Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ Về Quân Sự


trên đời, nhân phẩm có cao, có thấp. Chênh nhau chỉ có một chước này: siêng năng hay lười nhác”[17, tr.169].

Để là người quân tử, Đặng Huy Trứ khuyên con người phải tránh xa các thứ là rượu, thuốc phiện, ham mê sắc dục, cờ bạc, và chơi bời. Quân tử không được đắm mình trong men say của rượu phải “để giữ thân mình, lo đạo lớn vẹn tròn, ấy là Đức của người quân tử. Đối cuộc thế, lập công cao bất hủ, đó là Danh của đấng trượng phu”[17, tr.471]. Ông còn viết:

“Dứt rượu là Hưng, say rượu: Vong, Nước nhà, suy kỹ, lẽ cùng chung.

Hỏng người vì rượu, bao ghê sợ, Mất trí vì men, mấy thảm thương Việc trước, lời xưa là thánh dược,

Suối “liêm”, nước “nhượng” ấy lương phương”. [17, tr. 473]

Thuốc phiện không chỉ là xấu người quân tử mà còn làm hại cho vận mệnh của nước nhà, so sánh với cái độc của rượu thì thuốc phiện còn độc hại hơn gấp trăm ngàn lần. Thuốc phiện là thói hư tật xấu của Phương Tây nó có hai dạng nếu thuốc phiện từ nước Thanh sang sẽ có hình vuông hay còn được gọi là “Bạch cống Vân Nam, còn từ phương Tây sang thì hình tròn được gọi là “Sa đen”. “Ăn uống dễ hại người, Rượu, đắm say vô độ. Duy khói thuốc phiện này Thuở xưa chưa từng có. Gây thói xấu từ ai? Tạo độc giết người thế! Phá thân lại phá nhà Cái hại gớm vô kể!”[17, tr. 474]. Ông cho rằng thuốc phiện là công cụ để thực dân Pháp xây dựng thiết lập chính sách ngu dân, điều này khi đi sứ sang Trung Quốc chứng kiến những con nghiện ngùn ngụt trong khói Ông đã hết lòng e sợ. Năm 1840, 1853 khi Anh và Trung quốc lại nổ ra cuộc chiến tranh Nha phiến thì Ông lại càng nhận thức được sự nguy hiểm của loại độc dược mê muội này. Nó biến người quân tử hiền lành thành con quỷ dữ mê muội, lười lao động và cướp bóc, còn với xã hội nó làm loạn lạc gây mất trật tự an toàn, còn với quốc gia nó sẵn sàng là một cuộc chiến tranh, Ông Viết: “…Ơi hỡi! Con cùng cháu Vết xe trước xa đâu! Hố lửa này, nếu


mắc Dị hại thật là sâu. Ta nay phơi gan ruột Vì bay, nói hết ra. Bay cần phải thận trọng Giữ lấy phúc nhà ta”[17, tr.478-479].

Xuất thân từ dòng dõi Nho giáo, Ông phê phán tư tưởng“trọng văn khinh võ”, “nội hạ ngoại di”:“Ông đả kích óc thủ cựu, tệ giáo điều, luôn suy nghĩ máy móc, khuôn sáo...Đối với phong tục tập quán tín ngưỡng của nhân dân, ông khẳng định sự tiếp nối bảo tồn những truyền thống tốt đẹp như tục chạp mộ hoang, đắp mộ tổ tiên, cúng giỗ, tế làng… phát huy thuần phong mỹ tục, tôn trọng di tích lịch sử” [26, tr.51]. Đối với những hủ tục mê tín dị đoan như tục chiêu hồn, lên đồng, trai tiếu ông đã đả kích và phê phán thẳng thừng như trong bài “Mụ rí gọi hồn”. Ông viết: “Lạ cho mụ rí, giống người chi? Gọi được hồn ma! Lừa giỏi ghê! Tàn lửa khói nhang phun hay nuốt Hồn anh vía chị rủ nhau về! Đàn bà mê muội lâu thành nghiện Mánh khóe gian ngoan rõ đủ nghề.”[17, tr.99]. Tận mắt chứng kiến cảnh lừa già, dối trẻ hô mây gọi gió, bùa mê gọi hồn Ông lên án: “Đội đầu ngũ nhạc, miệng kim cang, Cờ kiếm công nhiên giữa đàn tràng. Sấm rền một tiếng tiêu ma quỷ, Sao đưa nửa bước đuổi ôn hoàng Tinh binh lực sĩ tha hồ gọi, Địa võng thiên la tự bủa trương. Dối thế lừa dân từng đã có, Bùa mê tận lẽ hãy suy lường”[21, tr.170].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Trong tác phẩm “Từ thụ yếu quy” viết về chống tham nhũng và trừ tệ nạn trong xã hội, ông cũng đã lên án mạnh mẽ các hủ tục mê tín dị đoan lập đàn bùa phép là vi phạm trắng trợn phép nước, phải cấm ngặt đồng cốt, tà thuật giả quỷ bán thần. Với tư tưởng cải cách mạnh mẽ lối sống, văn hóa dân tộc, quyết tâm bài xích tất cả những quan niệm sai lầm và thói hư tật xấu trong dân chúng, ngay từ lúc đỗ đạt làm quan nhận chức ở Phủ Hà Trung ông đã cho người phá hủy hai đền miếu thờ nhảm tại huyện này và đã ra hai bài hịch “Cấm đền thờ nhảm”, “Hủy miếu thờ nhảm”.

Ngoài ra, vốn là một Phật tử, Ông cũng thẳng tay phê phán những tăng ni đội lớp cà sa để lừa gạt dân chúng quyên góp tiền bạc, trục lợi cho chính bản thân mình để bảo vệ sự chân chính của Phật giáo. Ông viết: “Lừa người lấy cơm ăn, Dối dân lấy áo mặc. Gái dệt và trai cày, Quanh năm làm cật lực. Nuôi bọn phóng đãng kia, Không đói lòng, rét cật”.[21, tr.170]

Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 8


Như vậy, để xây dựng đất nước giàu mạnh tự cường, tự trị theo Đặng Huy Trứ không chỉ phát triển thương nghiệp để làm kinh tế, phải học hỏi tiếp thu công nghệ khoa học kỹ thuật, phát triển toàn diện giáo dục mà còn phải cải cách văn hóa, lối sống của nhân dân, mạnh tay dẹp trừ những thói hư tật xấu trong nhân dân, xây dựng những phẩm chất chân chính của người quân tử, xây dựng con người xã hội có văn hóa, giàu nếp sống lành mạnh.

2.3. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ về Quân sự

2.3.1. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng cải cách quân sự của Đặng Huy Trứ

Trong tình thế giặc ngang tàng hung hăng đòi hỏi triều đình nhà Nguyễn phải đáp ứng những yêu cầu vô lý. Trong triều các vua quan rối loạn. Không thống nhất được lập trường chung: câu hỏi được đặt ra là nên đánh hay nên cầu hòa nhận đầu hàng vô điều kiện. Đặng Huy Trứ đã kiên quyết và thẳng thắn phê phán những quan thần mang tư tưởng chủ hòa. Ông cho rằng muốn gìn giữ được non song, đánh đuổi giặc Pháp thì không được nhân nhượng nữa, mà phải chiến đấu bằng súng pháo đạn dược và thực hiện phát triển kinh tế tự cường, tự trị. Vì thế cần gấp rút mộ binh, tổ chức tập luyện binh sĩ. Ông cho rằng “Quân đội là vuốt nanh để giành thắng lợi”. Cần thiết trang bị, đầu tư mua súng ống, đạn dược vì so sánh tương quan lực lượng của ta và địch là một trời một vực, một khoảng cách chênh lệch quá xa xôi.

Ông cho rằng binh lính là phải có tinh thần chiến đấu dũng cảm lao về trước khi xung trận, quân lệnh như núi, phải luôn theo sát mà thi hành. Những quy định cụ thể được Ông viết trong bản “Quân lệnh cho quân thứ Bắc - Sơn”:

Lâm trận chỉ được tiến không được lùi. Ai sợ mà chùn lại thì chém đầu.

Khi hành quân đến nơi nào, nếu xúc phạm, khinh nhờn dân thường, bức hiếp phụ nữ, cưỡng đoạt của cải, dù một mớ rau, một cành cây của dân đều xử theo quân pháp.

Làm rối loạn hàng ngũ, mất trật tự, nói năng huyên náo thì luận tội theo quân pháp.


Trong hàng quân thì binh lính và chuyên viên phải theo sự điều động của Tán lý Ông Ích Khiêm. Ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị.

Ở mặt trận, thấy của cải của phỉ vứt lại hay thấy của cải rơi vãi mà nhặt lấy sẽ bị chém đầu.

Hành quân tiến hay dừng phải theo đúng lệnh. Người khỏe không được tranh đi trước, người yếu không được tụt lại đằng sau. Trái lệnh thì trị tội theo quân luật.

Quân đi trước gặp giặc, quân đi sau không lên tiếp cứu; quân đi sau gặp giặc, quân đi trước không tiếp cứu thì sẽ bị chém đầu”.[17, tr.504]

Để cấp bách tổ chức huy động sức mạnh của quân đội mặc dù mang trách nhiệm của một quan văn nhưng Ông lại khẩn khiết đề xuất vừa phải lập lại quy củ, kỷ luật để sẵn sàng chiến đấu. Ông đã trình lên Vua Tự Đức năm đối sách thiết thực để đủ lượng, đủ binh cho quân đội, sớm đuổi được giặc Tây trong “Bản đối sách ở Viện Tả Thị Lâu” như sau:

Một là, cần làm cho đường vận chuyển lương thực thông suốt để chuẩn bị sẳn sàng tiếp tế chi việc cho binh sĩ an tâm mà chiến đấu. Ông đã tấu trình vua việc: “Xin đặt một ty vận chuyển chuyên lo việc vận lương, chọn một vị đại thần bên quan võ như quan Hồ Viêm sung chác này cùng với 4, 5 ông thừa biện tùy nghi làm việc. Lại xin ta hỏi ngâm gạo của Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị rồi sao gửi cho các địa phương Nam Kỳ có trách nhiệm vận chuyển làm thử, giao ty vận chuyển chuyển đến các quân doanh để có đủ lương ăn cho quân lính”.[17, tr.224]. Công việc đảm bảo cái ăn cho binh sĩ được ông quan tâm và chuẩn bị đầu tiên để bắt đầu cho một cuộc chiến. Từ việc phải làm gì, giao việc đó cho ai, sự phân công rõ ràng đến từng người có khả năng đảm bảo trọng trách đó.

Hai là, phải chọn được binh sĩ có sức khỏe tốt, kinh nghiệm chiến trường, không bệnh tật, không có các thói quen tật xấu, có ý thức chấp hành quân lệnh. Có thể thấy rằng mặc dù không phải la quan võ có kinh nghiệm chiến trường, nhưng Đặng huy Trứ hiểu rõ là một quân đội mạnh thì được thành lập từ binh sĩ mạnh.

Ba là, bãi bỏ quân tiền khu nhằm chống loạn đảng làm càn tiết lộ quân cơ. Có thể thấy đây là vấn đề hết sức nhỏ nhặt, nhưng nếu bỏ qua không chú ý tới thì có


thể đánh đổi bằng sự thất bại nặng nề trong binh sự. Phải là người thận trọng và tinh tế Đặng Huy Trứ mới phát giác được và khẳng khái trình tàu bãi bỏ quân khu tiền.

Bốn là, xin vua tiết giảm chi lương bổng đối với các Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Tri phủ , Tri huyện để tăng cường tập trung sức chiến đấu cho binh lính, Ông viết: “Xin giảm cái gọi là “ân bổng” của các quan ở kinh đô. Sau khi nhà nước yên ổn sẽ ban cấp như cũ. Có như vậy thì việc quân mới thêm được phần nào”[17, tr.330]

Năm là, kéo dài thời gian quân dịch nhằm tăng cường số lượng binh sĩ để chiến đấu với giặc. Ông cho rằng: “Về binh chế của quốc gia, xin theo thể lệ thời Gia Long, Minh Mệnh đến 50 tuổi mới hết tuổi quân địch. Thể lệ mới là 10 năm, 12 năm, 15 năm. Xin bãi bỏ thể lệ này...Như vậy lính mới ra lính”.[17, tr.224-225]

Những đối sách trên nhằm mục tiêu củng cố sức mạnh của quân đội trên các phương diện kỷ luật, vũ khí, thể lực và tinh thần chiến đấu. Đảm bảo được năm yếu tố này sẽ nâng cao sức mạnh của quân đội, nâng cao hiệu quả chiến đấu trong trận chiến chống lại kẻ thù xâm lược.

2.3.2. Chiến tranh nhân dân là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất

nước.

Trái với quan niệm của Nho giáo coi vua là chủ của nước, Đặng Huy Trứ

theo quan niệm “Dân là chủ của nước, là chủ của thần” đây là cơ sở của việc Ông đặt nền tảng cho tư tưởng đánh giá cao vai trò của nhân dân, cần phát huy sức mạnh của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cùng là một trong những tư tưởng đại diện cho phong trào cải cách canh tân nhưng Nguyễn Trường Tộ đã cho rằng: “dân là gốc nước, nói vậy cũng chưa được đúng lắm. Nên nói rằng vua quan là gốc của nước”. [5, tr.144] Điều này có thể thấy rõ sự khác nhau rất rõ ràng trong tư tưởng của hai nhà cải cách và đối chiếu với lịch sử dân tộc đã trải qua thì ta có thể đánh giá tư tưởng cải cách xem trọng nhân dân của Đặng Huy Trứ là một sự tiến bộ so với các nhà tư tưởng cùng thời đại nửa cuối thế kỷ thứ XIX.


Đề cao yếu tố con người và vai trò của nhân dân trong chiến đấu Đặng Huy Trứ viết: “Từ xưa nhân hòa là điều quan trọng bậc nhất, thiên thời, địa lợi cũng từ đó mà sinh ra” [21, tr.119]. Trong khi Nguyễn Lộ Trạch chưa tìm thấy sự quan trọng cần thiết đó: “ Giữ nội hà không bằng giữ hải khẩu… khi giữ biển, thế ta chuyển sang mạnh, quân giặc ắt phải cầu hòa”[21, tr.118]

Từ việc đề cao vai trò của nhân dân, Ông cũng đề cao tinh thần đoàn kết nhân dân chống giặc: “trên dưới đồng lòng mong cùng nhau cứu nước, thì dám nói rằng một chân, một tay cũng đủ giúp rập cho công việc”[21, tr.119]

Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Đặng Huy Trứ còn thể hiện rõ trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ đất nước của mình. Phải làm sao đó cho nhân dân hiểu được rằng không chỉ có lao động làm ra của cải thôi là dân chúng sẽ được bình yên sinh sống, mà ngoài những việc làm hằng ngày thì dù nam hay nữ đều phải hiểu về binh thư để bảo vệ tài sản, thóc lúa, gấm vóc mà mình bỏ công lao động mà có được “Cày cấy và canh cửi là gốc của cơm áo.Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù có thừa thóc trong kho, thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi”[17, tr.506]. Có thể thấy bằng việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân về ý thức bảo vệ tổ quốc, truyền bá binh thư trong nhân dân ông đã dấy lên tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước mà đứng lên chiến đấu cùng nhau bảo vệ bờ cõi non sông trong quần chúng nhân dân.

Tin tưởng vào sức mạnh tập thể của nhân dân, Đặng Huy Trứ đồng thời quan tâm đến vấn đề thiết yếu trong quân sự như: đào tạo sĩ quan, bài binh bố trận, kho vận, áp dụng kĩ thuật các thiết bị quân sự mới vào chiến đấu. Nhưng đặc biệt hơn Nguyễn Trường Tộ hay Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ đã đặt nền tảng cho tư tưởng biện chứng về mối quan hệ giữa chiến tranh nhân dân với củng cố, xây dựng quân đội chính quy trong những vấn đề chiến lược quân sự, chiến thuật và kỹ thuật khác để tạo lập nên một sức mạnh quân sự tổng hợp. Ông viết: “Quân đội là nanh vuốt có quan hệ đến sự thắng bại, nhưng nhân dân mới là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước”. “Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược


là sự nghiệp chung của của nhân dân, phải dựa vào nhân dân mới có thắng lợi. Quân đội là từ nhân dân mà ra, do vậy muốn quân đội vững mạnh, đủ sức chiến đấu và chiến thắng thì phải dựa vào dân”. [21, tr.117]

2.3.3. Biên soạn, sưu tầm và in ấn phát hành binh thư lưu truyền cho hậu thế

Một điểm khác biệt của Đặng Huy Trứ so với các nhà cải cách khác là ông rất chú trọng rèn luyện quân đội theo binh thư, binh pháp. Nhận thấy được sự yếu kém về binh pháp tập trận và để rèn luyện quân đội Đặng Huy Trứ đặc biệt xem trọng việc biên soạn, sưu tầm và in ấn binh thư. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ kỹ nghệ chiến đấu của binh sĩ và nhân dân Ông đã biên soạn sách “Vũ Kinh”; sưu tầm và phát hành hai cuốn binh thư quan trọng cho quốc gia lúc bấy giờ là: “kim thang tám chữ thập nhị trù”, “kỷ sự tân biên”. Cuốn thứ nhất “Kim thang tám chữ thập nhị trù” được ông đem từ Trung Quốc về lúc đi xứ, cuốn còn lại “kỷ sự tân biên” là quyển binh thư duy nhất được viết dưới triều Tây Sơn nhờ Đặng Huy Trứ mà được in ấn tái bản mà lưu trữ đến hôm nay.

Nhân dịp khắc in cuốn binh thư thứ nhất ông viết:

“Ôi cầy cấy canh cửi là gốc của cơm áo. Nam học cầy bừa, nữ học cửi canh, không sợ đói rét vậy! Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy, thì dù có thừa thóc trong kho, thừa vãi trong khung cửi, cũng bị địch lấy đi... Như ngày nay, đương lúc chúa lo, thần nhục, mọi người đều khẳng khái muốn chống lại kẻ địch, rửa mối thù quân phụ, tấm lòng trung quân ái quốc chẳng phải là mình tôi... Bèn không tự lượng sức mình, ngày đêm khảo đính... Lại đem khắc để các vị xem, tưởng cũng là một sự bổ sung nhỏ vào vật chân truyền của nhà binh vậy”[17, tr.506].

Còn trong cuốn “kỷ sự tân biên”của ông gồm có tuyển quân, luyện quân , bày trận, đánh đồn, hành quân giao chiến, đánh thành, giữ thành, thủy quân, phụ tá bảo vệ, cả thảy 9 chương chia thành 5 quyển, binh pháp đầy đủ, có phụ thiên văn, nhật lịch... Sách nói về luật trong quân tuy không được tường tận và chặt chẽ bằng “ Thập nhị trù”, nhưng chỉ một chương Phụ tá bảo vệ cũng đủ bổ sung chủ yếu cho “Thập nhị trù” vì vậy sau khi “Thập nhị trù” khắc ván xong, tôi cho khắc ván tiếp sách “Kỷ sự tân biên” để công bố với những người cùng chí hướng, khiến cho...


“Sách của tiên sinh cũng được lưu truyền đến hậu thế, mà những người có lòng chống giặc cũng có chỗ cậy nhờ. Đó là tấm lòng của Tôi vậy” [17, tr.507]

Như vậy, có thể thấy rõ những điểm mới nổi bật trong tư tưởng cải cách quân sự của Đặng Huy Trứ là tư tưởng chiến tranh nhân dân và chú trọng rèn luyện binh thư, binh pháp cho quân đội.

Tiểu Kết Chương 2

Nội dung tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ khá chi tiết, rõ ràng thể hiện toàn diện qua hầu hết các mặt: chính trị- xã hội, kinh tế và quân sự

Điểm nổi bật đáng chú ý đối với nhà tư tưởng này là ông không chỉ đơn thuần là một trong những nhà tư tưởng “trồng cái mầm khai hóa” cho con đường canh tân giải phóng cho dân tộc ở thời kỳ nửa cuối thế kỷ XIX, mà ông còn là một nhà kinh doanh mang dáng vóc rất hiện đại, ông tổ có công mang kỹ nghệ nhiếp ảnh vào Việt Nam.

Qua các phân tích nội dung tư tưởng cải cách trên đó có thể khẳng định rằng Đặng Huy Trứ là một đại diện hiếm hoi của phong trào canh tân nửa cuối thế kỷ XIX, là nhà canh tân chủ chiến, vượt qua cái hạn chế của các nhà tư tưởng cùng thời, không chỉ để các tư tưởng cải cách đó trên văn tự, điều trần mà ông đã trực tiếp tiến hành thực thi các ý tưởng táo bạo vượt thời đại của ông vào hoạt động cải cách thực tiễn đất nước.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí