Chương 3:
GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Giá trị tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ đối với triều đình nhà Nguyễn
Trong bối cảnh bên ngoài thực dân Pháp ngày càng leo thang xâm lược đất nước, còn bên trong tình hình xã hội ngày càng xấu hơn và triều đình nhà Nguyễn vẫn nhu nhược cắt đất cầu hòa cho giặc mà không chú trọng cải cách đất nước, lập lại trị an trong nhân dân, các triều thần thì bảo thủ với hệ tư tưởng Nho giáo, xem thường khoa học kỹ thuật và tỏ ra thù nghịch với các tư tưởng cải cách, có thể nói tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ hết sức giá trị với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
Lê-nin đã từng viết: “Khi xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với các bậc tiền bối của họ”[16, tr.214-215]. dù tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ không được chấp thuận, cũng như ở khía cạnh nào đó triều đình nhà Nguyễn chỉ thực thi một vài điều nhưng công lao ấy đáng được đề cao và ghi nhận.
Thứ nhất, tư tưởng yêu nước, thương dân cống hiến cả đời để phục vụ đạo tôi trung với vua, hiếu với nước. Dù đứng ở lập trường nào chủ chiến hay chủ hòa, cải cách đất nước hay bảo thụ chấp nhận thì có thể nói tấm lòng trung thành của Đặng Huy Trứ với triều đình nhà Nguyễn là tuyệt đối.
Thứ hai, giữ đạo tôi trung, Đặng Huy Trứ hết lòng làm một quan thanh liêm, phục vụ cho dân cho nước. Ông đặt cơ sở nguyên tắc lý luận cho đạo đức thanh liêm của người làm quan. Trong mối quan hệ của dân và quan, ông đã một bước tiến bộ khi đề cao vai trò của nhân dân trong xã hội và trong quân sự. Nhằm phát huy hết sức mạnh toàn diện để bảo vệ đất nước, xây dựng quốc gia hưng thịnh về sau. Tuy tư tưởng này tuy trái ngược lại với quan điểm của Nho giáo nhưng không
Có thể bạn quan tâm!
- Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Tiến Bộ Của Đặng Huy Trứ
- Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ Về Kinh Tế Xây Dựng Con Đường Tự Cường, Tự Trị Cho Dân Tộc
- Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy Trứ Về Quân Sự
- Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 10
- Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
thể phủ nhận được tấm lòng trung thành của Đặng Huy Trứ với triều đình nhà Nguyễn.
Thứ ba, cùng với các nhà chủ trương cải cách khác, Đặng Huy Trứ đã cống hiến nhiều biện pháp cấp bách và hữu hiệu thêm cho triều đình nhà Nguyễn. Tư tưởng tự cường, tự trị và cách để thực hiện chủ trương tự cường tự trị của Ông đã góp phần vào cuộc cân bằng tư tưởng trong triều đình giữa phái thủ cựu bảo thủ Nho gia. Không ít lần Vua đã chấp nhận thực thi chính cải cách của Ông mà cho lập Ty Bình chuẩn là một minh chứng điển hình.
Thứ tư, để phát triển đất nước theo con đường tự lực tự trị Ông phải cải cách giáo dục toàn diện, áp dụng học hỏi khoa học kĩ thuật vào sản xuất và quân sự. Ngoài ra giá trị với triều đình nhà Nguyễn ông là một vị quan gương mẫu trong cuộc chiến bảo tồn văn hóa truyền thống bài xích các thói hư tật xấu, hủ tục lạc hậu trong dân gian.
Thứ năm, để tăng cường sức chiến đấu trong quân đội của triều Nguyễn, ông đã đề xuất lập lại kỷ cương trong quân đội, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và biên soạn, in ấn phát hành binh thư. Điều này không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống thực dân khi đó mà còn rất có ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam.
3.2. Giá trị tư tưởng tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ đối với phong trào cải cách đất nước nửa cuối thế kỷ XIX
Đóng góp của Đặng Huy Trứ có thể nói là rất to lớn đối phong trào cải cách đất nước nửa cuối thế kỷ XIX. Trong đó có những đặc điểm khác biệt và được đánh giá là những giá trị táo bạo đột phá đối với tư tưởng canh tân lúc bấy giờ, có thể kể đến như là:
Thứ nhất, nhất quán tư tưởng cải cách với thực thi các tư tưởng cải cách đó bằng hành động thực tế
Thứ hai, tư tưởng cải cách Đặng Huy Trứ kết hợp nhất quán với lập trường chủ chiến.
Thứ ba, Tư tưởng đề cao vai trò của nhân dân trong chiến tranh bảo vệ đất nước, xây dựng quân đội chính quy mạnh, kỷ luật nghiêm.
Thứ tư, Tư tưởng coi tự cường, tự trị phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công, thương nghiệp, là điểm căn bản để để cải cách đất nước.
Thứ năm, nêu cao vai trò đạo đức của đội ngũ quan lại, những người nắm quyền trong bộ máy nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng.
Năm giá trị này trong tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ cũng là những đóng góp quan trọng vào giá trị của dòng tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
3.3. Ý nghĩa tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ đối với Việt Nam hiện
nay
3.3.1. Một vài chủ đề trong cải cách Việt Nam hiện nay
Chủ đề 1: Bệnh xa dân và hành xử quan liêu với dân
Bệnh xa dân và quan liêu thường biểu hiện thông qua cả suy nghĩ, thái độ và
cả hành vi. Một số quan có suy nghĩ luôn đặt lợi ích của bản thân lên đầu, hám danh, không coi trọng, hay có thái độ coi thường dân, hách dịch, thiếu dân chủ, không tôn trọng ý kiến, suy nghĩ, hay không bận tâm những rắc rối mà dân đang gặp phải, thờ ơ, tắc trách hay đơn giản là đùn đẩy trách nhiệm. Việc tự chủ trương các chính sách, luật lệ,… rồi bắt dân phải làm theo những suy nghĩ tự cho là đúng của quan, áp đặt dân theo những tư tưởng bảo thủ, không còn đúng với thực tế hiện nay mà không cần xem xét thực tế, nhu cầu và hoàn cảnh của dân như thế nào. Không làm cho dân hiểu, và tự giác tuân theo.
Nguyên nhân của việc xa dân và quan liêu là do nhiều cán bộ Đảng viên chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của sức mạnh quần chúng nhân dân, sự đoàn kết giữa nhân dân với nhà nước và giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Dẫn tới thái độ và suy nghĩ xem thường nhân dân. Có thể thấy điều đó một phần do hệ tư tưởng bảo thủ của Nho giáo thời xưa đã ăn sâu vào máu thịt của họ, luôn coi nhà nước là trung tâm. Do lòng tham của một bộ phận lợi dụng chức lại, bòn rút của nhân dân. Hoặc cán bộ Đảng viên lười biếng, ăn của dân nhưng lại
không làm đúng chức trách của bản thân, không thị sát dân tình, chỉ đóng cửa ở nhà viết luật, viết chính sách rồi bắt dân chúng làm theo.
Hậu quả của vấn đề xa rời dân và xem nhẹ vai trò của dân là làm giảm lòng tin, nhân dân nghi ngờ vào bộ máy quản lý, chính sách của Đảng và nhà nước. Tệ nạn tham nhũng, hối lộ tràn lan. Dân dễ dàng bị xúi giục, tham gia vào những cuộc biểu tình chống đối nhà nước. Chính sách của Đảng xa rời thực tế đời sống của dân, tạo nên những mâu thuẫn trong lòng dân. Kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp khó khăn, dẫn đến đất nước thụt lùi trên đà phát triển của thế giới. Nếu vào tình hình đất nước nửa đầu thế kỷ XIX thì trở thành miếng mồi ngon cho những nước Phương Tây xâm lược nhòm ngó. Còn ở thời hiện đại là sự tụt hậu về kinh tế.
Chủ đề 2: Tệ nạn tham nhũng
Thực trạng tham nhũng hiện nay trong các báo cáo của Đảng nhà nước
Ngày 23/1/2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) 2019, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ về tình hình tham nhũng năm 2019. Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 21 bậc so với năm 2018 [7][11]. Phản ánh được kết quả nỗ lực của Đảng trong việc đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, đặc biệt là việc truy tố, xét xử được những vụ án lớn. Nhưng sang năm 2020, chỉ số này giảm 1 điểm so với năm 2019, tức là 36/100 điểm, đứng 104/180. Điểm số CPI cho thấy Việt Nam cần tiếp tục cố gắng hơn nữa để đẩy lùi tham nhũng, và tạo ra những bước đột phá lớn trong tương lai tới.
Tình hình tham nhũng ở Việt Nam khá nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, tham nhũng xảy ra ngay cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhiều trường hợp các thanh tra viên, kiểm sát viên nhận hối lộ. Ngoài ra thì tình trạng tham nhũng ở những người có chức vụ thấp, hoặc quản lý, bác sĩ, y tá, cảnh sát giao thông chiếm tỷ lệ khá cao.
Tình trạng lợi dụng quy định về tính bảo mật liên quan tới Nhà nước để không công khai rất phổ biến, dẫn đến tình trạng lạm quyền và thúc đẩy lòng tham của nhiều bộ phận cán bộ Nhà nước.
Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự khắt khe, hiệu quả thấp.
Liệt kê các vụ tham nhũng lớn, gần đây và hậu quả:
Vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19: Ông Nguyễn Nhật Cảm – Cựu Giám đốc CDC Hà Nội đã vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể đầu năm 2020, trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nội mua một số hệ thống Real Time PCR tự động với mục đích đáp ứng nhu cầu xét nghiệm Covid-19, việc mua bán được thực hiện theo phương thức định thầu. Ông cảm là người trực tiếp thỏa thuận giá cả của các máy, thiết bị y tế với các bị cáo khác, ẩn định mức giá gói thầu là 9,54 tỷ đồng trước khi thực hiện quy trình đấu thầu. Sau đó ông Nguyễn Trần Duy – Tổng giám đốc công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành, giả mạo hồ sơ và ký ban hành chứng thư thẩm định giá theo mức do CDC Hà Nội yêu cầu. Sau đó ông Cảm còn chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu để chỉ định công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam trúng thầu trái quy định, gây thiệt hại ngân sách của Nhà nước là 5,4 tỷ đồng.
Vụ của Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh – Trần Vĩnh Tuyến, có liên quan đến việc vi phạm tại dự án phát triển khu nhà ở phường Phước Long B, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh do tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH-MTV Sagri làm chủ đầu tư. Ông Tuyến đã ký quyết định chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng dự án nhà Phước Long B cho công ty Phong Phú với mức giá thấp hơn giá thị trường - 168 tỷ đồng. Điều này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.
Nguyên nhân tham nhũng: Có nhiều lý do gây tham nhũng, nhưng chủ yếu là do phẩm chất đạo đức của các cán bộ nhân viên Nhà nước. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật của nước ta còn thiếu tính chặt chẽ và đồng bộ, nhiều lỗ hổng. Nhiều cán bộ lợi dụng lỗ hổng của luật để lách luật. Sự chỉ đạo và công tác chống tham nhũng chưa thật sự nghiêm khắc và quyết liệt. Sự thiếu công khai, minh bạch trong phương thức hoạt động của cơ quan, tổ chức làm cho cán bộ Nhà nước có xu hướng lạm dụng chức quyền để vụ lợi do suy nghĩ rằng hành vi của họ nếu bị phát giác thì cũng khó có thể đánh giá được bởi sự thiếu thông tin, hoặc thiếu rõ ràng
trong những thông tin được công khai. Sự chưa thỏa đáng trong đãi ngộ của cán bộ, công chức nhà nước cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ tham nhũng, sự chênh lệch về lương bổng giữa một cán bộ làm trong cơ quan nhà nước so với làm trong đơn vị tư nhân làm phát sinh động cơ tham nhũng của họ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình bằng cách trục lợi thêm, lợi dụng vào quyền hạn của họ có. Ngoài ra, do sự cạnh tranh của các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, một số nhà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả những khoản phí không chính thức để phát triển quan hệ với cơ quan nhà nước, thông qua đó giành được những hợp đồng lớn, đó là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tình trạng tham nhũng.
Chủ đề 3: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển thương nghiệp và dịch vụ là một khuynh hướng mới đầy tiềm năng.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế”. [19]
Phân loại chuyển dịch cơ cấu gồm: Chuyển dịch cơ cấu theo ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. Việc phân bố, sắp xếp sự phát triển của cơ cấu kinh tế ngành là cấp thiết và quan trọng nhất hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: “Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội ”.[19]
Trong cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta có thể chia thành 3 khu vực:
Khu vực I bao gồm các ngành: nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp Khu vực II gồm các ngành: công nghiệp – xây dựng
Khu vực III gồm các ngành: thương mại và dịch vụ
Vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nhằm giảm bớt tình trạng đói nghèo trong xã hội thì việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất lớn. Để tiến lên mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Việt Nam cần phải thiết lập và xây dựng cho mình một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VII và tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ( năm 1991). Nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với hơn 90% dân số làm nông nghiệp đến nay Việt Nam đã căn bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa đất nước. Thu hút nhiều sự đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Thương nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ với sự khẳng định vị thế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thủ công mỹ nghệ trên 200 quốc gia.
Chúng ta đã và đang thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo song đó với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong chu trình độ sản xuất, trang thiết bị hiện đại, cùng với làn sóng hội nhập quốc tế mạnh mẽ tất yếu dẫn tới sự thay đổi, chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất.
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển mạnh thương nghiệp và kiếm lợi ích kinh tế từ trong ngành dịch vụ là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Mỗi thời kỳ tương ứng với mỗi điều kiện khác nhau, với những điều kiện thay đổi chúng ta cần thiết thay đổi cải cách để hòa mình thích nghi với sự thay đổi đó. Có thể đó là cả một cơ hội lớn để phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước. Chúng ta tiến đến xã hội chủ nghĩa bằng con đường kinh tế nói chung, bằng con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng định hướng đó đến nay vẫn phù hợp. Nhưng nếu điều kiện cho phép và cần thiết chúng ta hãy đặt mục tiêu phát triển thương nghiệp và dịch vụ là mũi nhọn tiên phong trong phát triển kinh tế. Trong đó sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa vẫn là bản chất nòng cốt của kinh tế, nhưng bằng cách nào đó có thể áp dụng tức khắc, tối đa sự tiến bộ các thành tựu khoa học kĩ thuật trên thế giới về Việt Nam. Dùng thành tựu và kết quả của Công nghiệp hóa và
khoa học áp dụng vào cái nền nông nghiệp. Rồi dùng thế mạnh thương nghiệp làm đòn bẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp thế mạnh của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Chủ đề 4: Tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện cuộc chiến toàn dân trong thời đại chống dịch Covid-19.
Cuối tháng 12 năm 2019, cả thế giới ngỡ ngàng với đại dịch suy giảm đường hô hấp do virus Corona gây bệnh, tâm dịch đầu tiên là ở thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Hậu quả mà dịch để lại tính tới hiện nay là: hiện tại tổng ca nhiễm trên thế giới là 109 469 508 trường hợp, trong đó đã có 2 413 158 người tử vong [4], Covid- 19 đã khiến cho cả thế giới phải đóng cửa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động sản xuất, giao thương, nông nghiệp, làm ăn buôn bán, đặc biệt là các ngành dịch vụ. Nhiều người thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ bị mất việc do nhu cầu của khách hàng giảm, hay do không xuất khẩu được sang nước khác; giá nông sản giảm; hàng loạt các xí nghiệp phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu sản xuất-hầu hết phải nhập từ nước khác về, hay do không còn khả năng chi trả tiền mặt bằng.
Dịch bùng phát nhanh ở các nước ngoài chủ yếu là do ý thức của người dân về dịch bệnh, và do Nhà nước chưa có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng lại không được phát hiện và cách li kịp thời, tạo thành nhiều ổ dịch lớn. Bên cạnh đó, ở nước ngoài là những nước phát triển, có sự già hóa dân số cao, tỷ lệ người già cao, sức đề kháng giảm, do đó dễ mắc bệnh hơn đặc biệt là những bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch. Thêm đó là tình hình ô nhiễm môi trường, làm cho người dân hít những chất độc vào phổi, hình thành các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, do chính phủ chưa kiểm soát nghiêm ngặt người nhập cảnh, ví dụ như ở Mỹ, mặc dù đã cấm người nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ nhưng lại không kiểm soát chặt chẽ người Mỹ nhập cảnh về nước, gây ra tình trạng nhiễm covid tăng cao. Một lý do khác nữa là do sự chủ quan của nhà nước, không đóng cửa các nơi công cộng như: quán bar, trường học, siêu thị, bệnh viện, thậm chí Mỹ còn cho