Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 14

điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng đều thống nhất cho rằng muốn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng thì cùng với giáo dục đạo đức phải xử lý nghiêm minh kể cả bằng pháp luật đối với những kẻ thoái hóa biến chất, bất kể kẻ đó là ai, giữ cương vị gì, và ở đâu.

* Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của đạo đức, pháp luật và sự kết hợp giữa chúng trong quản lý xã hội.

Trước những biến động của xã hội và thị trường, giữ gìn và rộng mở, kế thừa và tiếp biến.., thì đạo đức cũng vận động theo nhiều chiều cạnh: tích cực, tiêu cực hoặc trung dung; đồng thời pháp luật đòi hỏi ngày càng cao vừa ở tầm phổ quát, ở khung khổ định hướng vừa điều chỉnh những hành động cụ thể của đời sống con người. Mặc dù không phải lúc nào yếu tố đạo đức của người thực hành pháp luật cũng có thể nhận biết được, song sự hiện hữu của nó trong từng hành vi, từng quan hệ pháp luật, kể cả trong vùng ư thức, tư duy, tư tưởng và triết lư luật pháp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt, nếu chỉ hô hào chung chung về lương tâm, đạo đức mà không gắn với giáo dục và thực thi pháp luật, hoặc chỉ dùng sức mạnh cưỡng chế lạnh lùng của luật pháp với bản chất đúng nghĩa của nó là có giới hạn thì sẽ không thể điều chỉnh, kiểm soát được mọi hành vi của con người.

Mong muốn của chúng ta là làm cho cái tốt đẹp đè bẹp cái xấu xa, cái thiện đẩy lùi cái ác, cái chính chiến thắng cái tà, nghĩa là làm cho các giá trị đạo đức - "cái thực sự người" ngày càng phổ biến. Đây không phải là câu chuyện ngẫu nhiên, bẩm sinh mà là cả quá trình giáo dưỡng và rèn luyện. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: "Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Phát huy vai trò của đạo đức gắn kết với pháp luật chính là một trong những phương cách tốt nhất để tăng thêm sức mạnh, khắc phục những điểm yếu, những hạn chế nội tại, nhân thân của đạo đức và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Điều quan trọng và có ích chính là ở chỗ, con người không chỉ nuôi lớn những khát vọng mà cần cảm nhận thực tế và có động lực để thực hành một nền pháp luật trong một Nhà nước pháp quyền đích thực của dân, do dân và vì dân - nền

pháp luật của đạo đức. Nói theo tinh thần của Hồ Chí Minh: Nhà nước ấy phải làm sao giáo dục cho nhân dân biết sử dụng các quyền của mình, dám nói, dám làm... trong khuôn khổ pháp luật.

* Đưa các chuẩn mực đạo đức cơ bản vào nội dung các văn bản pháp luật.

Trong thực tế cuộc sống, nếu ở đâu thiếu luật, hoặc luật không đủ bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì ở đó, lấy đạo đức, lấy dư luận xã hội để điều chỉnh. Điều ấy tuy có tác dụng nhất định, nhưng quả thực thiếu "độ" mạnh, thiếu tính răn đe cần thiết, đặc biệt là đối với những bộ phận tiêu cực trong một cơ chế: "Tìm lợi nhuận, nhiều hơn tận tâm". Vì vậy, một mặt đề cao đạo đức sẽ góp phần đắc lực hạn chế những khiếm khuyết của pháp luật; mặt khác, phải đưa những chuẩn mực đạo đức mới vào pháp luật, luật hóa những chuẩn mực đạo đức đó để pháp luật thực sự là một công cụ hữu hiệu bảo vệ và phát triển đạo đức. Nói một cách khác, trong sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa đạo đức và pháp luật thì đạo đức với sự giáo dục, thuyết phục sẽ tăng sức lan tỏa lâu bền, pháp luật với sức mạnh cưỡng chế sẽ tạo nên xung lực mới. Lúc này hơn lúc nào hết là phát huy cao độ những phẩm chất đạo đức mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bằng việc tập trung luật hóa cho được những phẩm chất cụ thể sau đây:

- Trung với nước, với Đảng, hiếu với dân; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

- Yêu thương con người, sống có tình nghĩa, có tinh thần quốc tế trong sáng.

- Cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Có thể coi, ba phẩm chất nêu trên cũng là ba chuẩn mực hết sức cơ bản để xây dựng nền đạo đức mới theo TTHCM. Điều cần thiết và không giản đơn là phải vận dụng nó như thế nào trong thực tế hiện nay?. Người ta không thể không nghĩ ngay đến vấn đề đối tượng điều chỉnh của cả đạo đức và pháp luật. Đây chính là điểm chung, điểm "đồng", điểm giao nhau giữa hai lĩnh vực, hai hình thái ý thức (mà ta đề cập). Ba chuẩn mực đó về cơ bản là tiêu chí đạo đức chung, nền tảng cần được luật hóa rõ hơn nữa trong các đạo luật cơ bản, trong Hiến pháp: (phần về Nghĩa vụ công dân). Nghĩa vụ đó, trước hết phải nói đến lý tưởng và đạo đức - (trung với nước, trung với Đảng, với lý tưởng cao đẹp của Đảng), đó là cái gốc của

con người mới, của người công dân mới. Bởi vì nếu thiếu nền tảng đó, con người sẽ không đủ ý chí, nghị lực, sức mạnh vượt qua những thách thức và biến động khó lường để hoàn thành nhiệm vụ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 14

Con người mới, người công dân mới phải là con người nhân ái sống có tình, có nghĩa, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em, có tình làng nghĩa xóm. Như Bác Hồ đã khẳng định: "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu, bốn biển một nhà". Tuy nhiên, cũng trong các tiêu chí ấy, có những nội dung, được điều chỉnh bởi những luật, văn bản luật, pháp lệnh với mỗi đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, "hết lòng hết sức phục vụ nhân dân" trong Luật Công chức, Luật Quốc phòng, Luật Công an, An ninh nhân dân. "Sống có tình nghĩa" trong Luật Hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, trong đời sống sinh hoạt thường ngày, từ trước đến nay những giải thích của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" đã là rất rõ ràng và đầy đủ; nhưng cần nhanh nhậy và vận dụng bằng tư duy biện chứng phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Không thể chỉ giơ tay hô hào hay khuyến nghị chung chung, cứng nhắc trước thực trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thanh niên và quần chúng xuống cấp về đạo đức, thiếu cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Sự thực là họ đã và đang đi ngược lại với ý nghĩa của các khái niệm này. Đó chính là họ đã mắc phải các bệnh lười biếng (đối nghịch với cần), xa hoa lãng phí (đối nghịch với kiệm), quan liêu tham nhũng, cơ hội (mà Hồ Chí Minh gọi là hoạt đầu, hiếu danh, kiêu ngạo, óc lãnh tụ, cục bộ bè phái, cận thị, hẹp hòi, chia rẽ đoàn kết, khuất tất thiếu minh bạch

v.v. và v.v. - đối nghịch với liêm, chính, chí công, vô tư).

Suy cho cùng, căn nguyên sâu xa của các bệnh này chính là cá nhân chủ nghĩa, làm cái gì cũng chỉ nghĩ đến mình, ham muốn vật chất và quá nhiều tham vọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, những người có thói hư tật xấu là do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra. "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm". Theo Người là phải chống kiên quyết và triệt để, phải tiêu diệt nó. Cần tăng cường mạnh mẽ và cụ thể hơn trong các Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Hải

quan, Bộ Luật lao động, Bộ Luật dân sự, Luật Hình sự, các luật và pháp lệnh liên quan, các quy phạm pháp luật.

Có như vậy, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mới thể hiện được tính nhất quán trong vận dụng và kết hợp các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh: xây đi đôi với chống, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Xin nhấn mạnh thêm rằng, cần vận dụng các nguyên tắc này trong hoạt động làm luật và quan trọng hơn là đưa pháp luật vào cuộc sống. Cấp thiết là một số vấn đề đang cần nổi cộm hiện nay như chống tham nhũng, giảm thiểu tai nạn giao thông, cải cách hành chính.

2.2.2.6. Giải pháp phát huy vai trò tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của MTTQVN các cấp

Một là, nâng cao nhận thức cho tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về tầm quan trọng, trách nhiệm MTTQVN các cấp tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Trước hết, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về nội dung, phương thức của hoạt động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của MTTQVN các cấp.

MTTQVN các cấp tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước bằng nhiều phương thức khác nhau, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, những mặt tích cực. Trong các phương thức tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước, MTTQVN các cấp cần đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả của phương thức giám sát và phản biện xã hội.

Các nhiệm vụ cụ thể của MTTQVN các cấp tham gia xây dựng Đảng là: MTTQVN các cấp tổ chức góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình đại hội đảng cùng cấp; góp ý kiến vào đề án nhân sự ban chấp hành đảng bộ các cấp (kể cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư); vận động các tầng lớp nhân

dân đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp; góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đảng bộ các cấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQVN; góp ý việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chức đảng, mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân; góp ý với đảng viên trong việc thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, mối quan hệ giữa đảng viên và nhân dân.

Các nhiệm vụ cụ thể của MTTQVN các cấp tham gia xây dựng Nhà nước là: Tham gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, tham gia tuyển chọn thẩm phán tòa án nhân dân các cấp, tham gia tuyển chọn kiểm soát viên, hiệp thương lựa chọn giới thiệu người để hội đồng nhân dân bầu làm hội thẩm tòa án nhân dân, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân; giúp đỡ và tham gia tổ chức để đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri với các cơ quan dân cử; tham gia xây dựng pháp luật; góp ý với cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật; việc thực hiện cải cách hành chính, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; góp ý với cán bộ, công chức, viên chức về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ của công dân; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ.

Hai là, Trung ương cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp thu, giải trình tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của MTTQVN các cấp. Đề cao và thực hiện tốt chế độ trách nhiệm trong hoạt động của hệ thống chính trị đối với quá trình tham

gia xây dựng Đảng và Nhà nước của MTTQVN các cấp. Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp công tác giữa cấp ủy đảng, chính quyền và MTTQVN các cấp theo hướng phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQVN các cấp trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Sửa đổi, bổ sung điều luật, quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của MTTQVN các cấp.

Phát huy dân chủ XHCN, tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Sửa đổi, bổ sung Luật MTTQVN theo hướng xây dựng cơ chế pháp lý cụ thể để MTTQVN thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm, làm rõ mối quan hệ giữa MTTQVN với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân. Cần xác định rõ địa vị pháp lý của MTTQVN là tổ chức đại diện lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong mối quan hệ với các tổ chức còn lại của hệ thống chính trị. Nhà nước tăng cường phối hợp và tạo điều kiện cho MTTQVN các cấp hoạt động, nhất là về kinh phí và các điều kiện vật chất khác.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc theo đúng định hướng. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của MTTQVN và các đoàn thể… Một vấn đề mấu chốt trong nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của MTTQVN các cấp là nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác mặt trận. Do đó, Đảng cần tăng cường đổi mới công tác cán bộ. Các cấp ủy đảng giới thiệu cán bộ để MTTQVN các cấp tự quyết định, theo nguyên tắc dân chủ và đồng thuận; mặt khác, Đảng cử những cán bộ có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, nhạy bén, hết lòng vì nhân dân, không ngại va chạm, có bản lĩnh và dũng khí vào công tác trong các cơ quan MTTQVN và các tổ chức thành viên; bố trí người đứng đầu MTTQVN các cấp là ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp.

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm rõ vị trí và mối quan hệ giữa Đảng và MTTQVN, khi Đảng vừa là thành viên đồng thời lãnh đạo MTTQVN. Quy định cụ thể nhiệm vụ của người đại diện tổ chức đảng trong MTTQVN các cấp; xác định rõ trách nhiệm của Đảng đoàn MTTQVN trong việc tham mưu cho cấp ủy

cùng cấp về tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Quan tâm lãnh đạo công tác sơ kết, tổng kết nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN.

Ba là, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của MTTQVN các cấp. Thực hiện sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN. Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của MTTQVN các cấp theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo ở cấp trung ương, cấp tỉnh; tổ chức hợp lý bộ máy cấp huyện; mở rộng thành phần cán bộ bán chuyên trách cho cấp xã, phường, thị trấn. Tạo cơ chế cho MTTQVN ở địa phương tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tuyến dọc, nhằm bảo đảm tính độc lập tương đối so với các cơ quan quyền lực cùng cấp. Đội ngũ cán bộ của MTTQVN các cấp phải thực sự mạnh, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn, am hiểu đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực phân tích, đánh giá đúng vấn đề; nắm và hiểu được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, để nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, MTTQVN các cấp cần thiết phải phát huy khả năng các cá nhân tiêu biểu, các hội đồng tư vấn, cộng tác viên, đoàn viên, hội viên là chuyên gia am hiểu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh, cơ chế, chính sách phù hợp đối với cán bộ mặt trận làm công tác chuyên trách ở các cấp.

Tiểu kết chương 2

Bước sang thời kỳ mới, trên những thách thức và yêu cầu mới đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước nói riêng đang có sự bất cập về phẩm chất đạo đức. Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và CNXH, hoài nghi đường lối của Đảng; có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân. Một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất về lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính; lãng phí của công, quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng, độc đoán; có tham vọng cá nhân cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu ý thức tự phê bình và phê bình, mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

Đáng chú ý là những biểu hiện suy thoái đạo đức này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

Để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ cách mạng, thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước cần phải có những giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, trước hết sớm khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức trong cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí