được 522.000 ha, trên tổng diện tích là 5.600.000 ha [1, tr. 95]. Việc thực hiện chính sách này đã khiến nhà Nguyễn phục hồi lại phần nào nền nông nghiệp nước nhà. Nhưng nó không đủ sức để đưa nền nông nghiệp ấy phát triển lên trình độ cao hơn. Diện tích đất được khai phá quá ít và tốc độ khẩn hoang còn chậm chạp. Công cuộc khai hoang, lập ấp chủ yếu dựa vào sức người là chính, triều đình nhà Nguyễn không đưa ra một biện pháp nào hoặc một chính sách nào nhằm cải tiến kỹ thuật phát triển nông nghiệp. Tác giả Đỗ Bang nhận xét: “Cái bền vững của sự thịnh vượng nền văn minh lúa nước thời vua Hùng đã làm thỏa mãn người nông dân trong kinh tế tiểu nông, tự cấp và nhà nước cũng bằng lòng với chính sách trọng nông tự túc nên đã không chịu cải tiến phương thức canh tác nông nghiệp kể cả nhu cầu thiết yếu như phân giống…cho đồng ruộng” [2, tr. 22]. Do vậy dù diện tích canh tác có tăng lên nhưng năng suất và sản lượng lương thực làm ra không đáng kể.
Những kết quả phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn đạt được cuối cùng cũng rơi vào tay bọn địa chủ, phong kiến, người nông dân ít được hưởng lợi từ những chính sách khuyến nông đó. Từ đó làm cho chế độ sở hữu ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp. Ruộng tư ngày càng lấn chiếm vào ruộng công. Trong khi đó, để đảm bảo cho nhu cầu vật chất nhà nước, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chế độ thuế khóa nặng nề đối với nông dân nghèo. Thực tế đất đai của dân bị triều đình Nguyễn bắt buộc đóng nhiều thứ thuế vô lí, ruộng đất không đủ cấp cho quan lại nên Triều đình phải vơ vét bòn rút của nhân dân với hàng trăm thứ thuế má “Ngoài thuế ruộng, thuế thân, nông dân còn phải đóng vô số các khoản phụ thu như: tiền thu theo đầu người (thuế đinh), tiền điệu (tạp dịch), cước mễ (tô) (thóc thu theo đầu người), tiền chi vặt, tiền khoán thố (giấy tờ, giữ kho), tiền sai dư (sai phái), tiền trước bạ, tiền dầu đèn…” [3, tr. 4].
Ruộng đất không đủ nuôi sống người dân, lại thêm nợ nần, thuế khóa chồng chất. Trước tình cảnh đó, nhân dân đã đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình. Và “cuộc đấu tranh vì ruộng đất, cơm áo nhanh chóng chuyển thành cuộc đấu tranh chính trị. Vì kẻ thù chung của họ là giai cấp phong kiến vừa nắm thế quyền vừa là
chủ điền sản, nên họ vừa bị chịu áp bức, lại vừa bị bóc lột. Đánh đổ chính quyền là xóa được nạn áp bức và triệt được bọn bóc lột” [2, tr. 25]. Đây là một trong những mâu thuẫn cơ bản của thời kì này, buộc nhà nước phải kịp thời giải quyết.
Chính cuộc sống xa hoa, phù phiếm của bọn quan lại với đồng lương ít ỏi do triều đình cấp không đủ đáp ứng yêu cầu chi tiêu của họ, vì vậy, nạn “quan lại tham nhũng” hoành hành. Đất nước lúc này đang trong cảnh bên trong là nỗi khổ của dân và tệ lậu quan lại, bên ngoài là tình hình Tây Dương âm mưu xâm lược và mối lợi tàu buôn, tất cả đều phải kịp thời chỉnh đốn
Với chính sách “trọng nông ức thương”, làm cho thương nghiệp nước ta gặp không ít khó khăn, việc buôn bán chểnh mảng. Nhà nước thi hành độc quyền ngoại thương, “bế quan tỏa cảng” không giao dịch với Phương Tây. Bên cạnh việc tu chỉnh mạng lưới giao thông thủy bộ thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước, nhà nước kiểm soát chặt chẽ và giữ độc quyền buôn bán những sản phẩm quan trọng như gạo, muối.
Đối với ngoại thương, nhà nước thực hiện nhiều chuyến buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước trong khu vực: Xiêm, Malaysia, Trung Quốc… Và nhiều tàu buôn của Anh, Pháp, Mỹ cũng từng có mặt ở Việt Nam nhưng không được vào các bến cảng. So với các nước khác, nền ngoại thương của nước ta còn rất dè dặt. Thương nhân trong nước rất khó có điều kiện hoạt động trên lĩnh vực này. Với những chính sách hạn chế thương mại của triều đình phần vì cảnh giác, phần vì bảo thủ, tự thủ trong dinh, lũy cũ kỹ, lỗi thời đã bóp nghẹt ngành thương nghiệp nước nhà. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với nền kinh tế mà cả quân sự, ngoại giao của đất nước.
Về công nghiệp, nhà nước độc quyền trong lĩnh vực khai mỏ. Dưới triều Nguyễn, cả nước trước sau chỉ có khoảng 140 mỏ được khai thác giao cho một số quan lại và một số người Hoa kiều làm, sản phẩm khai thác được nhà nước thu gom tất cả. Nhưng thực tế, các hầm mõ người Hoa làm chủ thầu cũng tạo nên năng suất nhất định, làm quan hệ sản xuất cũng chuyển biến, nhưng để lại hậu quả và bài học làm thất thoát tài nguyên quốc gia ra nước ngoài mà ngay cả triều đình Nguyễn
Có thể bạn quan tâm!
- Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 1
- Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 2
- Giá Trị Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ ( Gồm 3 Tiết)
- Cuộc Đời, Sự Nghiệp Và Sự Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ
- Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Tiến Bộ Của Đặng Huy Trứ
- Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ Về Kinh Tế Xây Dựng Con Đường Tự Cường, Tự Trị Cho Dân Tộc
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
cũng không có cách thức nào để giám sát , quản lí. Những hầm mõ mà do các quan lại triều đình đứng ra quản lí thì đều mang lại năng suất kém, do trình độ tổ chức quản lí và biện pháp kỹ thuật thấp kém của triều Nguyễn [22, tr.78].
Ở giai đoạn này triều Nguyễn lập ra nhiều “tượng cục” quan trọng, các xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu tập trung ở kinh đô Huế, Hà Nội và Gia Định. Các vua nhà Nguyễn triệu tập các thợ thủ công giỏi trong cả nước về kinh đô để xây dựng các lăng tẩm cho vua chúa. Từ đó, làm cho nghề thủ công ở địa phương không phát triển được do không có thợ giỏi.
Kinh tế bất ổn, đất nước đang chìm trong tăm tối, đời sống nhân dân cùng quẫn. Thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội ngày càng phức tạp. Về chính trị, đất nước sau nhiều năm loạn lạc, chia cắt nay thống nhất dưới triều Nguyễn được đánh dấu bằng sự thất bại của triều Tây Sơn (năm 1802). Khi lên ngôi, Gia Long thiết lập ngay bộ máy nhà nước quan liêu, độc tôn ngôi vị nhà vua, lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng cho đường lối thống trị của mình với chính sách “Ngoại Nho, nội Pháp”.
Đến đời Minh Mệnh, tính chất chuyên chế phát triển cao, quyền hành của các cấp địa phương ngày càng bị hạn chế. Với định hướng chính trị Nho giáo, triều Nguyễn đã toàn tâm xây dựng nhà nước quân chủ tập trung như Trung Quốc. Nhưng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng lại bộc lộ sự bất lực của mình so với thời cuộc, sự bất lực đó dấy lên bởi các phong trào đấu tranh của nông dân và phong trào canh tân đất nước vào nửa sau thế kỷ XIX.
Đất nước thống nhất chưa được bao lâu thì lại bị đặt dưới sự xâm lược của thực dân Pháp. Lúc đầu, chúng tiến hành những cuộc giao thương, trao đổi hàng hóa đối với nước ta rồi dần dần chúng chiếm lĩnh một số nơi trên đất nước. Năm 1862, ba Tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) rơi vào tay Pháp; tiếp theo năm 1867, là ba tỉnh miền Tây nam kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Đằng sau những lợi ích về kinh tế là mưu đồ chính trị đã được thực dân Pháp nung nấu từ lâu. Bằng con đường ấy, thực dân Pháp thôn tính toàn bộ nước ta. Từ hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đến hiệp ước Giáp Tuất (1874) và thương ước tháng
8/1874 chứng tỏ sự yếu hèn của triều đình trước thời cuộc. Một số quần thần và cả nhà vua phải chăng không thấy được dã tâm của kẻ thù hay cố tình chấp nhận sự sắp đặt do chúng đề ra (?!). Sự lấn lướt của thực dân Pháp càng khơi gợi lòng căm thù và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm chống lại sự xâm lược đó. Song, chính sự bất cập của triều đình đã đưa phong trào kháng chiến của nhân dân rơi vào tình cảnh khó khăn hơn. Những phong trào đó vừa mất chỗ dựa ở triều đình vừa bị phản kích mạnh mẽ từ phía kẻ thù.
Trong khi đó, triều đình lại tiếp tục thực thi các chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo với việc duy trì hệ tư tưởng Nho giáo đã lỗi thời làm cho khủng hoảng kinh tế - xã hội càng thêm trầm trọng. Song, thực tiễn thời cuộc lúc ấy chưa cấp bách phải phát triển dân tộc theo tư bản chủ nghĩa, nhưng công cuộc duy tân, cải cách đất nước theo con đường tự cường, tự trị là rất cần thiết. Đây chính là tiền đề khách quan để hình thành tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ nói riêng và tư tưởng canh tân của những nhà tư tưởng đương thời nói chung.
Mặc khác, khi nhà Nguyễn được thiết lập, ý thức hệ Khổng giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Nó chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Chính sách giáo dục của triều Nguyễn cũng dựa trên nền tảng ý thức hệ đó.
Dưới triều Nguyễn việc đào tạo quan lại, giáo dục khoa cử được khôi phục và được các vua coi trọng. Khi vua Gia Long lên ngôi cũng từng nói: “Khoa mục là con đường bằng phẳng của học trò, thực không thiếu được, nên phải giáo dục thành tài, rồi sau thi hương, thi hội lần lượt cử hành, thì người hiền tài sẽ nối nhau lên giúp việc” [10, tr.54].
Để có nhiều quan lại phụng sự cho triều đình, nhà Nguyễn đã dùng chế độ khoa cử làm công cụ tuyển chọn. Thời Minh Mệnh mở khoa thi Hội đầu tiên để lấy học vị tiến sĩ các loại. Suốt thời Minh Mệnh có tất cả là sáu khoa thi Hội được tổ chức với 969 người dự thi có 77 người đỗ. Vua Thiệu Trị mở được năm khoa thi Hội (trong bảy năm trị vì) lấy trúng cách 48 người trên 995 người dự thi. Đến thời Tự Đức, vào những năm 1848 – 1853 quy định cụ thể về phép thi Hội và trong các năm 1848, 1849, 1851 đã mở các khoa thi Hội có 990 người dự thi, có 30 người đỗ
trúng cách, 36 người được xếp hạng phó bảng [10, tr.69-70]. Trên phương diện này, nhà Nguyễn tiếp thu mô hình giáo dục, đào tạo của những triều đại đi trước, đặc biệt là nền giáo dục hoàn thiện của nhà Lê (thời Hồng Đức). Nội dung của nền giáo dục chủ yếu dựa vào Nho giáo, lấy học thuyết Khổng, Mạnh làm cơ sở để dạy dỗ luân lý, đạo đức, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện nhân cách theo khuôn mẫu người “quân tử” – mẫu người “trị nước”. So với thời đại, nội dung ấy đã trở nên quá bất cập. Vì sao lại có hiện tượng quá bi đát ấy?. Mẫu người được đào tạo xa rời thực tiễn, quay lưng với những biến động của thời đại, những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật. Số người đỗ đạt nhiều, quan lại đông, song, không phát huy được hết tác dụng. Điều đó chứng tỏ hệ ý thức phong kiến Nho giáo tỏ ra hoàn toàn bất lực, hoàn toàn thất bại trước yêu cầu của thời cuộc. Tư tưởng của họ bị chìm đắm hoàn toàn trong những nguyên lý “Pháp tiên vương”, “nội hạ”, “ngoại di” của Nho giáo và của bọn thống trị phong kiến Trung Quốc. Chính tình hình đó đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng mới. Hàng loạt những tư tưởng cải cách của những người yêu nước được hình thành như một tất yếu khách quan, tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ được ra đời dựa trên cơ sở đó.
1.3. Sự hình thành tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ
1.3.1. Điều Kiện, Tiền Đề Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Đặng Huy Trứ
1.3.1.1 Điều Kiện Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Đặng Huy Trứ
Điều kiện trước hết chính là từ kẻ thù xa lạ uy lực chưa từng thấy đã nổ súng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng vào 1858. Thực xâm Pháp chính thức xâm lược nước ta, sau những tháng ngày âm thầm âm mưu che đậy bằng sứ mệnh khai hóa văn minh. Sự chính thức ấy cũng bắt đầu chấm dứt sự dây dưa, trì trệ trong đời sống tư tưởng Việt Nam thời kỳ này. Tư tưởng cải cách của những nhà Duy Tân, tỏ tường nhất về âm mưu của kẻ thù Tây phương đã xuất hiện. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để tư tưởng cải cách của Đặng Huy trứ được chắc chắn, không thể chủ hòa để cải cách.
Ngày 5-6-1862 Hiệp ước “Hòa bình và hữu nghị” buộc phải cho cho Pháp 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. “đã thế còn phải bồi thường chiến phí
4.000.000 đô la (tương đương 2.880.000 lạng bạc) rồi mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha để chúng tự do mua bán. Đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của giặp pháp [23, tr. 293]. Sau khi mất 3 tỉnh Đông Nam Bộ triều đình nhà Nguyễn lại tỏ ra yếu đuối và luôn sẵn sàng nhượng bộ mọi yêu sách oái oăm của địch, cấm tụ tập, cấm mộ binh chống giặc. Tất cả sự nhượng bộ hèn nhát ấy là do đâu? Sự tham lam ngôi vị muốn dâng hiến nền độc lập của vua Nguyễn để được sự bảo hộ cho ngôi vị, hay là sự bảo thủ tư tưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã ngấm ngầm, cắm rễ sâu trong da thịt quân thần.
Tình cảnh đất nước ngày càng lâm nguy, vào năm 1863 xuất hiện các tư tưởng cải cách, canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ “bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ” (3-4/1863), của Phạm Phú Thứ là những ghi chép về các điều mắt thấy tai nghe khi đi cùng Phan Thanh Giản đi chuộc lấy 3 tỉnh Đông Nam Kỳ (1863); của Trần Đình Túc đơn tâu xin khai khẩn đất hoang ở Thừa Thiên và Quảng Trị (1863-1864), và xin khai mỏ sắt Hương Trà và Thừa Thiên (1867); của Đặng Huy Trứ là tài liệu viết về đóng tàu chạy bằng hơi nước (1865) và lời tâu xin và điều hành hoạt động của Ty Bình Chuẩn (1865,1866)... Với Đinh Văn Điền - một giáo dân bình thường ở Yên Mô, Ninh Bình- là đề nghị nha Dinh Điền lãnh đạo việc khai hoang, khai thác một số mỏ mới, đóng hỏa thuyền, dựa vào chuyên gia phương Tây, lập các kho Bình Chuẩn để lưu thông hàng hóa, cho nhân dân được tự do học binh thư, binh pháp luyện tập quân sĩ, thưởng phạt nghiêm minh, ưu đãi thương binh và gia đình liệt sỹ (1866) [23, tr.294].
Có thể thấy đánh dấu sự ra đời của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ cũng cùng thời điểm 1863 khi đất nước đã mất một phần đất đai về tay giặc.
Điều kiện thứ hai cũng góp phần không nhỏ vào sự hình thành tư tưởng của Đặng Huy trứ là cơ hội đi sang những vùng nước ngoài chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Khi đóng vai trò là sứ giả đi cùng Phan Thanh Giản sang nghị hòa chính sự, lần đầu tiên Đặng Huy Trứ được mở mang tầm mắt nhìn thấy những nét sống Tây phương của những người Hoa kiều, những người mắt xanh mắt đỏ sang trọng và sành điệu sử dụng những phương tiện kĩ thuật phát triển. Trong giai
đoạn hiện tại thì rất ít quan thần được ra ngoại quốc nên việc tiếp thu các tư tưởng bằng ngoại ngữ cũng bị hạn chế, mãi sau này khi quá trình Âu hóa đi từ Trung Quốc thì “Tân Thư” mới được biên soạn bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng cải cách canh tân mới được các thần quan văn võ tiếp cận. Đấy cũng là điều kiện quan trọng để hình thành tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.
Điều kiện cuối cùng là bên trong đất nước, văn minh phương Tây thực ra đã sớm du nhập vào Việt Nam từ các thế kỷ trước, qua con đường thông thương buôn bán và truyền đạo của các giáo sĩ Kitô. Các giáo sĩ Kitô lại có quan hệ mật thiết với các binh đoàn viễn chinh phương Tây. Điều này cũng hiểu được vì sao vua quan triều Nguyễn e dè và cấm đoán giao thương ngoại quốc thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Nhưng cùng với sự du nhập đó cũng là sự xuất hiện của những luồng gió mới mẻ về tri thức, tư tưởng và thực tiễn văn minh phương Tây khi các sĩ phu cấp tiến được tiếp thu trực quan những điều khoa học phát triển. Đi cùng với các giáo sĩ Kitô là bộ kinh thánh, cùng với muôn vàn tri thức khoa học, các thương nhân và lối sống cởi mở của họ và các binh đoàn viễn chinh là khí giới, súng ống hiện đại. Luồng gió mới đó sớm cập cảng và chiếm đóng, bén rễ, ăn mầm vào lòng ba tỉnh và rồi sáu tỉnh Nam Kỳ, khiến cho tư tưởng Việt Nam phải thức tỉnh. Tư tưởng cải cách, canh tân cũng từ điều kiện ấy mà ra. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ lại có thêm điều kiện để hình thành.
1.3.1.2 Tiền Đề Hình Thành Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.
Tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ không chỉ phản ánh điều kiện lịch sử - xã hội mà còn bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, nổi bậc là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, tự lực tự cường, sáng tạo chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống lại âm mưu đồng hóa của ngoại bang.
Trước hết, tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ là sự kế thừa từ truyền thống yêu nước của dân tộc, đây là giá trị rất quan trọng, là hạt nhân, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Có thể thấy rằng Việt Nam là một
quốc gia được hình thành từ rất sớm, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cũng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước…” [13, tr.171]. Truyền thống yêu nước đó được Đặng Huy Trứ thể hiện một cách sinh động không chỉ trong tư tưởng mà nó còn là kim chỉ nam trong suốt cuộc đời hoạt động phụng sự triều đình, phụng sự Tổ quốc nhằm mục chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp của ông. Truyền thống đó trước hết là sự xót thương trước cảnh nước mất, nhà tan, hoàn cảnh túng quẫn của nhân dân. Quan điểm yêu nước trong ông còn biểu hiện qua lòng căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh, chịu vất vả...
Tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ còn là sự kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đất nước ta do những điều kiện địa lý, nằm trong vùng cận nhiệt gió mùa, bờ biển dài, nhiều sông ngòi, bão, lũ thường xuyên xảy ra, lại là một dân tộc có nền nông nghiệp lúa nước, nên vấn đề trị thủy được đặt lên hàng đầu. Nhưng việc trị thủy đòi hỏi sức mạnh của một cộng đồng, nên để làm được mọi người phải đoàn kết với nhau. Mặt khác, là đất nước có vị trí địa lý thuận lợi nên luôn luôn bị các thế lực ngoại xâm to lớn hơn mình đe dọa và xâm lược, muốn chiến thắng đòi hỏi phải có sức mạnh của một cộng đồng bằng sự đoàn kết. Như vậy, đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Những giá trị đó luôn được Đặng Huy Trứ quan tâm, trân trọng, nó đã trở thành tư tưởng và những hành động cụ thể của ông. Trong điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, ông đã đưa ra tư tưởng làm đồn điền, mọi người cùng nhau khai hoang đất đai, làm đồn điền kết hợp thông thương.
Tư tưởng của Đặng Huy Trứ cũng kế thừa tư tưởng nhân ái, thương người như thể thương thân hết sức sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là