúc văn” mà thường là bài văn ca ngợi tổ tiên được trích trong bài “Văn thề Lũng Nhai” hoặc sơ lược công tích các ngài trong Khởi nghĩa Lam Sơn mà sách sử đã ghi lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024