Đặc Điểm Và Vai Trò Của Truyền Thông Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Báo Chí

Ở nước ta, truyền thông chính sách hướng tới mục tiêu giúp người dân có thể thực hiện được vai trò “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trên thực tế, truyền thông tham gia vào tất cả các khâu trong quy trình chính sách từ lên kế hoạch, hoạch định, xây dựng, thực thi đến phân tích và điều chỉnh chính sách.

Truyền thông chính sách là quá trình chủ thể chính sách tiếp cận, gắn kết công chúng thông qua các phương thức, phương tiện truyền thông phù hợp nhằm làm cho công chúng hiểu biết và ủng hộ chính sách, kích thích nhu cầu tìm hiểu, tham gia thảo luận và góp ý chính sách của công chúng. Ở một mức độ cao hơn, truyền thông chính sách lý giải, phân tích và thuyết phục để giành được sự ủng hộ rộng rãi, tự nguyện của công chúng. Truyền thông chính sách còn được hiểu đó là một hoạt động của chủ thể ban hành chính sách sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt thông điệp chính sách tới khách thể chính sách là dân chúng xã hội nói chung hoặc nhân viên của một tổ chức, đơn vị cụ thể.

- Khái niệm “truyền thông chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch muốn đi vào cuộc sống và đạt được hiệu quả và hiệu lực xã hội thì khâu truyền thông chính sách cần được chú trọng.

Có thể hiểu, truyền thông chính sách phát triển du lịch là truyền đạt, lan truyền, chuyển tải thông tin, để người dân và dư luận xã hội biết và hiểu về chính sách phát triển du lịch. Cụ thể là các chủ trương và hành động thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, phù hợp xu thế phát triển du lịch của thời đại, đáp ứng mong muốn của Nhân dân và đúng định hướng phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Qua đó, người dân hiểu rõ, tham gia, hợp tác, đồng thuận trong quá trình thực thi chính sách vì lợi ích của Nhà nước và của chính người dân. Dựa vào truyền thông, Nhà nước có thể tuyên truyền, đưa ra các thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện, điều chỉnh các chính sách phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung.

- Khái niệm “báo chí địa phương”

Cơ sở lý luận báo chí đã chỉ ra, báo chí là phương tiện thông tin tác động đến đông đảo công chúng một cách thường xuyên, liên tục nhất. Hoạt động của báo chí luôn gắn với chính trị, mục đích của báo chí là mục đích chính trị, báo chí lôi kéo,

tập hợp, giáo dục và thuyết phục, tổ chức đông đảo Nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề về kinh tế - văn hoá - xã hội. Báo chí tuyên truyền thông qua sự kiện và vấn đề thời sự, lựa chọn thông tin sự kiện, qua đó tác động đến nhận thức của công chúng theo định hướng tư tưởng đã được hoạch định.

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, báo chí là công cụ đắc lực của Đảng với thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủ động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội; thông tin cập nhật tình hình trong nước và quốc tế. Báo chí là diễn đàn của Nhân dân, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân và góp phần giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Báo chí gắn bó mật thiết với Nhân dân, không chỉ thực hành chức năng phản ánh xã hội, cung cấp thông tin, luận cứ hướng dẫn tư tưởng và hoạt động cho người đọc, người xem, người nghe mà còn phục vụ nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân. Báo chí thực sự là vũ khí sắc bén, hiệu quả trong mọi mặt đời sống chính trị - xã hội.

Báo chí địa phương là công cụ của cấp uỷ và chính quyền địa phương; là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương đó. Báo chí địa phương bám sát, phản ánh kịp thời mọi hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, thiết thực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

1.2. Đặc điểm và vai trò của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

1.2.1. Đặc điểm của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 4

Đặc điểm của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí là thông điệp được truyền tải đến công chúng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên hoạt động này chịu tác động từ nhiều phía: các nhóm công chúng xã hội, các thiết chế xã hội mà phương tiện là báo, đài; và các cơ quan quản lý nhà nước.

Có thể nhận biết một số đặc điểm cơ bản sau:

- Đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội. Trong thời đại công nghệ truyền thông số và toàn cầu hoá, truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí không chỉ tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội, mọi vùng miền trong cả nước mà còn cả các châu lục khác trên hành tinh. Đối với báo

in, báo phát thanh, truyền hình, báo điện tử, sự tác động là đồng thời, toả khắp. Đặc biệt báo điện tử mở rộng tầm mắt cho công chúng trên phạm vi rộng lớn, lan toả, tác động ra ngoài biên giới quốc gia, lãnh thổ.

- Có tính dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo. Đối tượng tác động của báo chí là công chúng xã hội, do đó, truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí phải bảo đảm cho số đông người cùng hiểu và hiểu như nhau, từ đó thống nhất nhận thức nhanh, cùng hành động nhanh. Dễ nhớ, dễ hiểu, tức là truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí phải bảo đảm rằng người có trình độ cao tiếp nhận không nhàm chán, người trình độ trung bình không khó hiểu, người có trình độ thấp có thể hiểu một cách dễ dàng.

- Có mục đích rõ ràng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ, hành vi.

- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính tương tác qua lại giữa nhiều người). Cơ sở đánh giá hiệu quả tương tác thông tin báo chí là tạo ra đồng thuận xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững, tránh nguy cơ bất đồng.

- Tính phong phú, đa dạng:

+ Hình ảnh, âm thanh, chữ viết, hoặc nhiều người thể hiện thông điệp

+ Hình thức thể loại linh hoạt, phong phú.

+ Đối tượng tiếp nhận đa dạng.

+ Đối tượng phản ánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Nội dung thông điệp đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội

+ Hệ thống tín hiệu, phương tiện, phương thức sản xuất, truyền tải thông điệp đa dạng.

Đồng thời, tính phong phú, đa dạng, nhiều chiều đòi hỏi sự phù hợp với công chúng - nhóm đối tượng hết sức đa dạng, phù hợp với tâm lý và tâm trạng xã hội. Các kênh chuyển tải truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí phong phú, từ báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và sự liên kết giữa các loại hình báo chí với các mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác… Thông tin nhiều chiều, nhiều góc độ tiếp cận của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí giúp công chúng nhận thức sâu sắc hơn bản chất các vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

1.2.2. Vai trò của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

- Đối với quốc gia

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành điểm đến có sự cạnh tranh cao của du lịch thế giới. Du lịch không chỉ đơn thuần là ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cho mỗi quốc gia, du lịch còn có chức năng làm cầu nối cho các nền văn hoá, tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Do vậy, truyền thông chính sách phát triển du lịch là cách để Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập giao lưu quốc tế, là con đường để du lịch Việt Nam thực sự trở thành điểm đến có sự cạnh tranh cao của du lịch thế giới.

Vai trò truyền thông chính sách phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức, làm rõ chủ trương, chính sách cũng như những chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước, để xã hội hiểu đúng, ủng hộ và chia sẻ. Từ đó tạo sự đồng thuận của xã hội, các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương trong việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển trên mọi lĩnh vực của đất nước, nhất là đối với ngành công nghiệp không khói; đồng thời kích cầu du lịch, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác du lịch Việt Nam đối với các nước trên thế giới; tăng sức hút du lịch Việt Nam. Với khả năng tạo dựng diễn đàn để đối thoại và phản biện chính sách, báo chí và truyền thông tạo cầu nối giữa chủ thể và đối tượng chính sách.

- Đối với cơ quan ban hành và cơ quan báo chí

Để chính sách phát triển du lịch sát với thực tiễn cuộc sống, được xã hội đón nhận, thể hiện được sự đồng thuận giữa cơ quan ban hành và đối tượng thụ hưởng thì ngoài những yếu tố: năng lực, trình độ nhận thức… của những người trực tiếp soạn thảo chính sách thì việc truyền thông về chính sách có vai trò rất quan trọng.

Thực tế, truyền thông tham gia chặt chẽ và mọi khâu liên quan đến chính sách, từ hoạch định, soạn thảo, hoàn thiện đến thực thi, điều chỉnh chính sách. Hiệu quả của truyền thông chính sách phát triển du lịch hiện hành không chỉ quyết định

sự thành công của từng chính sách riêng lẻ mà còn góp phần bảo đảm năng lực điều hành của Chính phủ cũng như năng lực cầm quyền của Đảng.

Nhà nước ban hành cơ chế phối hợp và quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban hành chính sách phát triển du lịch với các cơ quan báo chí, trong việc truyền thông chính sách; từ khâu công bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, đến công bố rộng rãi cho nhân dân. Đảng và Nhà nước quy định những trường hợp bắt buộc các cơ quan làm chính sách phải mời báo chí tham gia vào quy trình chính sách; quy định rõ ràng, cụ thể về vận động chính sách; truyền thông rộng rãi, nâng cao năng lực của báo chí trong phân tích, phản biện chính sách; thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa báo chí với các cơ quan ban hành chính sách.

Nhà nước chủ trương tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí vào quy trình chính sách phát triển du lịch; coi báo chí là kênh khảo sát, thăm dò công chúng chính thức trong việc lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thiện chính sách, cũng như phản biện sửa đổi chính sách. Tiếp đó, Đảng và Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí về đào tạo nhân lực, cung cấp nguồn lực cho hoạt động truyền thông chính sách phát triển du lịch của các cơ quan báo chí.

Trong thực thi chính sách và đánh giá chính sách, báo chí có vai trò tuyên truyền, phổ biến chính sách của Chính phủ tới người dân, giám sát việc thực hiện chính sách, phát hiện những vấn đề bất cập của chính sách, phát hiện việc lợi dụng chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách thông qua dư luận công chúng xã hội và thông qua chính sự thăm dò, khảo sát, đánh giá của cơ quan báo chí. Đồng thời báo chí cũng là kênh thông tin rộng lớn và nhanh nhất, cung cấp thông tin, kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách của các quốc gia, đến với người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

Mặt khác, các cơ quan báo chí Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò và chức năng giám sát, phản biện chính sách, thông qua báo chí.

- Đối với công chúng: Trong hoạt động truyền thông của Việt Nam, báo chí có vai trò rất quan trọng, có chức năng giám sát, phản biện chính sách, thông qua hoạt động báo chí. Bản chất hoạt động của báo chí được thể hiện qua các vai trò xã

hội của báo chí như cung cấp thông tin, kiến thức, nâng cao trình độ cho công chúng xã hội. Báo chí tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong quá trình lựa chọn, ban hành và thực thi chính sách. Sau khi chính sách đã được quyết định và ban hành, báo chí thực hiện các chiến dịch truyền thông, tham gia giám sát quá trình thực thi chính sách, phân tích đánh giá những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện, giúp Chính phủ điều chỉnh hoặc ban hành các chính sách khác phù hợp với thực tiễn.

Kết quả của truyền thông chính sách mà báo chí thực hiện là dư luận từ phía nhân dân, dư luận xã hội. Vấn đề quan trọng của báo chí trong truyền thông chính sách là giúp công chúng nhận thức được chính sách liên quan thiết thực đến họ và buộc họ tham gia quá trình giám sát, phản biện, tạo đồng thuận xã hội trong thực thi chính sách. Đây là trách nhiệm và sứ mệnh của báo chí Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp 4.0, việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, do vậy, báo chí cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc truyền thông chính sách phát triển du lịch. Việc đưa ra những thông điệp đúng đắn sẽ có tác động lớn trong việc thu hút khách du lịch đặt chân đến Việt Nam cũng như nâng cao nhận thức để phục hồi, tái sinh những nét đẹp của Việt Nam và thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Việt Nam.

1.3. Cơ sở chính trị - pháp lý

1.3.1. Cơ sở chính trị

- Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch

Nhiều năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mang tính đột phá nhằm phát triển ngành du lịch thế mạnh của Việt Nam, trong đó, phải kể đến Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tinh thần của Nghị quyết là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trên 10% GDP; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành, lĩnh vực

khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Song song với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, cụ thể là:

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày 29/12/2011; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 xác định vùng ĐBSCL hay còn gọi là Tây Nam Bộ là một vùng du lịch quan trọng với các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù.

Tiếp đến Quyết định số 2227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/11/2016 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Quyết định nêu rõ, tập trung phát triển 5 khu du lịch quốc gia, gồm: Thới Sơn nằm trong cụm cù lao Long Lân Quy Phụng (Tiền Giang, Bến tre), Phú Quốc (Kiên Giang), Năm Căn – Mũi Cà Mau (Cà Mau), Tràm Chim – Láng Sen (Long An, Đồng Tháp), Núi Sam (An Giang); 7 điểm du lịch quốc gia, gồm: Khu phức hợp giải trí Xứ Sở Hạnh Phúc (Long An), Cù Lao Ông Hổ (An Giang), Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Hà Tiên (Kiên Giang), Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long), Ao Bà Om (Trà Vinh).

Trước thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược căn bản, lâu dài đối với phát triển vùng ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của vùng.

Để tạo điều kiện phát triển du lịch trong nền kinh tế phát triển bền vững, Chính phủ đã có Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội của vùng giai đoạn 2016 – 2020.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, thị trường du lịch Việt Nam cũng đang thay đổi do sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nhanh của du lịch trực tuyến, đặt ra nhiều vấn đề cho quản lý và phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” để phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển trong giai đoạn mới. Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với những quan điểm phát triển:

1. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

2. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hoá sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Chú trọng phát triển du lịch văn hoá, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.

4. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

5. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023