Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 2


xu hướng vận động, biến đổi của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời sống đương đại; trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa trong bối cảnh xã hội hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng thuật các tài liệu đi trước có đề cập đến nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai; thờ cúng các nhân vật lịch sử của người Việt nói chung và thờ cúng nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai nói riêng.

- Làm rõ hệ thống khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa.

- Phác thảo chân dung các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa.

- Miêu tả hệ thống thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa thông qua DSVH và các thực hành nghi lễ.

- Nhận diện bản chất, giá trị và những vấn đề đặt ra của tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa trong đời sống xã hội hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Luận án nghiên cứu về tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa biểu hiện qua hệ thống thờ cúng và các thực hành nghi lễ của cộng đồng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 2

- Phạm vi không gian

Không gian nghiên cứu là các khu vực địa lý đã từng là vùng địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở Thanh Hóa và các làng xã, dòng họ là quê hương của các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa, trong đó các địa điểm chính được lựa chọn khảo sát, điều tra gồm địa bàn các huyện: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thường Xuân, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nông


Cống, Tĩnh Gia, Tp Thanh Hóa…đây được coi là những địa bàn có nhiều dấu tích lịch sử, truyền thuyết/thần tích, lễ hội, di tích gắn liền với thân thế và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa.

- Phạm vi thời gian

Luận án tập trung nghiên cứu chân dung các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa thông qua các thực hành nghi lễ để nhận thức bản chất, giá trị của tín ngưỡng tập trung vào khoảng thời gian từ năm 1986 trở lại đây trong bối cảnh các chính sách của Nhà nước về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều thay đổi, dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa, sự hội nhập kinh tế của đất nước.

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu

Luận án nghiên cứu toàn diện hệ thống DSVH có liên quan đến các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa nhưng tập trung chủ yếu vào sinh hoạt tín ngưỡng và các thực hành nghi lễ.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cần phải giải quyết là:

- Quá trình chuyển hóa từ nhân vật lịch sử thành nhân vật được phụng thờ diễn ra như thế nào?

- Thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa có gì khác biệt so với việc thờ cúng các nhân vật lịch sử khác ở địa phương và trong nước?

- Trong xã hội đương đại, tín ngưỡng phụng thờ các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa sẽ vận động và biến đổi ra sao trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay?

5. Giả thuyết nghiên cứu

Từ thực tế khảo sát cho thấy mức độ phổ biến và tập trung cao các di tích và thực hành nghi lễ thờ cúng nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa được phân bố chủ yếu ở các khu vực đã từng là vùng địa bàn hoạt động của


khởi nghĩa Lam Sơn cũng như trên quê hương các nhân vật này tại địa phương Thanh Hóa, NCS cho rằng sinh hoạt tín ngưỡng này là biểu hiện đại diện nổi bật cho hình thức sinh hoạt văn hóa bản địa, ý thức về vùng đất và con người của quê hương mình, do vậy, các chủ thể văn hóa dường như chỉ tập trung tri ân và tôn vinh những người con của quê hương đã có công xả thân hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc.

Việc tôn vinh các nhân vật lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai nói riêng đã được triều đại phong kiến thực hiện qua các thời kỳ lịch sử có thể được xem là yếu tố góp phần dẫn dắt, định hướng việc thờ cúng này cho cộng đồng người dân ở xứ Thanh? Sự đồng thuận từ cơ chế, chính sách và ý thức quan phương với cộng đồng đó sẽ là yếu tố tạo nên tính bền vững cho sự tồn tại của một truyền thống văn hóa mang giá trị nhân văn cao cả của cư dân thuộc tiểu vùng văn hóa này.

Trên tiến trình vận động của lịch sử văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng thông qua tục thờ các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai tại các làng quê xứ Thanh sẽ là hình thức thực hành văn hóa có tính bền vững nhất so với các hệ thống biểu đạt văn hóa khác trong đời sống xã hội đương đại.

Những giả thuyết khoa học này sẽ được NCS làm rõ trong các tiểu mục thích hợp theo mục đích đã xác định của đề tài luận án.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Từ hướng tiếp cận liên ngành, luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo góc độ sử học và văn hóa học. Với khía cạnh tiếp cận văn hóa học, trên cơ sở vận dụng các quan điểm về nhân vật lịch sử, nhân vật tín ngưỡng, việc tôn vinh các nhân vật lịch sử; sự chuyển hóa nhân vật lịch sử thành nhân vật tín ngưỡng của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án sẽ tiếp cận việc thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa thông qua khảo sát, tìm hiểu các thành tố như truyền thuyết, thần tích, thần sắc, điện thờ, nghi lễ, phong tục; làm rõ quan hệ giữa ý thức của cộng đồng và thái độ của nhà nước đối với các nhân vật để đi đến khẳng định giá trị và bản chất của tín ngưỡng. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phối hợp các tiếp cận khác nhau của các ngành như: nhân học, tâm lý học, văn


học dân gian, xã hội học…để nhìn nhận, đánh giá tục thờ cúng dưới góc độ khoa học liên ngành.

6.2. Ở góc độ phương pháp tiến hành cụ thể, luận án đã sử dụng một số phương pháp chính:

Phương pháp tập hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp, bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và hiện đang được lưu giữ tại các kho thư viện như các tư liệu lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416; các tài liệu nghiên cứu, truyền thuyết, giai thoại, thần tích; hệ thống di tích, lễ hội và nghi thức thờ cúng và các số liệu điều tra xã hội học, tư liệu phỏng vấn trong cộng đồng… Những tư liệu này giúp NCS có một cái nhìn tổng quan về nhân vật được phụng thờ; về địa bàn phân bố các điểm thờ tự; các quan điểm đánh giá về những người tham gia hội thề Lũng Nhai và ý thức của người dân đối với các nhân vật lịch sử này trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Trên cơ sở đó lên kế hoạch chi tiết cho việc đi khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và vận dụng quan điểm nghiên cứu của những người đi trước vào trong quá trình triển khai, nghiên cứu những nhìn nhận mới, cách tiếp cận mới trong luận án.

Phương pháp quan sát tham dự: đây là phương pháp đã được NCS sử dụng trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương để có được những tư liệu chân thực, phản ánh đúng thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu từ năm 2013 đến nay, NCS đã tiến hành nhiều đợt khảo sát, điền dã nhằm tham gia trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các chủ nhân văn hóa tại di tích như thủ từ, chủ tế nơi thờ cúng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai. Đặc biệt chú trọng tới cư dân địa bàn, quê hương, gia tộc, dòng họ của các nhân vật lịch sử này. Đối tượng phỏng vấn là những người cao tuổi trong làng xã; con cháu trong dòng họ trên quê hương của các nhân vật tham dự hội thề Lũng Nhai, các thành viên ban quản lý di tích, người trông coi di tích và người dân địa phương, khách tham quan nhằm thu thập những thông tin về lịch sử vùng đất, con người, về nhân vật được phụng thờ


(cuộc đời, sự nghiệp, công trạng...), sự hình thành di tích thờ tự (lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu tôn tạo, điện thờ..) và các nghi thức thờ cúng (lịch thờ cúng, thời điểm tổ chức lễ hội, diễn trình lễ hội, phân công trọng trách...). Phỏng vấn những người trực tiếp tham gia vào công việc tổ chức lễ hội và thực hiện nghi thức thờ cúng, kể cả khách thập phương để nhận thức rõ tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn của cộng đồng đối với nhân vật tín ngưỡng. Các tư liệu phỏng vấn này là nguồn tư liệu định tính có giá trị thực được sử dụng để trích dẫn trong luận án.

Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua điều tra bằng bảng hỏi: nhằm có được những số liệu định lượng mang tính khách quan minh chứng cho những nhận định được đưa ra trong luận án NCS đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Bảng điều tra bao gồm 20 câu hỏi, tập trung vào các vấn đề: nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nhân vật được phụng thờ, niềm tin, mục đích và cách thực hành nghi thức, nghi lễ của người dân khi đến với các di tích thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai. Phiếu trưng cầu ý kiến được phát ra ngẫu nhiên dịp lễ hội và những đợt NCS đến di tích khảo sát được chia làm 3 đợt, với tổng số 300 phiếu/10 huyện, thị, thành phố. Cụ thể, đợt 1 (năm 2014) gồm các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thường Xuân với 120 phiếu. Đợt 2 (năm 2016) gồm các huyện Vĩnh Lộc, Nông Cống, Đông Sơn với 90 phiếu. Đợt 3 (năm 2018) gồm các huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Tp Thanh Hóa với 90 phiếu. Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu. Tổng số phiếu thu về là 287 phiếu. Trong đó số phiếu hợp lệ là 282 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 05 phiếu. Người trả lời phiếu trưng cầu là các tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, giới tính, thành phần khác nhau. Để triển khai thực hiện chương trình, tác giả luận án đã phối hợp với các cán bộ quản lý ở địa phương, thành phần gồm lãnh đạo cấp xã, huyện và trưởng các thôn xóm. Địa điểm thực hiện phát phiếu trưng cầu ý kiến: xã Xuân Lam, Xuân Bái, Thọ Hải, Thọ Lâm, thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân); xã Ngọc Phụng (Thường Xuân); xã Văn Nho, xã Kỳ Tân (huyện Bá Thước); xã Kiên Thọ, xã Minh Sơn (huyện Ngọc Lặc); xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc); xã Tân Phúc, Trung Ý (huyện Nông Cống); xã Hoằng Hải (huyện Hoằng Hóa); xã Đông Lĩnh (huyện Đông Sơn), xã Hải Hòa


(huyện Tĩnh Gia) và phường Đông Vệ (Tp Thanh Hóa). Sở dĩ tác giả luận án lựa chọn các địa bàn này bởi đây là những nơi có nhiều di tích thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa, gắn liền với những dấu tích quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật. Mặt khác, tại các địa bàn này, nhân vật được phụng thờ đã đi vào đời sống văn hóa và đời sống tín ngưỡng của người dân một cách bền vững. Sau khi tập hợp các phiếu điều tra khảo sát, NCS đã sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 22.0 vào phân tích và xử lý các số liệu điều tra, vẽ các đồ thị minh họa. Kết quả điều tra với những số liệu định tính kết hợp với các cuộc phỏng vấn sâu sẽ góp phần minh chứng cho những nhận định trong luận án.

Phương pháp so sánh:

Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ thư tịch, sách báo, bài viết đã công bố và các tài liệu thu thập được từ cộng đồng sẽ được NCS phân tích, so sánh, diễn giải nhằm sáng tỏ chân dung lịch sử của các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 trong chương 2 của luận án.

Từ việc phân tích tài liệu, hồ sơ di tích, tư liệu điền dã kết hợp với các số liệu điều tra, luận án sẽ mô tả, đánh giá về hiện trạng thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa thông qua các di sản văn hóa và thực hành nghi lễ; khảo sát và đánh giá thái độ, tâm lý của cộng đồng và quan điểm của triều đình/chính quyền đối với tục thờ (chương 3).

Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu từ các nguồn tài liệu thư tịch cho đến tư liệu điều tra, khảo sát tại địa bàn sẽ giúp NCS nhận diện rõ giá trị và tâm thức của tục thờ cúng, đặc biệt giúp NCS củng cố các luận chứng, luận cứ khoa học tin cậy về bản chất và giá trị của tục thờ (chương 4). Trong quá trình phân tích NCS sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu quá trình thiêng hóa các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai so với các nhân vật lịch sử khác cũng như sự biến đổi, vận động của tục thờ trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay. Sự kết hợp giữa những số liệu định lượng và các thông tin định tính cùng các quan điểm học thuật của các nhà nghiên


cứu, các chuyên gia sẽ giúp cho luận án có được cái nhìn khoa học, chân thực và khách quan về vấn đề nghiên cứu và củng cố những nhận định đã đưa ra.

7. Đóng góp khoa học của luận án

7.1. Luận án là công trình vận dụng cơ sở lý luận về tôn vinh và thiêng hóa nhân vật lịch sử vào nghiên cứu toàn diện tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa.

7.2. Luận án trình bày, cung cấp và bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu về nghiên cứu nhân vật lịch sử nói chung, nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa nói riêng.

7.3. Từ những kết quả thực tiễn khảo sát hệ thống thờ cúng thông qua di tích, điện thờ, tập tục, nghi lễ… luận án khẳng định có một hiện tượng tín ngưỡng phụng thờ các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa đang tồn tại khách quan trong đời sống văn hóa của nhân dân ở cả hai phạm vi gia tộc và cộng đồng. Với mức độ tập trung chủ yếu các thực hành nghi lễ ở những khu vực đã từng là vùng địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa cũng như trên quê hương, bản quán của các nhân vật hội thề Lũng Nhai. Nó cho thấy tính chất đa dạng và phạm vi ảnh hưởng, sức lan tỏa của tục thờ cúng trong đời sống tinh thần của nhân dân.

7.4. Thông qua nghiên cứu thực chứng từ các thực hành nghi lễ thờ cúng nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã góp phần nhận diện và khẳng định giá trị, sự biến đổi của tục thờ. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Thanh Hóa xây dựng những luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế- văn hóa – xã hội của địa phương.

8. Kết cấu luận án

Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang), Phụ lục (68 trang), luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn nghiên cứu (31 trang).



trang).

Chương 2: Các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 (34


Chương 3: Hệ thống thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng

Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa (49 trang).

Chương 4: Bản chất, giá trị và những vấn đề đang đặt ra của tục thờ trong đời sống xã hội đương đại (32 trang).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024