Tư Tưởng Chính Trị - Xã Hội Tiến Bộ Của Đặng Huy Trứ


phát triển của dân tộc vẫn trì trệ dậm chân nên cũng không thể nào tránh khỏi làn sóng xâm lăng uy mãnh của giặc Phương Tây. Đứng trước nguy cơ đó thì tư tưởng tự cường tự trị, học hỏi văn minh của quốc gia phương Tây là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.

Sự xuất hiện Tư tưởng canh tân ở Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX có thể khẳng định như Giáo sư Lê Sỹ Thắng là bắt đầu từ 1863 và bắt đầu dồn dập bộc lộ đến năm 1866.[23, tr.294]. Dù như thế vẫn là một bước phát triển tư tưởng chậm trễ và không cách nào cứu vãn tình thế xâm lăng của Pháp. “biết rằng thủa ấy xã hội Việt Nam chưa cấp bách đòi hỏi phải phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng công cuộc chống ngoại xâm lại cấp bách đòi hỏi phải Duy Tân, tự cường, bằng không, bằng trễ thì mất nước”[8, tr.53].

Hầu hết các nhà cải cách đều được đào tạo Nho học, đều trực tiếp hay gián tiếp được với nền văn minh phương Tây và ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này. Nhưng bên trong hệ tư tưởng Nho Giáo vẫn là nòng cốt. Các mặt hạn chế trong tư tưởng cải cách một phần lớn cũng là hạn chế bị tư tưởng cũ chi phối mà không thể thực thi những tư tưởng cải cách trước thực tiễn của thời đại.

Không thể nào phủ nhận tư tưởng của Đặng huy Trứ mang đậm bản sắc tư tưởng Nho giáo, về Đạo vua tôi, bậc quân tử, đạo làm người nhân nghĩa... Nhưng các tư tưởng ấy đứng trước bối cảnh của thời đại thì đã được Đặng Huy Trứ cải lương, đổi mới và thực thi vào chính hiện thực của lịch sử thời đại. Chính điều này tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ được đánh giá tiến bộ hơn một bậc so với các nhà cải cách canh tân cùng thời.


Chương 2:

NHỮNG NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ

2.1. Tư tưởng chính trị - xã hội tiến bộ của Đặng Huy Trứ

2.1.1. Tư tưởng thương dân - Mối quan hệ giữa dân và quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Vào thế kỷ XIII, khi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương lâm trọng bệnh đã trăn trở với vua về con đường giữ gìn quốc gia dân tộc là: “Phải biết khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.

Về sau này, ở thế kỷ XV, thì Nguyễn Trãi trước sự xâm lăng của Giặc Minh, Ông đã cũng rất đề cao vai trò của nhân dân, xem nhân nhân là cốt lõi của quốc gia dân tộc, ảnh hưởng tác động đến trực tiếp đến sự hưng thịnh của quốc gia, ông viết: “Phúc chu thủy tín dân do thủy - Lật thuyền mới rõ dân như nước”.

Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ - 6

Tư tưởng Nguyễn Trường Tộ thì khác hẳn Nho giáo về quan niệm về vai trò của nhân dân như đã viết: “ dân là gốc nước, nói vậy cũng chưa được đúng lắm. Nên nói rằng vua quan là gốc của nước” [21, tr.144].

Nho giáo phân hạng người thành hai loại: “Hạng thứ nhất là quý tộc, vua chúa – tức là những người được coi là có tài đức, lo việc trị dân và sống dựa vào sức lao động của nhân dân. Hạng người thứ hai là nhân dân lao động thì phải phục tùng và làm việc, nuôi sống hạng người thứ nhất. Đó là lẽ thông thường trong thiên hạ”. (Mạnh Tử, Đằng Văn Công Thượng, 4). Mỗi hạng người vì thế là khác nhau, nhưng đều có cùng mục đích là làm cho đất nước thái bình thịnh trị, hạng thứ nhất được coi là quân tử, hạng thứ hai ví như kẻ tiểu nhân. Nho giáo khẳng định đó là quy luật chung của sự phát triển xã hội, là nguyên tắc phân công lao động của xã hội.

Còn đối với Đặng Huy Trứ hạng người trong thiên hạ là như nhau từ lúc mới sinh ra, nhưng sự phát triển không đồng đều về sự phân chia của cải trong xã hội mà phân chia thành hai hạng người quân tử và tiểu nhân. Từ quan điểm trên tư tưởng thương dân của Đặng Huy Trứ không chỉ là xuất phát từ truyền thống quý báu của dân tộc, mà thương dân còn là vì hiểu được vai trò to lớn của nhân dân đối với


mệnh hệ quốc gia, dân tộc. Tư tưởng ấy được Ông viết: “dân không chăm sóc, chớ làm quan”.

Tình thương dân khắc sâu trong tư tưởng, thương dân nên nhìn thấy thấu cảm được cái nạn của dân mà đau lòng, thương xót:

Năm giáp tý (1864), Lúa chiêm thất bát, Dân không đủ no.

Lấy gì làm cơm?

Lấy gì làm cháo”…[17, tr.262]

Nên Ông tất cả nhà nhà giảm bớt một phần ăn để cứu vớt những người bị đói khổ. Suy tư trăn trở, canh cánh bên lòng, đi so kè với trọng trách gánh vác trên vai của kẻ làm quan Ông mà xót thương cho những cảnh dân nghèo bơ vơ, không nơi cứu cánh kêu than!.“Cứu dân không cách gì, lòng ta rối bời”

Thậm chí ông quan niệm rằng mình làm quan là con nợ của nhân dân, nợ dân thì phải trả: “thực thử cao chi tương nại hà” nghĩa là: nợ dân dầu mỡ (mồ hôi) tính sao đây?. Rồi lại ví mình như khuyển mã luôn tự trách mình.

Trong quan niệm của hệ tư tưởng nho giáo thì Vua được xem là “thiên tử” là con của trời, các quan thần là người phục tùng cho vua, còn nhân dân là kẻ phải cúi đầu trước thiên tử. Tư tưởng ấy cũng thấm sâu vào trong tư tưởng của các vua quan thần của triều đình nhà Nguyễn vì thế họ bỏ mặc dân tình, càng ngày càng xa dân trong khi dân đói khổ vì nạn lũ lụt, đê điều mà họ quyền hành vơ vét của dân không thương xót. Có thể thấy mối quan hệ giữa việc xa dân và quan liêu hạch sách quyền hành là nguyên nhân khiến dân không tin tưởng vào quan lại và quốc gia yếu kém.

Như một tư tưởng giáng đòn mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến Đặng Huy Trứ cho rằng: “ dân là gốc của nước, là chủ của thần [17, tr.562]. Ông khẳng định sức mạnh cực lớn của nhân dân, tư tưởng lấy dân làm gốc, không chỉ được dừng lại ở tư tưởng quan niệm, mà tư tưởng ấy còn được thực thi khi ông ra làm quan. Có thể nói “dân” là phạm trù xuyên suốt trong quá trình suy tư của Đặng Huy Trứ. Vì thương dân mà tu thân phấn đấu thi cử đỗ đạt vào chốn quan trường, vì


thương dân mà hết lòng chống đối phản kháng nạn tham nhũng vơ vét của nhân dân. Vì thương dân nên khi giặc Pháp vào Ông trăn trở con đường tự lực, tự cường điều trần dâng tấu lên vua cho dân tộc thoát khỏi nạn xâm lăng trước cường địch, mong muốn nhân dân được tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật vào canh tác và phát triển thương nghiệp xây dựng đất nước. Thương dân nên mới viết binh thư, mới mua đạn pháo, đại bác và cuối đời cầm giáo chống giặc. Chính sách cai trị đất nước hữu hiệu nhất với ông là chăm lo đời sống cho nhân dân khác hẳn với quan niệm nhân dân phải xem quan là cha là mẹ.

2.1.2. Đạo làm quan

Xuất phát từ tấm lòng thương dân, luôn lấy lợi ích nhân dân làm tiêu chuẩn của hành động, chuẩn mực đạo đức của người làm quan từ đó cũng được ông thể hiện rất rõ nét trong các tác phẩm, tư tưởng của mình.

Lúc làm Ông làm quan chi huyện. Thấy dân tình đói khổ, lệnh vua ban mộ binh, ông không chịu làm theo và bị triều đình nhà Nguyễn phạt 1 năm không lương. Vợ ở quê ra chơi phải đi vay gạo để ăn, trong bài “vay được ít gạo” – 1860 Ông viết:

Ngoài kia kêu khát bao người đói

Cám cảnh dân đen những chạnh lòng. [17, tr.196]

Ông đề ra 4 chuẩn mực mà người làm quan cần có: Thanh - Cần - Thận -

nhẫn.

Thanh: Là làm những điều đúng trong khuôn khổ phép tắc, liêm khiết giữ

mình trước lợi danh, giữ cái tâm mình trong sáng. Trong đạo làm quan việc giữ mình trong sạch thanh liêm thể hiện qua những việc cần phải làm cho nhân dân và những điều không được làm.

Cần: là cần cù siêng năng, chăm chỉ, kiên trì làm tốt nhiệm vụ, chức trách của mình đối với vua với nước.

Thận: là sự thận trọng, ôn tồn, không vội vã trước lời nói, hành động của mình đối với vua và dân. Nếu phải thốt lời sai với vua quan thì gây tai vạ, còn xử sai oan tình thì dân oán trách chê bai.


Đảm bảo cho việc thực hiện bốn chuẩn mực ông đề ra 10 điều răn:

Thứ nhất, đạo làm quan phải luôn cố gắng hết sức lực của mình, cống hiến đền đáp ân vua, phục vụ cho nhân dân, hình dung về điều này Ông ví bản thân mình là con nợ của dân và bản thân mình như “khuyển mã” nên lúc nào cũng phải ngay thẳng mà hang hái thêm nữa.

Khuyển mã ngô sinh tứ thập niên, Đồ đa tuế nguyệt cánh đa khiên. Nghĩa là:

Khuyển mã đời ta bốn chục rồi,

Uổng bao năm tháng lắm lầm sai.[17, tr.290]

Thứ hai, làm quan phải giữ tâm trong sáng, tu dưỡng nền đạo đức của bản thân mình, dứt bỏ hết cái hám lợi hám dục trần tục, chặt đứt “lòng tư lợi và dục vọng”, hết lòng phục vụ cho dân cho nước. Luôn nhắc nhở bản thân hước về điều thiện lành, thuần khiết thanh liêm không thẹn với trời xanh, tránh xa đọa đầy cõi địa ngục vì gian tham, hám dục.

Thứ ba, người làm quan có ơn thì phải báo đáp, tuyệt đối trung thành mà báo đáp ân vua, nợ nước. Nếu không báo đáp thì là kẻ tiểu nhân kém cỏi, thiên hạ chê cười, Ông ví mình: “Năm đời đội ơn nước, ta đã báo đáp được bao nhiêu? Cái học sáu kinh của gia đình truyền cho, chớ coi nhẹ mà vứt bỏ. Nhìn lại chỉ còn mình ta là thua kém, hãy đừng để cho thiên hạ chê cười”.[17, tr.292]

Thứ tư, người làm quan phải giữ vững “chân tâm” luôn tự bồi nhân trí, nâng cao trình độ để biết được cái tốt xấu, đúng sai giúp dân giúp nước chống kẻ gian tham, phân trần được đâu là người bị hàm oan, đâu là kẻ gây tội ác mà kịp bảo vệ, mà kịp trừng trị vỗ yên lòng dân chúng: “Phân biệt được cái xấu, cái tốt chẳng cho kẻ nào lẩn tránh, trừ diệt được yêu ma khó tránh thoát. Vỗ yên dân, cai quản nha lại, hai việc đều khó nhưng với chân tâm có thể vượt qua được sóng gió của bể loạn”.[17, tr.293]

Thứ năm, người làm quan phải thấm nhuần triết lí nhân trị và đức trị của Nho gia, biết kết hợp với đạo lý vô vi nhi trị của Đạo Giáo. Dùng nhân dùng đức mà


trị vì thiên hạ, dùng cái tâm thanh thản an yên bất màng lợi danh thuần khiết theo cái lẽ tự nhiên mà hành sự: “Tự trong nhà mình giữ được sự vui vẻ và đâu đâu cũng có gió xuân thì có sự êm ấm. Dạy dỗ bằng yêu thương thì kẻ ác hóa hiền như trẻ nhỏ; nét mặt vui vẻ thì chuột cáo cũng hết tình ranh ma”.[17, tr.294]

Thứ sáu, quan thanh liêm muốn cần muốn nhẫn thì phải tránh xa tửu sắc, lời xu nịnh của kẻ gian tham, bản thân hết sức tránh sự tự mãn, an nhàn, hưởng thụ mà quên đi việc là phải quan tâm đời sống của dân chúng. “Những muốn cười cho cửa công sao mà sâu tựa biển. Bởi do an nhàn, thích chơi bời mà dễ sinh ra kiêu ngạo, xa hoa”.[17, tr.295]

Thứ bảy, phải luôn “giữ nề nếp xưa”, lấy nhân dân làm tiêu chuẩn của mọi hành động của mình, đừng quá tự mãn tự kiêu, tự cạnh mình có trí thông minh mà quên đi cái nền nếp cũ, quên mất cái chuẩn là lợi ích của dân mình.

Thứ tám, hưởng bổng lộc của vua là tiền thuế của dân nên phải hết lòng xây dựng phát triển chi đất nước, phục vụ cho đời sống ấm no của nhân dân, chứ nợ dân mồ hôi biết sao đây?: “Tạo hóa sinh ra ta không phải để ngồi không, đối với cái lợi, cái hại của dân sớm đã có quan hệ...Bổng lộc anh được hưởng là mỡ dầu của dân nhưng liệu có làm nên việc gì? Ăn không như ta cũng mặt dày”.[17, tr.297]

Thứ chín, hưởng đức hưởng phúc là điều ai ai cũng muốn, nhưng làm quan phải biết “tạo phúc” “trồng đức” không thể nào mà hưởng cái phúc mà mình không tạo, hưởng cái phúc mà mình không công không cán, lẽ nào đó là cướp của dân sao?, một sợi tơ, một hạt gạo đều là mồ hôi công sức của nhân dân, không muốn trồng cây phúc đức làm cái lợi cho dân thì đừng nên làm quan: “Hưởng phúc không khó mà tạo phúc mới khó. Phúc không tạo ra thì hưởng sao yên. Một sợi tơ, một hạt gạo đều nhờ phúc ấm của tổ tiên. Gấm vóc, cao lương là đầu mối của tai họa. Muốn cho nhà cửa rạng rỡ, hãy trồng cây đức.”.[17, tr.298]

Thứ mười, làm quan phải “ nhẫn” không được nóng vội mà phán quyết sai lầm, dù “khách”có nóng giận như lửa thì tâm người làm quan vẫn nguội lạnh như thường, nhận nại để tránh gặp phải “tai tinh”: “Đã học được bài minh ba chữ răn


kẻ làm quan: Thanh, Thận, Cần, lại càng nên đem chữ Nhẫn ra để chống lại “tai tinh”, ngôi sao gây tai họa.”.[17, tr.299]

2.1.3. Tư tưởng bảo vệ đạo đức thanh liêm của người làm quan

Dưới sự cai trị bảo thủ và trì trệ của triều đình nhà Nguyễn. Vào nửa cuối thế kỷ XIX dân đói lầm than, bọn quan lại cướp bóc tham nhũng vơ vét của dân. Đến nỗi trong một chỉ dụ 1851 của vua Tự Đức có viết:

Dân coi quan như kẻ thù, Quan sợ dân như hổ,

Quan mưu tích cho đầy túi tham [12]

Tư tưởng phê phán và chống nạn tham nhũng, bảo vệ, xây dựng đức thanh liêm của Đặng Huy Trứ thể hiện trong suốt cuộc đời làm quan của ông và trong nhiều tác phẩm văn thơ. Nổi bật nhất là tập “Từ Thụ Yếu Qui” được ông hoàn thành vào năm Đinh Mão 1867, có thể thấy sau hơn 130 năm thì những vấn đề ông đề cập đến về tham nhũng vẫn còn nguyên vẹn, cái thói hư tật xấu của kẻ làm quan lại không hề thuyên giảm mà hình như còn len lỏi bám sâu hơn trong tư tưởng và hằng ngày vẫn bòn rút vơ vét của nhân dân.

Quyển “Từ Thụ Yếu Qui” Nguyên bản có đến 2000 trang, đây được đánh giá là công trình nghiên cứu đồ sộ bằng chữ hán, tập hợp 2017 dẫn chứng về hối lộ, tham nhũng, đút lót của các quan tham. Bản dịch ra mắt đọc giả vào tháng 4 năm 1993 do hai đọc giả Nguyễn Văn Huyền và Phạm Tuấn Khánh phiên dịch. Nội dung sách dịch được rút gọn thành 206 trang và in ấn phát hành chỉ có 500 quyển.

“Từ Thụ Yếu Qui” có nghĩa là: Quy tắc chủ yếu trong việc từ chối hay thu nhận quà biếu, hối lộ. Gồm 104 điều không thể nhận và chỉ có 5 điều là có thể nhận. 104 trường hợp không thể nhận được biên soạn ở đầu sách chiếm 131 trang (từ trang 27 đến 158. 5 trường hợp “có thể nhận” là phần thứ hai (từ trang 159 đến trang 188), cả 5 trường hợp được nhận là chuyện thường tình lễ nghĩa trong xã hội: “lễ tết hằng năm đã thành tục lệ” thì có thể nhận. Việc tạ ơn có thể nhận. Giúp đỡ người khác thì có thể nhận quà đền đáp điều đó là hợp tình, hợp lý và hợp pháp.


Nhận khi điều được nhận là để tránh khỏi tai ương, hoặc nhận để thành tựu trên con đường sự nghiệp.

Với tinh thần trách nhiệm cao, Đặng Huy Trứ khiêm tốn khi nói lên mục đích của viết Tự thụ yếu quy là tự răn dặn bản thân làm quan của mình và để lại cho con cháu đời sau, không kêu ca rằng mình là một đấng quan thanh liêm nào cả. Ông cho biết từ lúc viết kể về trước có những cái không thể nhận mà lỡ đã nhận thì là do bản thân mình mơ hồ, nhưng từ đây phải nương vào những điều tự viết này mà thực hiện theo hằng ngày để không phạm vào điều cấm của thánh hiền.

Trong tác phẩm Ông nêu bật lên hai quan điểm lớn và xuyên suốt: giáo dục người làm quan và chú trọng đến việc trị gia.

Ông nêu lên 38 điều người làm quan phải có: cần, cù, thận trọng, công tâm, thành thật, khiêm tốn, khoan hòa, giữ chữ tín, không nghe lời siểm nịnh, cần có tình người, lo làm điều lợi, phải biết kết bạn, không nịnh bợ kẻ quyền quý, đừng ham chơi sang, không bày mưu kiện cáo. Ông cho rằng nếu đời sau của mình “ nếu mảy may nhận càn hối lộ như ở 104 trường hợp nói trên, mà lại còn có thể nhất thiết khước từ cả 5 trường hợp ở phần sau thì nhân phẩm còn cao hơn ta gấp vạn lần”[21, tr.423]

Đặng Huy Trứ cho rằng việc trị gia cần chỉ có 3 điều: cần – kiệm- nhân hậu. Cần trong cai quản gia đình, kiệm để giữ lấy gia can, nhân hậu để bồi đắp thêm cho gia đình. Ông đề ra 24 điều giáo dục con cái: kỉ luật trong giáo huấn, ăn mặc giản dị, không chiếm tài sản của kẻ khác, khéo xử sự với xóm làng, đừng quá hà tiện trong việc thiện lành.

Những hình thức mà quan tham, hối lộ diễn ra thời Đặng Huy Trứ được Ông kể ra như:

Kẻ sĩ tử đi thi chỉ mong cầu được đỗ đạt trong khi tài thì hèn mọn, lại đem tiền đúc lót cho quan canh thi để mong tiến thân bằng con đường mờ ám, làm hại cho dân không hề nhỏ, sau này cứ hễ muốn tiến thân là hối lộ, làm quan rồi ra sức vét vơ. “Thứ hối lộ ấy không thể nhận”

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023