ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
VŨ THỊ DỊU
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
Có thể bạn quan tâm!
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 2
- Khái Niệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đạo Đức Cán Bộ
- Cơ Sở Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đạo Đức Cán Bộ
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
VŨ THỊ DỊU
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐỨC MINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Dịu
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ 7
1.1. Khái niệm, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ7
1.1.1. Khái niệm cán bộ 7
1.1.2. Khái niệm về đạo đức cán bộ 10
1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ 12
1.1.4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ 13
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ 26
1.2.1. Kế thừa giá trị tư tưởng đạo đức của dân tộc 26
1.2.2. Tiếp thu tinh hoa tư tưởng đạo đức của nhân loại 27
1.2.3. Năng lực tư duy và trí tuệ của cá nhân Hồ Chí Minh 29
1.3. Quan hệ giữa đạo đức và pháp luật 31
1.3.1. Đạo đức và pháp luật cùng có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội 31
1.3.2. Đạo đức hỗ trợ, song hành và bổ sung cho luật pháp. Cụ thể là 34
1.3.3. Pháp luật góp phần bảo vệ, củng cố các giá trị đạo đức xã hội 41
Tiểu kết chương 1 47
Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ 48
2.1.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ trong công
tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam 48
2.1.2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ trong công
tác cán bộ của Nhà nước 51
2.1.3. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ trong công tác cán bộ của một số tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị 69
2.2. Giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán
bộ ở việt nam hiện nay 74
2.2.1. Giải pháp tổng thể 74
2.2.2. Giải pháp cụ thể 76
Tiểu kết chương 2 106
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ - Công chức
CNXH : Chủ nghĩa xã hội CT-XH : Chính trị - xã hội ĐĐCB : Đạo đức cán bộ
KTTT : Kinh tế thị trường
KT-XH : Kinh tế -xã hội
MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nxb : Nhà xuất bản
QHXH : Quan hệ xã hội TTHCM : Tư tưởng Hồ Chí Minh XHCN : Xã hội chủ nghĩa
YTXH : Ý thức xã hội
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Từ trước tới nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công, thất bại của công việc, hoặc sự tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, vào hiền tài của quốc gia. Cách đây hơn 500 năm, vua Lê Thánh Tông giao cho Thân Nhân Trung soạn một bài văn bia ở Văn Miếu (Thăng Long) để nói về ý nghĩa của khoa thi hội năm 1442. Trong văn bia có đoạn: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì nước yếu và càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào mà không chăm lo, nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài, bồi đắp thêm nguyên khí” (Trong lịch sử nước ta đã có nhiều người hiền tài xuất hiền như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Giang Văn Minh, Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ… ở thời đại chúng ta cũng đã có nhiều người hiền tài xuất hiện, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Ngoài ra còn có khá nhiều người hiền tài khác như: Kĩ sư Trần Đại Nghĩa, người chế tạo ra nhiều thứ vũ khí lợi hại cho kháng chiến. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ… đã bỏ ra bao công sức nghiên cứu, tìm tòi và chế tạo ra những thứ thuốc kháng sinh quý giá để cứu chữa cho thương binh, bộ đội trên chiến trường. Nhà nông học Lương Định Của suốt đời trăn trở, nghiên cứu cải tạo ra những giống lúa mới có khả năng chống sâu rầy và cho năng suất cao để cải thiện cuộc sống nông dân, tăng nguồn lương thực tiếp tế cho chiến trường miền Nam đánh Mĩ…).
V.I.Lênin, người thầy của giai cấp vô sản đã viết: “Trong lịch sử, chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [42, tr.437].
Đối với cách mạng nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ có tầm quan trọng vừa mang tính khoa học vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Từ Đại hội lần thứ VII (6- 1991) trở đi. Đảng ta đã nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) và trong thực tế, TTHCM đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc ta. TTHCM đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Trong hệ thống các nội dung TTHCM, tư tưởng về cán bộ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm về vị trí, vai trò, yêu cầu, phẩm chất và năng lực của cán bộ, về công tác cán bộ với các khâu liên hoàn: Quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, đánh giá, sử dụng cán bộ, về chính sách đối với cán bộ, Hồ Chí Minh coi: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [22, tr.269]. “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [22, tr.273]. “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp” [22, tr.274]. Hồ Chí Minh khẳng định:
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được [25, tr.269].
Hiện nay, cách mạng Việt Nam đang đứng trước thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, phấn đấu để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hơn lúc nào hết, chúng ta càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và tính chất khó khăn, phức tạp của vấn đề cán bộ và đạo đức cán bộ (ĐĐCB).
Đứng trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, chứa đựng cả thuận lợi và thách thức, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi chúng ta phải triển khai chiến lược cán bộ đạt hiệu quả cao đáp ứng được đòi hỏi trước mắt, cấp bách và yêu cầu lâu dài của nhiệm vụ cách mạng. Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, ngoài những ưu điểm rất cơ bản, còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của