Biểu Đồ Thể Hiện Sự Linh Thiêng Của Thần Ở Di Tích


tưởng nhớ công ơn Lê Lai. Đời Hồng Đức thứ 12 (1481) vua Lê Thánh Tông còn tự tay viết chiếu (thủ chiếu) với nội dung gửi cho tằng tôn họ Lê và các con cháu công thần phải ghi nhớ bản “Sơn hà chi thệ” (lời thề sông núi, tức là lời thề Lũng Nhai) của Lê Lợi và các nghĩa sỹ. Đến năm Chính Hòa thứ 6 đời vua Lê Hy Tông (1685) còn cho dựng “Trung liệt miếu” ở Thăng Long để thờ Lê Lai và các công thần tiết liệt với triều Lê.

Có một sự kiện quan trọng là vào năm 1427 mà tác giả Nguyễn Tiến Thư đã dẫn từ Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “khi vừa mới lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã sai triều thần Dương Thái Nhất tu sửa đền thờ Trần Hưng Đạo và hạ lệnh cho các xứ thờ cúng miếu công thần, cấm không được chặt cây ở các miếu...Đối với các lăng miếu của triều trước, nơi nào bị giặc phá hoại thì cho làm lại và cấp cho số người giữ việc thờ cúng theo thứ bậc khác nhau” [122, tr 9]. Quả là nhà Lê Sơ nói chung và Lê Lợi nói riêng đánh giá rất cao đối với những nhân vật lịch sử, những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Tư liệu cho biết là vua sai: “hạ lệnh cho các xứ thờ cúng miếu công thần”, ở đây có phải “miếu công thần” là đền Lam thờ công thần nghĩa sỹ trận vong mà sử cũ đã nhắc đến hay không?. Mặc dù tài liệu không nói rõ nhưng qua đó cũng có thể ngờ rằng, những công thần khai quốc triều Lê Sơ và các công thần khai quốc các triều trước được nhà Lê đối xử khá bình đẳng, không phân biệt trước sau.

Sau khởi nghĩa Lam Sơn, các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 từ những nhân vật lịch sử đã được triều đình nhà Lê phong cấp, trở thành các vị thần linh. Về chuyện cấp sắc, phong thần, qua dẫn chứng từ Thanh Hóa chư thần lục, tài liệu ghi chép về bách thần xứ Thanh thời nhà Nguyễn cho biết: bắt đầu từ thời Hậu Lê trở đi, các công thần Lũng Nhai sau khi mất đều được sắc phong, lập đền thờ tại bản quán và cho phép dòng họ, thôn xã có quyền phụng tự. Năm 1745, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5, sắc phong thần cho Lê Lai là “Trung Túc Vương thượng đẳng phúc thần”. Đến năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753) sắc cho 2 công thần Lũng Nhai khác là Trương Lôi và Trương Chiến; Năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771) sắc phong cho Lê Hiểm “Thượng đẳng phúc thần đại vương”. Năm Cảnh Hưng thứ


41 (1784) sắc phong “Thượng đẳng phúc thần” cho Khắc quốc công Lê Văn An và duệ hiệu “Đại vương” cho công thần Lưu Nhân Chú. Tuy Quận công Võ Uy thì liên tục được các đời vua Lê sắc phong [66, tr 191- 192].

Đến thời Nguyễn, một số nhân vật hội thề Lũng Nhai như Lê Liễu, Lê Lai, Nguyễn Lý cũng được triều đình phong sắc “Quang ý trung đẳng thần” để cấp cho làng xã duy trì việc thờ tự. Trịnh Khả sau án oan, đến thời Hồng Đức được truy tặng tước Thái úy Liệt quốc công, về sau tặng “Hiển Khánh vương” rồi cho thờ ở miếu trong làng. Dưới thời kỳ Lê - Trịnh và nhà Nguyễn các dòng họ nhân vật lịch sử hội thề Lũng Nhai như Lê Lai, Lê Hiểm, Trịnh Khả, Trương Lôi, Trương Chiến, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Lê Liễu …đã nhiều lần được cấp sắc và đất đai để cấy trồng, lấy hoa lợi thờ cúng các vị. Đồng thời, qua nghiên cứu về các thần tích và gia phả các dòng họ Lê Lai, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Lê Thận, Võ Uy, Trịnh Khả, Lê Hiểm, Lê Liễu...ở Thanh Hóa cho thấy, các sự tích về thờ cúng các nhân vật này chủ yếu được khởi soạn, ghi chép dưới các triều Hậu Lê và triều Nguyễn.

Hình thức ban cấp “tự điền” (ruộng thờ tự) chắc chắn có từ trước thời Lê Sơ, nhằm cấp ruộng công cho những người có công lao, phục vụ triều đình hoặc con cháu họ để canh tác thu hoa lợi nhằm duy trì việc cúng tế. Tư liệu cho biết, các ông Trịnh Khả, Trương Lôi và nhiều công thần khác được vua Lê Nhân Tông cấp cho con cháu rất nhiều “mẫu tự điền” và “mẫu mộ điền” (ruộng giữ mộ) [92, tr 205]. Năm 1451, sau thảm án oan sai, triều đình đã cho dựng đền thờ và khắc bia ghi công lao của Vinh quốc Công Trịnh Khả tại quê nhà. Đến Năm Thái hòa, triều vua Lê Nhân Tông (1453), biết Trịnh Khả bị oan mới khôi phục lại quan tước và ban cho 100 mẫu ruộng thờ cúng. Đến thời Hồng Đức, vì nhớ ơn trước với Trịnh Khả, Thánh Tông đã cất nhắc con cháu ông có phần ưu đãi hơn các bề tôi khác [96, tr 73- 74]. Còn sau khi Lê Thận mất, sử liệu cho biế triều đình đã cho lập đền thờ ông ở quê hương sách Mục Sơn, ngay bên bờ sông Chu [96, tr 30]. Đối với công thần Lê Hiểm, việc thờ cúng ông được ghi cụ thể, rõ ràng trong bản “Lệnh dụ về công thần” năm Vĩnh Trị thứ 5 (1680): “cấp xét kỹ số thực tế ruộng đất ao hồ ở thôn Thái Bình cộng là 60 mẫu, ruộng đất, núi non, miếu mộ, nhà thờ ở thôn Ngọc Cầu hương Lam


Sơn cộng là 100 mẫu. Tổng hai nơi là 160 mẫu, theo sắc chỉ giao cho các cháu là Lê Bình, Lê Hịch và toàn dòng họ trông coi cày cấy hàng năm, thu thuế để lo thờ tự” [96, tr 81]. Thời Lê Trung Hưng, con cháu dòng họ công thần Võ Uy do có công diệt Mạc đã cho phép dòng họ hưởng ân lộc của triều đình. Thời Thuận Đức (1638- 1677), hàn định cho danh hiệu: dự cùng công thần đều cho dựng cấp, cấp cho làm ấp ăn lộc đời đời, mộ của các vị liệt tổ đều táng ở Trang Thành 45 ngôi [96, tr 81]. Các nhân vật khác thì phần lớn sau khi mất đều hưởng ấm phong, con cháu đời đời làm quan võ [96, tr 30]. Định lệnh của vua Lê Thánh Tông năm 1474 cũng có những chính sách khá ưu tiên trong việc duy trì cúng tế đối với các bậc công thần, nghĩa sỹ vì nước hy sinh “đối với các trung thần, nghĩa sỹ triều trước hoặc đương triều, nếu trường hợp còn con cháu làm bản tâu xác thực sẽ trao cho một viên chức nhỏ, không còn con cháu thì nuôi một người thân thuộc được miễn lính, thuế để lo thờ cúng” [122, tr 10]. Chắc chắn với chính sách này, những đặc ân về điền tự, bổng lộc, thậm chí sưu thuế, phu dịch sẽ được miễn trừ cho trường hợp không ít các hậu duệ và dòng họ những người tham gia hội thề Lũng Nhai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Sau sự kiện Lam Kinh bị hỏa hoạn năm 1593 đời vua Lê Thế Tông, nhà Lê đã cho xây điện Hoằng Đức ở kinh thành Thăng Long và cho rước bài vị Lê Thái Tổ về thờ. Sau khi Thái miếu được xây dựng ở Thăng Long thì triều Lê đã tiến hành các nghi thức thờ cúng Lê Thái Tổ ở đây và không về Lam Kinh nữa. Dưới triều Nguyễn, một lần nữa điện Hoằng Đức lại rời về Bố Vệ. Việc này được sử cũ chép: “Miếu Bố Vệ, trước đây là điện Hoằng Đức ở thôn Kiều Đại, huyện Đông Sơn, nguyên trước là miếu ở Thăng Long và huyện Thụy Nguyên, năm Gia Long thứ 4 mới dời về đây, tế vào hai tiết xuân thu, quan tỉnh hành lễ” [92, tr 252].

Cũng dưới triều Nguyễn, đã ban hành một số quy định chi tiết có liên quan đến các nhân vật công thần của tiền triều ở Thanh Hóa như: năm thứ nhất (1802) triều vua Gia Long cho chiểu thu tiền thóc thuế ruộng và thuế đinh để chi phí đèn hương cho con cháu nhà Lê (ở Thanh Hóa). Năm thứ 5 (1806) cho chọn 100 người hầu phụ trách việc thờ cúng ở miếu nhà Lê. Và trước năm 1945, nhà Nguyễn vẫn duy trì việc giao cho Bộ Lễ và sau này là các quan đầu tỉnh (Tổng Đốc, Bố Chánh,

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 15


Án Sát) về chủ trì đại tế tại đền Lê ở Bố Vệ [138, tr 126]. Qua khảo sát của NCS trong quá trình điền dã tại các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa cho thấy, rất nhiều gia phả, sắc phong, thần tích, một số bia ký và các năm trùng tu di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai chủ yếu được thực hiện dưới triều Nguyễn.

Như vậy là căn cứ vào các sự kiện trên đây được sử chép lại, có thể nhận thấy các vương triều quân chủ phong kiến từ Lê Sơ đến triều Nguyễn đã có những chính sách khá cụ thể, thiết thực nhằm ghi nhận công lao đóng góp của các nhân vật lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn nói chung và các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 nói riêng. Các chính sách của giai đoạn triều Lê Sơ chủ yếu mang tính chất tôn vinh thể hiện qua việc phong thưởng, ban chức tước, bổng lộc và lợi ích kinh tế, đất đai là chính. Sang thời Lê Trung Hưng, các hoạt động phong sắc, dựng bia và cho phép con em xây dựng đền thờ tại quê hương bản quán để duy trì việc tế tự đã trở nên thường xuyên. Những động thái này là kết quả của những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Thứ nhất là bắt đầu từ triều Lê Sơ, với ý thức củng cố nho giáo tập quyền cao độ, nhà Lê rất coi trọng những người đã từng cộng tác với mình, đó là các công thần, tướng lĩnh đã hoạt động từ thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn. Nên việc ban cấp, phong thưởng mặc dù là chính sách dành cho những người có công lao, song cũng là một động thái để tăng cường lòng trung thành của họ. Mặt khác, với sự hình thành các dòng họ công thần có thế lực lớn đã đề cao ý thức gia tộc và việc thờ cúng tổ tiên, dẫn đến việc thúc đẩy xây dựng các từ đường, lăng mộ tại làng xã, quê hương bản quán. Cùng với sự vươn dài cánh tay xuống các làng xã để cai quản hệ thống thần linh, đã chính thức công nhận và hợp thức hóa một số lượng không nhỏ các nhân vật lịch sử từ thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn. Công nhận và cho phép thờ cúng các nhân vật lịch sử này cùng với việc đẩy mạnh phong thần chũng chính là một biện pháp mượn uy danh thần linh để bảo vệ vương quyền và bảo vệ đất nước. Và theo quan điểm của nhà nước phong kiến thì các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai không phải là những “phản thần” hoặc là nhân vật của “ngụy triều” nên sự thờ cúng họ rõ ràng là có lợi cho nền cai trị. Quan điểm này


thể hiện rất rõ trong quan điểm đánh giá của vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn về sau khi cho rằng: công thần bình Ngô khai quốc nhà Lê bực nhất là Lê Lai, Lê Văn Linh, Nguyễn Xí và Nguyễn Trãi [144, tr 145].

Thanh Hóa chư thần lục có đề cập đến một chi tiết hết sức quý giá, đó là kể từ thời Lê Trung Hưng trở đi các công thần Lũng Nhai sau khi mất đều được sắc phong và lập đền thờ. Điều đó cho thấy rõ thái độ và chính sách của nhà nước phong kiến đối với những đồng chí của Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi.

Từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 cho đến nay, các chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng đến khôi phục văn hóa truyền thống dân tộc. Ở Thanh Hóa, chính quyền địa phương có những chính sách quan tâm đến trùng tu, tu bổ hệ thống di tích thờ tự, trong đó có các di tích phụng thờ nhân vật khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai nói riêng. Các di tích Lam Kinh, Thái miếu, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai đã được trùng tu, tôn tạo lại rất khang trang, lễ hội của các di tích này hiện nay cũng đã được phục hồi. Song song với đó là đầu tư, tôn tạo các di tích liên quan đến các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai như Lê Lai, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Trịnh Khả, Trương Lôi, Trương Chiến, Võ Uy, Lê Hiểm…Bằng cách tăng cường công tác kiểm kê, xếp hạng, lập hồ sơ công nhận di tích và khôi phục lại các lễ tế, sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan gắn với di tích. Thống kê cho thấy, trong số 38 di tích và địa điểm tưởng niệm nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa thì đến nay đã có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh còn lại 12 di tích đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lý lịch di tích để công nhận xếp hạng. Năm 2012, Khu di tích Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Điều đó cho thấy sự quan tâm của nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa đối với các di tích thờ cúng Lê Lợi và các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai. Theo ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn DSVH tỉnh Thanh Hóa cho biết: “cho đến nay, nguồn ngân sách của tỉnh và trung ương đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo di tích chủ yếu tập trung vào khu di tích lịch sử Lam Kinh và đã có 8 di tích được hỗ trợ nguồn kinh phí chống xuống cấp theo kế hoạch hàng


năm của tỉnh [106, tr 386]. Với sự quan tâm của tỉnh Thanh Hóa, hằng năm lễ hội Lam Kinh được chính quyền địa phương tổ chức thường niên nhằm vào dịp giỗ vua Lê đã thực sự trở thành ngày hội văn hóa của cộng đồng. Là một dịp để thắt chặt tinh thần đoàn kết và thể hiện sự tri ân, hướng về những người anh hùng dân tộc có công với đất nước.

Nhìn chung, xuyên suốt từ từ thế kỷ XV đến nay, mặc dù qua nhiều giai đoạn thăng trầm và biến động của lịch sử. Các nhà nước quân chủ phong kiến cho đến chính quyền hiện nay đều thể hiện thái độ đánh giá tích cực đối với di sản của khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, Lê Lợi và các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai nói riêng với các chính sách nhằm khuyến khích, duy trì và bảo tồn tập tục thờ cúng.

3.2.2. Thái độ của cộng đồng

Xuất phát từ truyền thống yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai trong các làng xã trên đất Thanh Hóa là sự thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ những người anh hùng đã hy sinh vì dân, vì nước. Mặt khác, đối với người dân tục thờ cũng thể hiện nhu cầu, khát vọng tâm linh, niềm tin vào quá khứ để vươn lên trong cuộc sống. Hình tượng các nhân vật đã được huyền thoại hóa để trở nên thiêng liêng, thần thánh, kỳ vĩ, là tấm gương sáng đáng để dân tôn thờ, kính trọng.

Mặt khác, thái độ của người dân qua các thế hệ với việc thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa chính là một chiều kích tác động từ dưới lên khiến cho tín ngưỡng này phát triển mạnh mẽ, có tính lan tỏa không những trên quê hương, làng xã, dòng họ các nhân vật mà còn ở những khu vực mà dấu tích của cuộc khởi nghĩa này vẫn còn in hẳn trong tình cảm và niềm tự hào của người dân.

Theo kết quả khảo sát của NCS cho thấy, trong các làng xã có điểm thờ cúng được khảo sát thì hầu như ai cũng nhớ về tên gọi, lai lịch và những đóng góp to lớn của thần đối với khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn 81,9 % số người trả lời đều cho biết các nhân vật là người có công trong khởi nghĩa Lam Sơn và 74,1% cho rằng các vị là những người anh hùng có công đánh đuổi giặc Minh. Số người cho rằng các vị là


những người khai sáng vương triều Lê Sơ và có công với làng nhận được ít câu trả lời đồng ý, chỉ lần lượt là 31,5% và 27,3%. Song họ lại cho rằng, các ngài là những vị thần hiển linh với tài năng và đức độ, số người cho rằng họ chính là các thần linh chiếm 76,6% [PL5, tr 196].

Các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ngoài tư cách là những nhân vật lịch sử cách nay trên 600 năm đã đi vào đời sống tín ngưỡng của cộng đồng. Đó là sự ghi nhận công lao to lớn của các vị. Bằng chứng là, khi được hỏi: vì sao làng xã (ông, bà) lại thờ cúng các vị. Kết quả cho thấy, có 89,3% cho biết bởi đây là nơi sinh quán của vị thần chủ, còn 82,9% thì cho rằng đây chính là quê hương con cháu dòng họ của vị công thần. Chỉ có 62,7% trả lời là di tích gắn với nơi chiến đấu của các vị trong thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn hay địa điểm hiện nay là địa bàn của khởi nghĩa Lam Sơn (chiếm 68,4%). Có một điều đặc biệt là, hầu hết đều khẳng định, thần chủ được thờ tại di tích làng xã mình là một trong những nhân vật quan trọng nhất của khởi nghĩa Lam Sơn, giúp Bình Định Vương giành toàn thắng, nghĩa là có công lao to lớn nhất và để chứng minh công đức của các vị đối với dân làng, đối với dân tộc, số người trả lời câu hỏi này chiếm đến 76,9% [PL5, tr 196- 197].

Có thể nói, việc thờ cúng và duy trì các tập tục nghi lễ đối với những người tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã vượt ra ngoài khuôn khổ mang ý nghĩa kỷ niệm sự kiện và danh nhân lịch sử. Nó thực sự đã đi vào đời sống tinh thần, tâm linh của người dân. Nhiều người biết đến các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai, kể cả lai lịch, vị thần được thờ cũng như các truyền thuyết, giai thoại có liên quan đến các nhân vật. Họ kể lại rành mạch và bao giờ cũng thể hiện lòng tự hào, tự tôn về người con của quê hương mình. Khi được khảo sát về lý do hành lễ tại di tích, số người cho rằng di tích rất linh thiêng chiếm đa số (84,1%) và vì di tích của làng nên thường xuyên đến hành lễ chiếm 75,8%. Còn lại là các lý do khác: do đi cùng với người khác (39%), thói quen của bản thân (33,4%) và chỉ có 13,1% trả lời là do di tích thuận tiện nên đi lại và biết đến thường xuyên. Tuy nhiên, hầu như tất cả đều cho rằng, di tích là tài sản tinh thần quan trọng còn lại đến nay để giúp mọi người hiểu hơn về thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng cứu nước. Qua khảo sát


về sự linh ứng khi phụng thờ các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai, đã có 75.9% ứng với 214 người trả lời là di tích có sự linh thiêng và chỉ có 11% trả lời không linh thiêng [xem biểu đồ 3.1]. Điều này cũng cho thấy đa đại số người dân ở các địa phương là quê hương của nhân vật hội thề Lũng Nhai hoặc các địa danh đã từng là địa bàn của khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa là những người thực hành tín ngưỡng thường xuyên và có niềm tin vào đối tượng được phụng thờ.

13.1

11

Có Không

Chưa thấy

75.9

Biểu đồ 3.1.Biểu đồ thể hiện sự linh thiêng của thần ở di tích

[Nguồn: Theo kết quả tổng hợp điều tra của NCS]


Trong đợt điều tra, khảo sát tại Lam Kinh năm 2014, NCS đã gặp gỡ nhiều người dự lễ, khi được hỏi về động cơ, mục đích của mình khi về dự lễ hội Lam Kinh, một cụ bà khẳng định:

Di tích thờ cụ (Lê Lợi) thiêng lắm, không thế thì dân ta tại sao có câu: “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, các cụ ngày xưa đã dạy rồi, trời hôm ấy khi nào chẳng có mưa, ông Lê Lợi làm mưa đấy. Làm mưa cho dân được mát mẻ, cây cối được tốt tươi. Dân ở đây vẫn còn nhớ đến câu chuyện, một người cầu tự ở Nam Định xin được con khi cầu cụ, sau còn phải đến cúng voi và hưng công cho đền của ngài nữa. Tôi nghe nói chỗ ông ấy trồng cây ổi năm nào, giờ cây ổi cũng rất thiêng [Trích biên bản phỏng vấn số 2, tr 206].

Như để thêm khẳng định về sự linh ứng của đền thờ vua Lê ở Lam Kinh, cụ chia sẻ thêm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024