Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 1


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

----------***----------


NGUYỄN THÀNH KHÁNH


TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX - TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21


Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM


HUẾ - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án


NGUYỄN THÀNH KHÁNH


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô giáo Khoa Ngữ văn trường Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Duy Tân và Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Huế đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn chỉnh luận án.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Phong Nam - Người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này.


Huế, ngày 20 tháng 09 năm 2016 Nguyễn Thành Khánh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1.1. Giai đoạn trước 1945 7

1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 10

1.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay 12

1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 21

1.2.1. Những vấn đề đã được thống nhất 21

1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận 22

CHƯƠNG 2. DIỆN MẠO TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 25

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN TRINH THÁM 25

2.1.1. Khái niệm truyện trinh thám 25

2.1.2. Đặc trưng thể loại truyện trinh thám 31

2.1.3. Phân loại truyện trinh thám Việt Nam 41

2.2. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM47 2.2.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển 47

2.2.2. Quy luật vận động của truyện trinh thám 50

2.2.3. Truyện trinh thám trong tiến trình hiện đại hóa văn xuôi 58

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 64

3.1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 65

3.1.1. Nhân vật thám tử 65

3.1.2. Nhân vật tội phạm 76

3.2. HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN 83

3.2.1. Hình tượng không gian 83

3.2.2. Hình tượng thời gian 91

CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN VÀ PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 99

4.1. CỐT TRUYỆN 99

4.1.1. Vấn đề cốt truyện truyện trinh thám 99

4.1.2. Mô hình cốt truyện truyện trinh thám Việt Nam 103

4.2. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT 113

4.2.1. Điểm nhìn - vai kể 114

4.2.2. Ngôn ngữ trần thuật 123

KẾT LUẬN 137

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


MỞ ĐẦU

Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc. Với sự gặp gỡ văn minh Phương Tây, sự tiếp thu mạnh mẽ và rộng rãi những tinh hoa văn hoá thế giới, văn học Việt Nam đã bứt ra khỏi hệ hình văn học trung đại, để tiến hành công cuộc hiện đại hoá. Văn học nước ta đã thay đổi nhanh chóng, với những thành tựu rực rỡ. Đây cũng là lúc thể loại văn học trinh thám được hình thành và phát triển.

So với các thể loại khác, truyện trinh thám xuất hiện khá muộn, tuy vậy nó lại có những bước tiến rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, nó đã có một diện mạo khá hoàn chỉnh, với sự góp công của nhiều cây bút tên tuổi và số lượng tác phẩm lên đến hàng trăm cuốn. Thể loại này đã thu hút được rất đông độc giả thuộc đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội. Thông qua việc tiếp thu một thể loại của phương Tây, kết hợp với truyện vụ án phương Đông và các thể loại văn học truyền thống, nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cộng đồng. Mức độ ảnh hưởng đến người đọc của truyện trinh thám trên thực tế là rất lớn. Đây là thể loại thường tạo nên những con số đáng kinh ngạc về lượng sách phát hành.

Truyện trinh thám đã khẳng định được vị thế của mình trong đời sống văn học dân tộc. Tuy vậy, thể loại này lại không được giới chuyên môn đề cao. Vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân thuộc về quan niệm, nhận thức, ngay từ khi mới ra đời, thể loại văn học trinh thám đã bị coi là không có giá trị gì đáng kể, ngoài việc giải trí. Phần lớn các nhà nghiên cứu, thậm chí ngay cả các nhà văn viết truyện trinh thám cũng đều xem thể loại này là một thứ văn chương “hạng hai”, xoàng xĩnh. Truyện trinh thám bị đánh giá là thua kém các thể loại khác về giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng.

Như vậy là đã có một sự vênh lệch rất lớn trong quan niệm của giới nghiên cứu, phê bình và công chúng thưởng thức về cùng một hiện tượng văn học. Đây là một nghịch lý trong đời sống văn học ở nước ta. Chính vì vậy mà từ lâu nay, các nhà chuyên môn đã dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, lý giải nhiều vấn đề liên quan đến thể loại truyện trinh thám Việt Nam. Trên thực tế, trong thời gian gần đây, đã có không ít tác phẩm được sưu tầm và tái bản để đáp ứng nhu cầu của độc giả; mặt khác cũng đã có nhiều cuộc Hội thảo được tổ chức, nhiều công t nh nghiên cứu, khảo luận về văn học


trinh thám được công bố. Có thể coi đó là một sự nỗ lực trong việc đưa đến một cái nhìn khách quan, công bằng hơn về vai trò và vị trí của thể loại truyện trinh thám Việt Nam.

Tuy nhiên, chưa thể nói rằng mọi vấn đề của truyện trinh thám đã được giải quyết một cách sáng tỏ và thỏa đáng. Vẫn còn nhiều câu hỏi về thể loại chưa được trả lời, nhiều vấn đề cơ bản vẫn chưa có được tiếng nói chung giữa các nhà nghiên cứu. Thậm chí còn nhiều vấn đề mang tính bản chất của thể loại này cần được nhận thức lại. Chẳng hạn những vấn đề có tính “nhận thức luận” về thể loại, vấn đề lịch sử hình thành, quy luật vận động, vai trò của truyện trinh thám trong tiến trình hiện đại hóa văn học, những đặc trưng cơ bản của truyện trinh thám Việt Nam ... Nghiên cứu và giải quyết đúng đắn những vấn đề trên không chỉ góp phần soi sáng một hiện tượng văn học độc đáo mà còn mở ra một hướng nhìn mới về việc đa dạng hóa chức năng văn học trong quá trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng là lý do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài luận án.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Truyện trinh thám Việt Nam được hình thành trên cơ sở tiếp thu và cải biến mô hình của văn học Phương Tây. Đây là một phương pháp sáng tạo thích hợp được các nhà văn áp dụng trong thời điểm giao thời. Để làm phong phú thêm cho văn học dân tộc, các nhà văn đã tạo nên một thể loại văn học mới, chưa từng có tiền lệ trong văn học dân tộc bằng việc mô phỏng nhưng có sự sáng tạo, tiếp biến cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý độc giả bản địa. Chính vì vậy truyện trinh thám Việt Nam vừa có dáng dấp của truyện trinh thám Phương Tây nhưng lại có những nét đặc thù.

Mục tiêu chủ yếu của luận án này là làm rò những đặc điểm của thể loại truyện trinh thám Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX trên các vấn đề: lịch sử hình thành và phát triển, quy luật vận động; các phương diện nội dung và nghệ thuật của thể loại...

Trên cơ sở mục tiêu đã xác định như trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện tiến trình lịch sử của thể loại truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX .

- Tìm hiểu những điểm đặc trưng thể loại của truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, thông qua việc phân tích, đánh giá các yếu tố cụ thể như thế giới hình


tượng (hình tượng nhân vật, không gian, thời gian), tổ chức tác phẩm (cốt truyện, kết cấu), phương thức trần thuật (ngôn ngữ, giọng điệu…).

- Xác định vai trò, giá trị của thể loại truyện trinh thám đồng thời khái quát quy luật vận động của nó trong tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Nghiên cứu truyện trinh thám Việt Nam là một việc làm cần nhiều công sức, bởi hiện tại trong giới khoa học vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về những vấn đề rất cơ bản liên quan đến thể loại trinh thám (Định nghĩa thế nào là truyện trinh thám? Truyện trinh thám ở Việt Nam xuất hiện lúc nào? Tác giả trinh thám đầu tiên là ai? Truyện trinh thám có phải là thể loại văn học hay không?…). Chính vì thế, bên cạnh nhiệm vụ chính, chúng tôi còn phải giải quyết những vấn đề liên quan khác, có tính chất lý thuyết, lý luận về thể loại này. Chúng tôi coi đó cũng là những nhiệm vụ cần thiết được giải quyết trong luận án.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn xuôi thuộc thể loại trinh thám xuất hiện trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX. Tác phẩm đó cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể: về cốt truyện, phải có đủ hai yếu tố cơ bản nổi bật là các sự kiện làm nên một vụ án người điều tra (bao gồm nhân vật thám tử/ một người có nghĩa khí anh hùng/ một vị quan thanh liêm/ một thanh niên trí thức tiến bộ …). Về kết cấu, tác phẩm được tổ chức theo mô thức “đố - giải đố”, truyện kết thúc khi vụ án được giải mã. Về văn bản, tác phẩm được viết bằng văn xuôi quốc ngữ, gồm các ấn phẩm đã in (thành sách, đăng trên báo chí). Trên cơ sở tiêu chí như vậy, luận án của chúng tôi khảo sát các kiểu truyện trinh thám chủ yếu sau:

- Truyện trinh thám kỳ án: Gồm một số truyện trinh thám có yếu tố kinh dị, kỳ ảo của Thế Lữ.

- Truyện trinh thám suy luận: gồm những truyện kể về nhân vật thám tử (chẳng hạn truyện Lê Phong phóng viên của Thế Lữ; truyện thám tử Kỳ Phát, Huỳnh Kỳ của Phạm Cao Củng…).

- Truyện trinh thám mang màu sắc ái tình - hành động - vò hiệp (cốt truyện có vụ án và người điều tra vụ án). Ở nhóm này có khi tác phẩm được đề là “ái tình tiểu thuyết”, “hành động tiểu thuyết”, “vò hiệp tiểu thuyết, “kỳ tình tiểu thuyết” … song do chúng đáp

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí