Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 13


lớn, mang tư cách lễ hội và tế tổ các họ tộc diễn ra vào một dịp cụ thể trong năm thì phần lớn thời điểm lễ hội liên quan đến các nhân vật này diễn ra vào 2 thời điểm gồm: lễ giỗ vua Lê và lễ giỗ các công thần, nhân vật khác.

Đối với lễ giỗ vua rơi vào 21, 22 tháng Tám âm lịch hằng năm với các nghi thức tế lễ trang trọng và quy mô trong lễ hội Lam Kinh, lễ hội ở Thái miếu nhà Hậu Lê. Ở đồng bào dân tộc thiểu số, trong dịp này, đáng lưu ý hơn cả là lễ hội Căm Mương của bà con dân tộc Thái Mường Ký ở Bá Thước, lễ giỗ Vua của bà con dân tộc Mường ở Minh Sơn (Ngọc Lặc) và người Thái ở xã Trí Nang (Lang Chánh). Điểm đặc sắc là, mặc dù nhiều tộc họ công thần Lũng Nhai không lấy dịp 21, 22 tháng Tám âm lịch là ngày giỗ trọng của mình thì cũng có mối liên hệ ít nhiều với lễ hội vua Lê. Nhiều dòng họ công thần đến nay vẫn còn giữ tục, dịp này phải cử trưởng tộc về Thái miếu (trước đây) và Lam Kinh (hiện nay) để dự lễ và dâng lễ tế. Điều đó cho thấy sự gắn kết giữa các nhân vật hội thề Lũng Nhai không những trong sách sử, sự kiện mà còn cả trong đời sống văn hóa tâm linh.

Ngoài ra, ở mỗi di tích thờ nhân vật hội thề luôn có ngày tế lễ chính riêng biệt, thông thường đó có thể là lễ hội hoặc lễ tế kỷ niệm ngày mất của các vị công thần. Những ngày này đã được sử sách và gia phả chép lại hoặc cũng có thể lễ tế được lấy nhằm ngày kỷ niệm sự kiện con cháu di cư đến vùng đất mới. Xung quanh lịch giỗ của các công thần, vẫn còn nhiều điều phải bàn thêm, chẳng hạn như đối với lễ giỗ Lê Lai thì bà con và dòng họ ở làng Tép, bà con xã Kiên Thọ lấy ngày 8 tháng Giêng làm ngày giỗ chính, trong khi ở Hoằng Hóa, con cháu lại giỗ ông vào ngày 9 tháng 4 âm lịch, mặc dù cả hai di tích ở Ngọc Lặc và Hoằng Hóa vẫn duy trì lễ tế Lê Lai vào dịp 21 tháng 8 âm lịch hằng năm nhằm vào lễ hội Lam Kinh.

Qua khảo sát các từ đường, nhà thờ dòng họ của các nhân vật hội thề như Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Lê Hiểm, Trương Lôi, Trương Chiến, Lê Liễu...đều cho thấy con em trong các dòng họ cử hành đều đặn vào dịp kỷ niệm ngày mất của các vị. Vào ngày 16 tháng 2 Âm lịch diễn ra lễ tế yết Lê Văn An tại nhà thờ ở xã Thọ Lâm (Thọ Xuân). Ngày 26 tháng 7 Âm lịch người dân xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc) vẫn theo thói quen đến thắp hương, tưởng niệm tại đền thờ để kỷ


niệm ngày mất của công thần Trịnh Khả. Một số di tích có phối thờ các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai như đền Ngọc Lan (thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân), đền thờ thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ (xã Xuân Bái, Thọ Xuân), đình Phương Chính và nhà thờ họ Đàm Lê (xã Đông Lĩnh, Tp Thanh Hóa) không có ngày lễ chính mà lấy ngày tế lễ trọng trùng với dịp lễ hội Lam Kinh 21- 22 tháng Tám Âm lịch hàng năm.

Có thể thấy tại các di tích thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đều có lịch thờ tự chính được thực hiện liên quan đến thân thế, sự nghiệp và cuộc đời của các nhân vật, chủ yếu vào dịp kỷ niệm ngày mất của các nhân vật. Quy mô và tính chất tôn vinh các nhân vật hoàn toàn không giống nhau, nếu như các dịp lễ hội ở Lam Kinh và Thái Miếu đã trở thành những lễ hội của cộng đồng thì dịp tế giỗ, tế tổ ở các di tích công thần khác chỉ có ý nghĩa trong phạm vi làng xã, dòng họ con cháu các nhân vật là chính. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt là, mặc dù lễ hội, tế lễ các nhân vật này diễn ra ở đâu trên đất Thanh thì đều có tính gắn kết, lấy giỗ vua Lê làm biểu tượng.

3.1.3.2.Nghi thức thờ cúng

Nghi thức thờ cúng các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa biểu thị rõ nét qua các lễ hội/tế lễ vừa có phạm vi cộng đồng, vừa có cả phạm vi gia tộc đang được thực hành trong đời sống của người dân ở xứ Thanh. Các lễ hội mang tính chất cộng đồng, được đông đảo nhân dân tham dự như lễ hội Lam Kinh, lễ hội ở Thái miếu nhà Hậu Lê, lễ hội đền Tép, lễ hội Căm Mương... Các lễ hội này có điểm chung là được tổ chức vào dịp giỗ vua, kéo dài từ 21-22 tháng 8 âm lịch hàng năm. Một tuyến nữa là các lễ tế, lễ giỗ nhân vật hội thề Lũng Nhai, nhiều nơi đã trở thành hội làng, có phạm vi ảnh hưởng và lan tỏa trong các làng xã, dòng họ quê hương của nhân vật. Những lễ hội/lễ giỗ này có quy mô nhỏ hơn và thường diễn ra ở cấp độ làng xã là chủ yếu như lễ hội làng Tân Phúc (tôn vinh Lê Hiểm), lễ hội làng Vân Nhưng (tưởng nhớ Lê Thái Tổ). Đa số còn lại là các lễ tế tổ trong phạm vi dòng họ, gia tộc của con cháu hậu duệ các nhân vật như Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Trương Chiến, Lê Liễu, Lê Hiểm, Võ Uy ở các địa phương Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia, Nông Cống.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 13

Mặc dù lễ hội Lam Kinh hay lễ hội đền Lê (Thái miếu) từng được coi là lễ hội mang tính “quốc tế” theo các điển lễ cung đình đời xưa nhưng đến nay đã được cộng đồng hóa. Lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Lê nay được phục dựng lại là sự trộn giữa các nghi thức cung đình và dân gian.

- Lễ hội Lam Kinh hiện đại là tổng thể các nghi lễ tại 3 địa điểm gồm: Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (đền Tép) ở Ngọc Lặc, đền thờ Lê Thái Tổ (Xuân Lam, Thọ Xuân) và chính điện Lam Kinh với nhiều nghi thức cáo yết, rước kiệu, dâng hương, tế lễ Lê Lai, Lê Lợi rất trọng thể. Trong đó, lễ chính là vào ngày 22 tháng 8 nhưng các nghi thức rước kiệu Lê Lai từ đền Tép ra đền Lê để chuẩn bị cho đại lễ Lam Kinh. Trong đợt rước này, đội hình rước kiệu Lê Lai phải là các trai tráng, dân binh, nam nữ sắc phục Mường đảm trách. Đại lễ trước sân rồng được cử hành vào giờ Sửu là các nghi thức tế lễ long trọng và ca ngợi công đức vua Lê Thái Tổ. Rồi đến hội với các chương trình sân khấu hóa tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng các trò chơi dân gian như Xuân Phả, múa rồng, trống hội, dân ca, dân vũ…Điểm đáng lưu ý là, không như các lễ hội khác, phần hội trong dịp này được song song tổ chức tại 3 điểm di tích Lam Kinh, đền Lê và đền Tép với nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng đặc sắc.

- Lễ hội Thái miếu nhà hậu Lê: hiện nay lễ hội ở Thái miếu là một phần của lễ hội Lam Kinh bởi nó được tổ chức đúng dịp 22 tháng 8 âm lịch hằng năm, trùng với lễ hội Lam Kinh nhưng chỉ diễn ra trong phạm vi tổ chức của phường Đông Vệ, Tp Thanh Hóa. Trước đây khi Lam Kinh chưa được phục hồi và đặc biệt dưới triều Nguyễn, đây là nơi tổ chức các nghi thức chính để tưởng nhớ công lao của Lê Thái Tổ và vương triều Lê. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 20-22 tháng 8 âm lịch, ngày 21 lễ giỗ Lê Lai còn 22 là ngày đại tế giỗ vua Lê Lợi. Hiện nay lễ hội được tổ chức tương tự các lễ hội cổ truyền với nhiều nghi thức như tế lễ, đọc chúc. Đặc biệt, không thể thiếu được trong ngày hội ở đền là các trò “chạy chữ”, “phá trận”. Qua thời gian, những nghi lễ diễn xướng này vẫn còn được bảo lưu đến tận ngày nay.


Ngoài vua Lê với các nghi thức cúng tế mang tính điển lễ cung đình, được xếp vào hàng “quốc tế” dưới các triều Lê Sơ, Lê Trung Hưng, thời Nguyễn đã được sách sử chép lại trong lễ hội Lam Kinh, lễ hội ở Thái miếu. Các nhân vật khác của hội thề được thờ trong các làng xã, dòng họ nên nghi thức tế lễ có nhiều điểm tương đồng với việc thờ cúng thần linh mang đặc trưng của làng xã cổ truyền người Việt. Điểm nổi bật ở đây là, dù nghi thức mang ý nghĩa “quốc tế” hay dân dã thì luôn luôn đảm bảo tính quy củ, trang nghiêm và thiêng liêng. Các nghi thức có thể chặt chẽ như lễ hội Thái miếu xưa hay đơn giản như các lễ tế, lễ hội công thần Lũng Nhai mới được khôi phục hiện nay thì bao giờ cũng đảm bảo các nghi thức truyền thống. Trong đó có những nghi thức mang tính chất bắt buộc như lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rước trong hội chính, lễ tế đọc chúc ca ngợi công trạng và một phần không thể thiếu là các trò diễn, tục lệ liên quan đến thờ cúng được tái hiện trong những dịp này.

Trong mỗi lễ hội nói trên, tuy có chủ đề chung là thể hiện cảm quan lịch sử, tôn vinh nhân vật hội thề Lũng Nhai nhưng vẫn có những nghi thức riêng gắn với từng điểm thờ tự. Như ở Thái miếu trước đây theo lệ trước ngày vào lễ chính, các cao niên làng Bố Vệ phải cúng xôi lợn ở bàn thờ Lê Lai trước, rồi thắp hương cáo yết ở các lăng thờ trong đền. Khi đến đại tế Lê Lợi trong ngày 22, nhất thiết cử hành, chủ sự (gồm chủ tế và bồi tế) phải do các quan Tổng đốc, Bố chánh, Án sát thực hiện. Vì là “quốc tế” nên nghi thức rất coi trọng, các năm tế luôn có phần đón rước quan đầu tỉnh rất trọng thể. Các quan và những người dự tế phải mặc y phục trang nghiêm, chỉnh tề. Đến giờ Thìn bắt đầu vào đại tế. Các quan thay mặt dân làng tiến hành đầy đủ các bước theo nghi lễ triều đình.

Còn lễ hội Lam Kinh nay mới được khôi phục, luôn luôn phải tổ chức tế lễ trước ở đền Tép rồi rước kiệu Lê Lai về Lam Kinh vào chính hội 22 tháng 8 âm lịch. Ở đền Tép vào ngày 21 âm lịch, các cụ làm lễ Rước sắc vô cùng long trọng. Đoàn rước gồm 30 người gồm thủ từ và các cụ trong ban tế lễ có đội chấp kích, cờ lọng, dàn nhạc cùng chiêng trống đi kèm. Sau rước kiệu Lê Lai ra đền vua Lê là đội hình rước kiệu lên đến 300 người, trong đó 100 cô gái mặc sắc phục Mường, 100 trai tráng mặc áo dân binh và các vị lãnh đạo trong làng, xã đại diện cùng với dân


làng theo dự với đầy đủ kiệu bát cống, cờ xí, chấp kích, bát âm, dàn cồng...Đến ngày chính hội (22 tháng 8), lúc này cờ tiết, cờ hội, lễ đài và đội cấm vệ đã được chuẩn bị nghiêm túc để chuẩn bị cho phần đại lễ diễn ra vào giờ Sửu tại sân rồng. Màn trống hội sẽ mở đầu cho đại tế. Đoàn rước kiệu Lê Lợi, kiệu bát cống, kiệu Lê Lai, quân kiệu, quân cờ xuất phát đền Lê Thái Tổ theo đúng nghi thức cổ truyền về trước sân điện Lam Kinh. Tại đây kiệu được rước lên kì đài trong âm vang màn trống hội, trống đồng: Màn trống hội cùng với cồng chiêng, xập xiềng do 49 người thanh niên trai tráng khỏe mạnh làng Cham và làng Tép đảm nhiệm để phối hợp với lễ rước kiệu. Đội hình rước hai kiệu Lê Lợi, Lê Lai gồm đến 18 người với trang phục áo đỏ, quần vàng, khăn vàng, trên kiệu có bài vị và ngai thờ. Đoàn kiệu Lê Lai đi trước, đến trước cầu dừng lại để đoàn kiệu Vua Lê lên trước. Hai đoàn kiệu chạy vòng (ngược kim đồng hồ) trong sân rồng rồi hạ kiệu trên điện vua Lê Lợi và sau đó hai đoàn rước xếp đội hình tại sân rồng [PL8, ảnh 16, tr 233]. Tiếp theo diễn ra Đại tế gồm 45 người do ba đội tế Nam làng Cham, Làng Tép, Xuân Lam phối hợp. Sau phần đọc chúc ca ngợi công đức khai sáng của vua Lê đến cuối buổi lễ là phần hội với các hoạt động nghệ thuật, diễn xướng dân gian cổ truyền đặc sắc như: trò Xuân Phả, phá trận, múa đèn (dân ca Đông Anh), chạy chữ (Thiên hạ thái bình) theo tích xưa và nhiều trò chơi dân gian khác. Nhìn chung, hầu hết các làng xã ở Thanh Hóa có thờ cúng các nhân vật hội thề Lũng Nhai thì nghi thức tế lễ thường không có nhiều khác biệt lớn. Các nghi thức có sự tuần tự theo quy tắc của lễ hội, tế lễ truyền thống. Sự khác nhau cơ bản chỉ là những chi tiết nhỏ như các tục lệ, kiêng kỵ riêng gắn với đời sống tâm linh lâu đời và được lưu truyền của bà con. Như trong lễ hội làng Thái Bình ở Nông Cống, mỗi khi đến ngày lễ hội là bà con phải hương khói bái vọng về từ đường dòng họ Lê Hiểm gần kề và đến ngày chính hội thì phải rước kiệu mời thần ra đền/đình làng để dân làng chiêm bái.

3.1.3.3.Văn cúng

Quy định cúng bái của người Việt nói chung, mặc dù còn có những điểm “đại đồng tiểu dị” nhưng trong văn cúng thần chủ thì vẫn có sự thống nhất cơ bản. Đó là đều phản ánh những nội dung liên quan đến tướng nhớ, tôn vinh người đã


khuất. Theo khảo sát của NCS, tại các nơi thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở tỉnh Thanh Hóa đều có văn cúng, văn chúc riêng của từng nhân vật. Nội dung trong những bài văn khấn này có những đặc điểm khá tương đồng. Chẳng hạn như, ngoài mô thức chung của một bài văn tế gồm các phần như: thưa gửi thần; ca ngợi công nghiệp, đức tính, công trạng của nhân vật; than tiếc người đã khuất và bày tỏ lòng xót thương/tự hào của con cháu/cộng đồng đối với thần. Các bài văn cúng, văn tế này tuy có khác nhau như tên nhân vật hoặc bố cục thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung vẫn giữ được mẫu thức chung của một bài văn đọc lúc tế người chết.

Trong quá trình khảo sát thờ cúng những người tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa, NCS nhận thấy nội dung chính của các bài văn tế này có đặc điểm thống nhất với các tài liệu chính sử ghi chép về nhân vật như: tên tuổi, ngày sinh, ngày hóa, vị trí, vai trò trong khởi nghĩa Lam Sơn và hội thề Lũng Nhai, danh hiệu tôn phong dành cho thần. Các nội dung này thường được ghi lại cặn kẽ trong gia phả dòng họ hoặc có “thêm thắt” đôi chỗ từ các huyền thoại, truyền thuyết đang được lưu hành phổ biến trong dân gian. Ngoài ra, có thể thấy, hầu hết các bài văn cúng không chỉ đề cập mỗi nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai mà còn liệt kê rất chi tiết những người trong họ hàng, thân tộc. Qua phân tích cho thấy, khác với văn tế các nhân vật lịch sử khác như Bà Triệu, Bà Trưng, Lý Nam Đế, Trần Hưng Đạo...thì các bản văn tế các nhân vật hội thề Lũng Nhai thường rất dài, phần liệt kê về thế thứ đã chiếm đến trên 2/3 tổng dung lượng nội dung, lời văn của các bản văn tế này có bố cục thông thường là: đoạn kể về nguồn gốc, xuất thân của nhân vật lịch sử và các sự tích, sự kiện mà nhân vật tham gia trong khởi nghĩa Lam Sơn. Trong đó, gần như tất cả luôn đề cập về hội thề Lũng Nhai, có nhiều văn tế khác lại mô tả thêm các trận đánh lớn mà vị thủy tổ dòng họ mình có mặt, lập chiến công. Nhìn chung, nội dung chính là ca ngợi công nghiệp, vai trò của nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn và qua lời văn chúc, hình ảnh của nhân vật luôn gắn bó mật thiết với Bình Định Vương Lê Lợi. Trong ngày lễ giỗ hoặc lễ hội, các bài văn tế này sẽ được đọc một cách trang trọng trước hương án trong buổi tế. Người đọc bắt buộc


phải là chủ tế. Và các chủ tế thường là những trưởng tộc hoặc một số nơi phải cử người có tâm, có tài, có đức được cộng đồng và làng xã tín nhiệm, giao trọng trách. Ở Thanh Hóa, các chủ tế trong dòng họ, từ đường nhân vật hội thề Lũng Nhai thường là các trưởng họ, trưởng tộc.

Ở một số nơi có duy trì việc cúng tế vua Lê ở Lang Chánh, Bá Thước, lời văn cúng vua của bà con nơi đây in đậm sâu sắc truyền thống tín ngưỡng của cộng đồng. Như trong văn tế Lê Lợi trong lễ hội Căm Mương của người Thái Mường Ký (Bá Thước) cho thấy, nội dung bài văn tế này có cấu trúc, bố cục hoàn toàn khác với những bài văn cúng khác trong số các vị tham gia hội thề Lũng Nhai mà NCS có dịp khảo sát được. Lời văn trong bản văn cúng này hết sức giản dị, mộc mạc. Đầu tiên là báo cáo thần linh sông núi, báo cho các Mo biết. Mời gọi các thần linh với biểu thị tôn kính: “Các thần đến ngồi chiếu hoa, trai làng, gái làng trải sẵn. Mời các thần ăn cau, ăn trầu” rồi kế đến tiếp tục kể: “Hôm nay ngày lành tháng tốt là 20 tháng 8 âm lịch, bản Mường Ký tổ chức lễ hội Căm Mương cúng các thần ở Đon Ban và vua Lê Lợi…Mo xin khấn lấy người, lấy trâu, bò đầy gầm sàn, lấy gà, vịt đầy sân, lấy lúa đầy đồng… [46, tr 179]. Có thể nói, hành văn trong lời văn cúng của đồng bào Thái trong lễ hội Căm Mương có nhiều nét tương đồng với các lời văn tế khác của các tộc người thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên trong các lễ hội đâm trâu, bỏ mả của đồng bào.

3.1.3.4. Lễ vật dâng cúng

Dâng lễ vật hay hiến tế là một cách bày tỏ sự tôn kính đối với thần linh và là một trong những nghi lễ quan trọng, thiêng liêng nhất trong ngày hội. Quan niệm về sắm lễ vật như thế nào được quy định hết sức chặt chẽ, theo những nguyên tắc riêng đối với cả lễ mặn, lễ chay hay lễ vật bằng đồ vàng mã.

Vật phẩm trong ngày lễ tại các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa không có nhiều nét riêng khác biệt mà thường khá giống nhau. Cỗ mặn được chú trọng và ưu tiên hơn trong các dịp đại tế, chính lễ, lễ giỗ. Cỗ chay được dùng vào những ngày sóc, vọng và các tuần tiết khác trong năm. Lễ vật dâng cúng phổ biến là xôi thịt, hoa quả, trầu, rượu, đèn nến, bánh kẹo, vàng mã...nhưng được


chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Trong quan niệm của các dòng họ hậu duệ công thần, họ cho rằng không phải vật lễ kỳ công thế nào mà quan trọng là tâm thức người hành lễ biểu thị sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên của họ.

Cỗ sống (dân quen gọi là cỗ tam sinh) xuất hiện trong một số đền thờ gồm 3 động vật còn sống như dê- bò- lợn (đền Lê- Thái Miếu). Ở các dòng họ khác, cỗ tam sinh có thể được đơn giản hóa hoặc “tiết kiệm” hơn bằng lợn- dê- gà. Đền An Lạc duy trì lễ tam sinh để cúng bằng trâu- dê- lợn trong các đại lễ năm chẵn. Những năm gần đây, nhân dân trong vùng có thể làm xôi thủ lợn hoặc xôi gà để cúng. Mặt khác, do con cháu hậu duệ Lê Lai cư trú nhiều nơi trong tỉnh Thanh Hóa như Nông Cống, Hoằng Hóa nên trong ngày lễ các chi họ dâng lễ vật cúng lễ về đền chủ yếu thành tâm là chính. Cụ trưởng tộc dòng họ Lê Lai ở làng An Lạc (Hoằng Hóa) cho biết, cỗ bàn thường rất đa dạng, có chi tế lễ cả lợn nguyên con, có chi tế thủ lợn hoặc chỉ đơn giản là cỗ chay trà, vàng hương, bánh kẹo, hoa quả. Và sau buổi tế, các lễ vật này thường được thụ lộc, tổ chức ăn uống ngay ở sân đền.

Lệ xưa ở đền Lê, ngoài lễ vật dâng cúng do tỉnh đường phân công những người trong ban tế lễ phụ trách thì còn có lễ vật dâng cúng của các dòng họ công thần trong các làng xã tỉnh Thanh Hóa đem về để cúng giỗ Lê Lai, Lê Lợi. Cỗ bàn và đồ dâng cúng do trưởng tộc và những người trong dòng họ chuẩn bị. Có cả cỗ mặn như xôi, thịt và cả cổ chay trà, nến, hương hoa. Các lễ vật phục vụ cho lễ chính ở đền tỉ mỉ đến mức gạo nếp thổi xôi cũng được bộ phận phụ trách ở Đốc bộ đường chuẩn lựa kỹ càng [138, tr 131]. Ngày nay, một số cỗ mặn các tộc về dâng lễ ở đền Lê đã không còn bắt buộc nhưng vẫn có không ít con cháu dòng họ công thần Lũng Nhai trong tỉnh về dâng lễ, cúng vái tại đền.

Ở đền Tép trước đây để có vật lễ dâng cúng, dân làng Dựng Tú (Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc) phân định theo giáp chuẩn bị. Các giáp trong làng khi vào lễ phải có mâm cỗ nhất định như: đầu lợn, xôi gà, oản, hoa quả do năm nào cũng sắm lễ nên phân bố theo vòng tròn trong giáp trong gia đình. Quy định này thực hiện rất nghiệm ngặt buộc mọi người tuân theo quy định nếu không sẽ bị phạt tội. Ngày nay lễ vật dùng trong tế lễ thường là xôi thịt, hoa quả, trầu, rượu. Lễ vật này giao cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024