Phương Pháp Và Công Cụ Thu Thập Thông Tin

+ Tăng sinh mạch máu nhiều: mạch máu dày đặc vùng SMLT và mặt sau bàng quang, mạch máu tăng sinh cả về số lượng và kích thước.

Tiêu chuẩn chẩn đoán chửa ở SMLT trong giới hạn của đề tài:

- Có tuổi thai dưới 12 tuần

- Có tiền sử mổ lấy thai trước đó

- Siêu âm đường âm đạo trước thủ thuật được chẩn đoán CSMLT theo tiêu chuẩn RCOG 2014.

- Siêu âm ổ bụng để chẩn đoán và điều trị.

- Không có dấu hiệu sẩy thai

- Giải phẫu bệnh: Tổ chức gai rau

Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả hút thai dưới siêu âm đơn thuần

* Tiêu chuẩn thành công, thất bại

- Thành công: nếu hút thai dưới siêu âm không có tai biến gì, không phải chuyển phương pháp điều trị trong khoảng thời gian từ sau thủ thuật hút thai đến lúc ra viện.

- Thất bại: nếu hút thai có tai biến (chảy máu, thủng tử cung, tổn thương các tạng lân cận, nhiễm khuẩn) hoặc phải chuyển phẫu thuật.

* Đánh giá các mối liên quan:

Đánh giá tỷ lệ thành công, thất bại của phương pháp hút thai dưới 12 tuần chửa ở SMLT dưới siêu âm theo các yếu tố:

- Khoảng thời gian với lần MLT gần nhất: < 6 tháng, < 12 tháng, 12 - 24 tháng, > 24 tháng.

- Số lần mổ lấy thai: 1 lần, 2 lần, ≥ 3 lần.

- Nồng độ β-hCG trước thủ thuật: < 10000, 10000 - 20000, > 20000 (đơn vị mIU/mL)

- Siêu âm

+ Tuổi thai: ≤ 6 tuần, 6 tuần 1 ngày - 8 tuần 6 ngày, ≥ 9 tuần.

+ Mức độ tăng sinh mạch máu

+ Vị trí khối thai theo siêu âm

Các tai biến và xử trí: truyền máu, nhiễm trùng, cắt lọc sẹo mổ cũ, khâu tử cung, thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị, nạo hút lại.

2.5. Cách thức tiến hành‌

2.5.1. Các bước nghiên cứu‌

Thu thập số liệu về ĐTNC được chẩn đoán và xử trí thai chửa ở sẹo mổ lấy thai dưới 12 tuần tại BVPSHN theo “Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu”.

Nghiên cứu tiến hành qua các mốc thời gian sau:

- Tháng 3/2022: viết đề cương và xây dựng “Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu”.

- Tháng 4/2022: chọn ĐTNC, thu thập dữ liệu từ hô sơ bệnh án theo “Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu”. Phân tích và xử lý số liệu.

- Tháng 5/2022: viết bàn luận và hoàn thành nghiên cứu.

2.5.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin‌

a. Phương pháp thu thập thông tin

Hồi cứu hồ sơ bệnh án

b. Công cụ thu thập thông tin

Thiết lập phiếu thu thập thông tin nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (Phụ lục 1)

2.5.3. Sai số và khống chế sai số mắc phải‌

a. Sai số

- Sai số ghi chép thông tin: do bệnh án thiếu thông tin, điều tra viên không điền đủ thông tin.

- Sai số khi nhập liệu: người nhập liệu bỏ sót phiếu, nhầm lẫn giữa các câu hỏi và các phiếu

b. Cách khắc phục sai số

- Tiến hành thực nghiệm phiếu thu thập thông tin nghiên cứu nhiều lần, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp.

- Điều tra viên báo cáo lại các trường hợp bệnh án thiếu thông tin.

- Xem xét, kiểm tra lại các bệnh án nghiên cứu không đầy đủ thông tin sẽ được điều tra lại.

- Việc nhập liệu được tiến hành ngay sau khi số liệu được thu thập nhằm đảm bảo tính chính xác và có thể khắc phục ngay được những sự cố gặp phải trong quá trình nhập liệu.

2.6. Xử lý và phân tích số liệu‌

- Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, số liệu được làm sạch, mã hóa và xử lý theo các thuật toán thống kê y học.

- Phần mềm xử lý SPSS Statistic 20.0.

- Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng phần trăm (%), giá trị trung bình, so sánh giữa các nhóm bằng test T và khi bình phương (để tính giá trị trung bình và khi bình phương), khi p < 0,05 thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

2.7. Đạo đức nghiên cứu:‌

Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và CTHSSV Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN cho phép thực hiện nghiên cứu.

Nghiên cứu tiến hành đã được sự cho phép của Ban Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Nghiên cứu chỉ tiến hành thu thập thông tin từ bệnh án, không can thiệp trên người bệnh, không làm sai lệch kết quả điều trị của người bệnh.

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khoa học, đóng góp phần nào cho chăm sóc sức khỏe sinh sản, không nhằm mục đích nào khác. Nghiên cứu đảm bảo quy định về đạo đức nghiên cứu y học của Bộ Y tế đã quy định.

Các thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy, chính xác.

2.8. Sơ đồ nghiên cứu‌


Thai phụ nhập viện



Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng



Hút thai đơn thuần dưới siêu âm

Xử trí bằng phương pháp khác

Đưa vào nghiên cứu

Loại khỏi nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn

Tiêu chuẩn loại trừ

Siêu âm: CSMLT theo tiêu chuẩn RCOG 2014


Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án



Nhập liệu, phân tích số liệu Và hoàn thành nghiên cứu

Chương 3:‌

KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU


Trong khoảng thời gian từ 01/07/2020 - 30/06/2021 có 2419 phụ nữ được khám và chẩn đoán chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Trong đó, số lượt khám và được chẩn đoán chửa ở sẹo mổ lấy thai cũ là 306 thai phụ, chiếm 12,7% tổng số ca GEU.

12,7%

87,3%

CNTC tại sẹo mổ lấy thai

CNTC vị trí khác

Biểu đồ 3.1. Phân bố chửa ngoài tử cung năm 2021

Theo thống kê, trong năm 2021 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ghi nhận 33856 ca đẻ, số trường hợp đẻ mổ là 19598 ca, chiếm 57,9% [43].

28,1%

Điều trị bằng hút thai

Điều trị bằng phương pháp khác

71,9%

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ điều trị CSMLT bằng nạo hút

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các trường hợp thai dưới 12 tuần chửa ở sẹo mổ lấy thai cũ, được điều trị lần đầu bằng phương pháp hút thai tại Khoa Phụ ngoại A5 - BVPSHN với trường hợp thỏa mãn yêu cầu của nghiên cứu là 86 trường hợp, chiếm 28,1% trong tổng số chửa ở SMLT và chiếm 3,6% các trường hợp được chẩn đoán thai ngoài tử cung.

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu‌

3.1.1. Đặc điểm về tuổi‌

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu


Độ tuổi (năm)

Số bệnh nhân (n)

Tần suất (%)

≤ 18

0

0

19 – 29

14

16,3

≥ 30

72

83,7

Tổng

86

100

Tuổi trung bình (̅X ± SD)


34,05 ± 5,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí thai dưới 12 tuần chửa ở sẹo mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 5

Nhận xét:

Độ tuổi hay gặp trên 30 tuổi với 72/86 trường hợp, chiếm 83,7%. Tiếp đến là nhóm tuổi 19 - 29 tuổi với 14/86 trường hợp, chiếm 16,3%. Không có trường hợp nào ≤ 18 tuổi. Độ tuổi trung bình là 34,06 ± 5,06 tuổi. Bệnh nhân trẻ nhất là 21 tuổi, cao tuổi nhất là 44 tuổi.

3.1.2. Đặc điểm về nơi cư trú‌


29,1%


Hà Nội

Các tỉnh khác


70,9%

Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú

Nhận xét:

Đa số bệnh nhân sinh sống ở Hà Nội với 61/86 trường hợp, chiếm 70,9%, và 25 bệnh nhân sinh sống ở các tỉnh thành khác chiếm 29,1%.

3.1.3. Tiền sử sản khoa‌

3Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu


Số lần

PARA

0 lần

1 lần

2 lần

≥ 3 lần

Tổng

P

0

13

55

18

86

A

86

0

0

0

86

R

22

26

25

13

86

A

0

13

56

17

86

Nhận xét:

- Tiền sử sinh 2 lần xuất hiện đa số với 55/86 trường hợp, chiếm 64,0%. Trong 86 trường hợp nghiên cứu, không có trường hợp nào có tiền sử sinh non.

- Nghiên cứu ghi nhận có 22 trường hợp không có tiền sử sẩy, nạo hút thai (chiếm tỷ lệ 25,6%). Có 64 trường hợp có tiền sử sẩy, nạo thai chiếm 74,4%, trong đó số trường hợp sẩy, nạo hút thai từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,1%.

3.1.4. Tiền sử mổ lấy thai‌

Bảng 3.3. Phân bố theo tiền sử mổ lấy thai


Số lần mổ lấy thai

Số bệnh nhân (n)

Tần suất (%)

1 lần

21

24,4

2 lần

52

60,5

≥ 3 lần

13

15,1

Tổng

86

100

Nhận xét:

- Số trường hợp có tiền sử mổ lấy thai 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 60,5% (52 bệnh nhân).

- Số trường hợp mổ lấy thai từ 3 lần trở lên có tỷ lệ thấp nhất 15,1% (13 bệnh nhân)

- Có 21 bệnh nhân mổ lấy thai 1 lần chiếm 24,4%.


Bảng 3.4. Thời gian từ lần mổ lấy thai gần nhất


Thời gian từ lần MLT gần nhất


Số bệnh nhân (n)


Tần suất (%)

< 6 tháng

1

1,2

< 12 tháng

4

4,7

12 – 24 tháng

17

19,8

> 24 tháng

64

74,3

Tổng

86

100


Nhận xét:

- Hay gặp chửa sẹo mổ lấy thai ở những thai phụ có thời gian mổ lấy thai gần nhất trên 24 tháng với 64/86 trường hợp, chiếm 74,3%.

- Có 5 trường hợp thời gian mổ lấy thai gần nhất dưới 12 tháng, chiếm 5,8%, trong đó trường hợp mổ lấy thai gần nhất cách 5 tháng.

- Khoảng cách xa nhất với lần mổ gần nhất ghi nhận được là 9 năm.

Ngày đăng: 19/03/2024