Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Truyền Thông Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Báo Chí

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được phê duyệt là định hướng chính sách quan trọng cho những bước phát triển đột phá hơn nữa của du lịch Việt Nam trong thập kỷ mới [2].

Đối với tỉnh Cà Mau, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cũng đã quan tâm có nhiều chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương để phát triển du lịch tỉnh nhà như đã triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương… Đặc biệt là ngày 20/07/2012, UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ: “Quan điểm chủ đạo trong phát triển du lịch Cà Mau là phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài… Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới…”

Định hướng phát triển du lịch ở Cà Mau là tập trung theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh. Tỉnh uỷ cũng đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10/10/2016 về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 14/4/2017 thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ… Nghị quyết 04 cũng đã xác định quan điểm là “Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch nhanh, bền vững, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam và quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh; đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Qua đó, cho thấy Cà Mau luôn khẳng định vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh [36, tr.139].

Theo Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 và theo Quyết định 1062/QĐ-UBND ngày 24/7/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia U Minh hạ; phát triển du lịch Cụm đảo Hòn Khoai; Hòn Đá Bạc, Bãi Khai Long; đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hoá – sinh thái đặc thù của tỉnh [36, tr. 3].

Theo Chương trình xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ thu hút trên 50 dự án đầu tư trong và ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong đó, đầu tư FDI khoảng 10 dự án, trọng tâm là vào các dự án như: cảng biển Hòn Khoai, cảng Năm Căn, khu liên hợp công nghệ cao, dự án điện gió, điện mặt trời…[36, tr. 9].

Từ các cơ sở và căn cứ nêu trên, có thể nhận thấy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc đề ra các chính sách để quản lý và phát triển du lịch bền vững, giúp cho ngành du lịch Việt Nam, và du lịch của ĐBSCL nói chung cũng như du lịch Cà Mau nói riêng phát triển không ngừng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Chiến lược phát triển thông tin, báo chí - truyền thông

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên các loại hình thông tin: báo chí, xuất bản, thông tin công cộng trên Internet, thông tin cơ sở (Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 8/11/2018 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Đáng lưu ý của Chiến lược chính là mục tiêu đến năm 2025, 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận báo in hoặc báo điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo chí giữ khu vực thành phố, thị xã và các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đạt mức 60%/40%. Về báo nói, báo hình, mục tiêu đến năm 2025, 70% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị,

thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các chương trình này…

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 5

Một trong những giải pháp mà Chiến lược đề ra là đối với các cơ quan báo chí thích ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ để có mô hình phù hợp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả công tác thông tin và tiết kiệm nguồn lực; chuyển đổi các đơn vị, bộ phận truyền dẫn phát sóng thành các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo mô hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Viễn thông khi đảm bảo các điều kiện cần thiết, đồng thời phù hợp với Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020…

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch” đến năm 2025 (Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 9/01/2019). Mục tiêu của Đề án nhằm đổi mới cách thức, nội dung và tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác thông tin, truyền thông về du lịch; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò động lực của ngành du lịch trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, về cơ chế chính sách phát triển du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của các vùng miền địa phương với các hình thức phong phú, đa dạng đến người dân, doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước nhằm góp phần quảng bá và điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng”.

1.3.2. Cơ sở pháp lý

- Các quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền thông tin và tiếp nhận thông tin và các quyền khác liên quan

Ở Việt Nam, “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hoá trong nhiều luật, nghị định như: Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng… Các quy định trên được thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội.

Khuôn khổ pháp lý trên đã góp phần thể chế hoá quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do

báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí…

Cụ thể, quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng. Trên không gian mạng, Nhà nước cùng đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội….

Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền tiếp cận thông tin (Điều 14, 16, 21, 28 Hiến pháp năm 2013). Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhiều văn bản pháp luật và văn bản dưới luật đã ban hành quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra và nắm giữ.

Nhằm thúc đẩy và triển khai hiệu quả quyền tự do ngôn luận, báo chí ở Việt Nam, trong thời gian qua, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc tham gia tích cực việc giám sát, phản biện đối với chính sách của Nhà nước. Quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, tham gia phản biện, giám sát của cá nhân, tổ chức được Đảng, Nhà nước ta tôn trọng, khuyến khích.

- Các quy định trong các luật liên quan:

+ Luật Du lịch năm 2017

Chính sách phát triển du lịch được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ ngày 01/010/2018, theo đó:

1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

a. Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;

b. Lập quy hoạch về du lịch;

c. Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

d. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

a. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;

b. Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

c. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;

d. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá và sản phẩm du lịch đặc thù khác;

e. Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;

f. Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;

g. Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khách cho khách du lịch.

+ Luật Báo chí 2016

Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.

Về luật pháp, Điều 16 Luật Báo chí năm 2016 quy định, cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của “cơ quan của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam” (khoản 1 Điều 14); và khoản 1 Điều 17 về điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí quy định cơ quan báo chí phải: “Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử)”. Qua đó, có thể thấy hai vấn đề cơ bản đối với cơ quan báo chí là tư cách ngôn luận của cơ quan chủ quản, sản phẩm thông tin phải luôn phù hợp với tôn chỉ, mục đích, với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và đối tượng phục vụ.

Trên cơ sở quy định Điều 25 Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm 2016 đã cụ thể hoá quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Nội hàm của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đã được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chí năm 2016.

Điều 10 giải thích cụ thể công dân có các quyền tự do báo chí sau: Sáng tạo tác phẩm báo chí; Cung cấp thông tin cho báo chí; Phản hồi thông tin trên báo chí; Tiếp cận thông tin báo chí; Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; In, phát hành báo in.

Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

1.4.1. Những yêu cầu chung

- Đối với chủ thể thông tin:

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách và khả năng tiếp nhận của công chúng” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại biểu Nhân dân, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức ngày 8/11/2018, diễn giả Vũ Thanh Vân (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Truyền thông phải xuất phát từ nhu cầu và trình độ tiếp nhận của công chúng, chứ không phải xuất phát từ trình độ và nhu cầu của những người làm truyền thông. Có như vậy, người dân mới tiếp nhận và hấp thụ hết được những thông điệp truyền thông, từ đó chính sách sẽ đi vào cuộc sống”. Đồng quan điểm, diễn giả Se-Hoon Jeong (Hàn Quốc) cho rằng: “Người làm truyền thông phải lấy công chúng làm trung tâm thông qua việc phải lựa chọn chính xác các kênh truyền tải thông điệp truyền thông phù hợp với nhu cầu tiếp nhận và trình độ nhận thức của từng nhóm công chúng. Có như vậy chu trình truyền thông chính sách mới phát huy hiệu quả” [43].

Trên Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay, số 20, tháng 6/2019, tác giả Hà Huy Phượng nhận định, thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân sở hữu trong tay các phương tiện truyền thông, nhất là báo chí, nhưng lại chưa phát huy hết tác dụng của chúng trong truyền thông chính sách. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, dù là báo chí công hay tư thì chính phủ cũng yêu cầu phải dành thời lượng nhất định để truyền thông chính sách, vì đây là lợi ích của quốc gia, báo chí không thể đứng ngoài cuộc.

Ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, thu hút sự quan tâm, sử dụng của công chúng rất lớn. Chủ thể ban hành chính sách cần sử dụng các phương tiện truyền thông mới để truyền thông chính sách phát triển du lịch hiệu quả. Đồng thời, sử dụng nhiều loại hình, phương tiện, thể loại khác nhau để hợp thành “binh chủng” mạnh truyền thông chính sách.

Các chủ thể truyền thông đại chúng cần có trách nhiệm truyền thông chính sách một cách thường xuyên, liên tục và có đánh giá hiệu quả, hiệu lực rõ ràng, minh bạch [13].

- Đối với thông điệp:

Thứ nhất, thông điệp truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí phải phù hợp với công chúng/nhóm đối tượng và thể hiện rõ mục tiêu của chiến dịch/kế hoạch truyền thông. Đối với nhóm đối tượng hoạch định chính sách, thông

điệp cần tạo sự ủng hộ tích cực cho các việc hoạch định chính sách và chủ trương thuận lợi cho các vấn đề truyền thông, thông qua các cam kết chính trị hoặc chương trình hành động.

Thứ hai, thông điệp phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, thông điệp phải phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với văn hoá, lối sống cộng đồng, dân tộc và phát triển bền vững. Ngoài ra, thông điệp còn phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội và thể hiện lợi thế của công chúng. Thông điệp cũng phải phù hợp với tính chất, đặc thù các kênh truyền thông.

Một điểm cần lưu ý trong xây dựng thông điệp truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí đó là thời điểm và tần suất xuất hiện thông điệp.

- Đối với kênh truyền thông: Lựa chọn kênh phù hợp để truyền thông chính sách phát triển du lịch hiệu quả; đồng thời, phải thích nghi với môi trường truyền thông hiện đại. Có 3 kênh đại chúng phổ biến mà chủ thể truyền thông sử dụng để truyền thông chính sách phát triển du lịch, đó là kênh in ấn, kênh truyền dẫn phát sóng và kênh đăng tải trên internet. Mỗi kênh đều có những thế mạnh và hạn chế riêng mà chủ thể truyền thông có thể nắm bắt, sử dụng để biểu đạt thông điệp truyền thông chính sách hiệu quả.

- Đối với đối tượng tiếp nhận: lấy công chúng làm trung tâm, không chỉ thể hiện ở việc công chúng là đối tượng chính sách, mà công chúng còn là người tham gia quá trình thực thi chính sách, phản hồi chính sách, lựa chọn chính sách và đánh giá tác động của chính sách.

- Các điều kiện đáp ứng:

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ truyền thông chính sách trong kỷ nguyên 4.0” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Cơ quan quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức, diễn ra ngày 01/11/2019 đã làm rõ tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho truyền thông chính sách trong kỷ nguyên số 4.0. Sự phát triển của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… đòi hỏi đội ngũ cán bộ truyền thông chính sách phải có năng lực ứng dụng công nghệ. Do đó, cán bộ truyền thông chính sách không chỉ cần nắm vững chủ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023