Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 17

trong đó khách quốc tế đạt 6 ngàn lượt; Đến năm 2030 đón 2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 22 ngàn lượt...

Khu Du lịch Mũi Cà Mau là 1 trong 5 địa điểm tiềm năng được quy hoạch đầu tư phát triển trở thành khu du lịch quốc gia ở khu vực ĐBSCL. Đây cũng là quy hoạch khu du lịch quốc gia thứ hai của vùng ĐBSCL được phê duyệt, sau Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là phát triển du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên, gắn du lịch với phát triển mặt bằng đời sống Nhân dân và xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch của Việt Nam.

Bên cạnh đó, quy hoạch của tỉnh Cà Mau trọng tâm là sự kết nối 2 tuyến du lịch huyết mạch gắn với 2 hệ sinh thái ngập ngọt và ngập mặn cùng với sự bứt tốc phát triển của TP Cà Mau đã tạo thành thế “chân vạc” hết sức vững chắc cho du lịch tỉnh nhà.

Trọng điểm và đột phá du lịch Đất Mũi

Năm 2019, Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau dự kiến được công nhận vào 30/4, đây là sự kiện mang ý nghĩa trọng đại, tạo cú hích to lớn cho ngành “công nghiệp không khói” ở Cà Mau. Sự chuẩn bị của Cà Mau là hết sức chủ động, với tâm thế “đón trước” và sẵn sàng. Giám đốc Sở VH-TT&DL Cà Mau Trần Hiếu Hùng nhận định: “Từ lâu du lịch Đất Mũi đã là trọng điểm, việc đột phá phát triển du lịch cũng khởi phát từ đây”. Đất Mũi với lợi thế là điểm đến có sức hút hàng đầu tại Cà Mau, đã được hoạch định phát triển dài hạn, có đủ nền tảng, sức cạnh tranh với bất kỳ nơi đâu.

Phải kể đến đó là việc hình thành được mô hình du lịch homestay ở ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi và giờ lan rộng ra khắp địa bàn ven tuyến. Mô hình này đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với 5 hộ dân tiên phong và tín hiệu mang lại vô cùng tích cực. Các điểm đến như của hộ ông Nguyễn Văn Nhuần, Trần Văn Hướng hay mới nhất là điểm du lịch Hoàng Hôn… và hàng loạt điểm dừng chân dọc tuyến đã tạo được thiện cảm, sự hài lòng của khách du lịch. Cũng phải nhấn mạnh vai trò của những người “nông dân” làm du lịch miệt Đất Mũi. Mỗi hộ đều tận dụng tối đa lợi thế sẵn có, biết tạo điểm nhấn với các đặc trưng về du lịch sinh thái – trải nghiệm và

nét độc đáo trong ẩm thực, sinh hoạt văn hoá (chủ yếu là loại hình đờn ca tài tử) đang dần khẳng định được nét riêng, sự độc đáo và tính cạnh tranh cao của sản phẩm du lịch Cà Mau.

Cung cách phục vụ du lịch, đội ngũ nhân lực du lịch Đất Mũi đang ngày càng chuyên nghiệp hoá, sẵn sàng tiếp cận với những thị trường khách du lịch khó tính nhất. Song hành với đó là chiến lược quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Đất Mũi đang được triển khai bài bản, có tính thuyết phục. Cà Mau cũng đã dần đưa được các sản vật, đặc sản mang thương hiệu Cà Mau trở thành các “vũ khí” chiến lược nhằm nâng cao chuỗi giá trị của hoạt động du lịch. Hạ tầng cơ sở bao gồm giao thông, cơ sở lưu trú, hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch kèm theo… đang được tập trung đầu tư cả khu vực công và đặc biệt là sự tham gia hào hứng của người dân, doanh nghiệp.

Tư duy làm du lịch đã thay đổi

Trong chiến lược phát triển du lịch Cà Mau, một trong những vướng mắc chính là sự co cụm, tự phát và “ăn xổi”, thiếu liên kết và tính toán dài hạn. Điều này cũng liên quan đến những khó khăn khách quan, những tồn tại về cơ chế khiến du lịch Cà Mau phải loay hoay dù có tiềm năng và sức hút lớn. Làm du lịch muốn thành công, theo ông Trần Hiếu Hùng, phải thay đổi từ tư duy. Trong năm 2019, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của du lịch tỉnh nhà là huy động được nội lực tổng thể, tạo ra nhận thức thống nhất về phát triển du lịch và cụ thể hoá bằng sự hài lòng của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Cũng bắt đầu từ năm 2019, các điều kiện để cá nhân, tập thể và doanh nghiệp tham gia thị trường du lịch bắt buộc phải tuân theo những quy chuẩn chung, đó là bộ quy tắc dành riêng cho du lịch Cà Mau để thể hiện được bản sắc, sự độc đáo riêng có, không pha lẫn và chính là sức cạnh tranh của ngành du lịch. Du lịch sẽ đi vào chiều sâu, tính toán trên bình diện chuỗi giá trị, tính liên kết và phong phú hoá các sự lựa chọn cho du khách. Tình trạng tự phát, ăn theo và các biểu hiện tiêu cực như “chặt chém”, dịch vụ và sản phẩm du lịch kém chất lượng… sẽ được quản lý, theo dõi và xử lý nghiêm.

Một vấn đề mà du lịch Cà Mau đang tập trung hướng tới đó là huy động được nguồn lực, sự đóng góp của người dân trong lĩnh vực du lịch. Mục tiêu của tỉnh nhà là người dân phải tham gia, hưởng lợi và phát triển kinh tế nhờ du lịch. Và để thực hiện được điều này, người dân phải thay đổi về tư duy, nắm bắt được cơ hội, tham gia vào thị trường du lịch như một thành phần quan trọng, chuyên nghiệp. Đối với các cấp, ngành, việc phát triển du lịch phải có sự phối hợp nhịp nhàng, sự sẻ chia và trao đổi về thông tin, cơ hội. Tránh tình trạng cục bộ địa phương, mâu thuẫn về quyền lợi, kéo theo những hệ luỵ tiêu cực.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 17

Đối với công tác quản lý, lãnh đạo và trực tiếp là ngành du lịch, cần năng động, linh hoạt, đánh giá được khó khăn, thách thức và thời cơ để đưa ra những quyết sách đúng đắn. Quản lý du lịch chặt chẽ nhưng không trói buộc, đặt ra yêu cầu cao và đồng thời với đó là những giải pháp cải thiện hữu hiệu, kịp thời. Và từng người con của quê hương Cà Mau cũng phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh của quê hương.

Sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn du lịch

Thu hút đầu tư, sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn du lịch là con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất để cải thiện chất lượng và đẳng cấp du lịch. Điều này thể hiện tương đối rõ trong bức tranh du lịch hiện tại Cà Mau. Riêng Khu Du lịch Khai Long đã và đang tạo ra những lựa chọn hấp dẫn cho du khách đến với Đất Mũi. Các doanh nghiệp, tập đoàn du lịch hàng đầu của Việt Nam đã mở chi nhánh, tạo mối quan hệ làm ăn với hầu khắp hệ thống địa điểm du lịch tỉnh nhà. Vấn đề không đơn thuần chỉ là tăng lượng du khách, chính những tour – tuyến và các gói sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, tập đoàn đã tạo ra cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và chất lượng du lịch bản địa. Phải kể đến những cái tên như Sài Gòn tourist, Viettravel…

Một tín hiệu tích cực đó là đánh giá lạc quan của các công ty du lịch chuyên nghiệp về tương lai phát triển của du lịch Cà Mau. Hầu hết các doanh nghiệp đã cam kết gắn bó lâu dài, đồng hành cùng du lịch Cà Mau và có nhiều dự án, tính toán để “chơi lớn” trong đầu tư du lịch nếu thời cơ chín muồi. Năm 2019, chắc chắn sẽ xuất hiện những nhà đầu tư tiềm năng, có đầy đủ nội lực để tìm hiểu, tiếp cận và

đầu tư vào thị trường du lịch Cà Mau. Đây là thời cơ, là khởi đầu cho những kỳ tích mới của ngành du lịch. Vấn đề là tạo ra môi trường thật sự trong sạch, cạnh tranh lành mạnh, sự lựa chọn sáng suốt và cam kết bền vững để việc huy động các nguồn lực này thực sự hiệu quả.

Chiến lược quảng bá và giới thiệu bài bản

Trong hoạt động du lịch, đây được coi là chìa khoá của thành công. Cà Mau đang xây dựng chiến lược quảng bá, giới thiệu với nhiều cấp độ và có tính hệ thống cao. Không cách nào khác đó là đánh mạnh vào công tác truyền thông: Truyền thông chuyên nghiệp, truyền thông tại chỗ, truyền thông trên nền tảng mạng xã hội…Phải tận dụng được yếu tố 4.0, đa phương tiện và đa dạng loại hình, huy động tối đa các kênh thông tin. Kèm theo đó, du lịch Cà Mau nhất thiết phải xây dựng và quảng bá được những gói dịch vụ du lịch thật sự đặc sắc, đủ sức cạnh tranh và khẳng định được vị thế thông qua các thước đo đánh giá quy chuẩn, các sân chơi dành riêng cho du lịch.

Muốn hình ảnh của du lịch thực sự nổi bật, không cách nào khác là tỉnh Cà Mau phải nhanh chóng khẳng định được sự phát triển toàn diện, bền vững, xứng đáng là 1 trong 4 tỉnh trọng điểm của khu vực kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường quan hệ, liên kết với các địa phương lân cận, học tập kinh nghiệm, thành tựu du lịch và áp dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh nhà. Quảng bá du lịch cần đồng bộ, xuyên suốt và kiên trì, tránh hình thức, thời điểm, mùa vụ. Gắn nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phương với nhiệm vụ chính trị, ý thức tự giác của từng cá nhân, tổ chức.

Sự kỳ vọng là to lớn. Thời cơ đang hiện hữu. Du lịch Cà Mau đã sẵn sàng bước vào hành trình mới, dù còn nhiều thách thức, khó khăn, song tràn đầy niềm tin thắng lợi./.

Diễm Phúc


13/12/2019 16:00

“Cởi trói” du lịch Cà Mau

[BB3]

(CMO) Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân mở đầu buổi toạ đàm “Kết nối và hợp tác phát triển du lịch” với nhận định sâu sắc: “Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội…

Cà Mau mong muốn được kết nối, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp hợp tác và phát triển, xây dựng các tour, tuyến, liên kết phát triển du lịch giữa Cà Mau với các tỉnh ĐBSCL và với các tỉnh nằm trên tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam của Thái Lan, Campuchia”.

Cuộc toạ đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và gợi mở ra 3 vấn đề, có thể coi là 3 câu “thần chú” để cởi trói và giúp du lịch Cà Mau cất cánh.

Học hỏi và vận dụng kinh nghiệm du lịch

Dù có những thay đổi vượt bậc về hạ tầng du lịch, nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch và cơ chế chính sách; Song, du lịch Cà Mau chỉ mới bước những bước đi đầu tiên trên chặng đường làm du lịch chuyên nghiệp. Kinh nghiệm và những bài học về cách làm du lịch chính là điều chúng ta rất thiếu, thậm chí có những vấn đề hoàn toàn mới, khiến không ít người bỡ ngỡ khi vừa tiếp cận. Ông Peerapol Triyakasem, Chủ tịch Vietnam Center in Thailand, Chủ tịch Công ty Du lịch Virgo Solution đã có bài phân tích sâu sắc và những gợi mở tham khảo quý báu về tổng quan du lịch, các chính sách thu hút, phát triển du lịch, kinh nghiệm trong việc kết nối du lịch tại Thái Lan.

Theo ông Peerapol, du lịch Cà Mau nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung có một tương lai phát triển rộng mở, là điểm đến hàng đầu không chỉ của khu vực Đông Nam Á mà còn của thế giới. Chiến lược phát triển đúng, bền vững sẽ tạo cho du lịch một vị thế vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập, phát triển và khẳng định vị thế của quốc gia Việt Nam. Du lịch Thái Lan có những điều kiện tương tự như Việt Nam, nhưng cái khác biệt chính là đã tạo được thương hiệu và lợi nhuận

du lịch ở tầm vóc toàn cầu. Thái Lan có thể cung cấp cho Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng những kinh nghiệm hữu hiệu trong việc liên kết phát triển.

Là người gắn bó với Việt Nam một thời gian dài, am hiểu và cũng hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ông Peerapol khẳng định: “Cà Mau có đầy đủ điều kiện để trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam”. Thế mạnh của du lịch Thái Lan không có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam ở khí hậu, hình thế địa lý, sản vật. Thái Lan cũng vận dụng các sản vật, ẩm thực, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, các sinh hoạt văn hoá truyền thống đặc trưng… để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Tiêu biểu như bãi biển Pukhet, một bãi biển đã trở thành điểm đến của du khách toàn cầu hàng chục năm nay. Pukhet không quá nổi bật khi so sánh với các bãi biển hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, Phukhet có cách làm du lịch hoàn toàn khác biệt. Nó đến từ hạ tầng du lịch hoàn chỉnh, các tour tuyến có nhiều sự lựa chọn cho những đối tượng khách du lịch khác nhau, nhu cầu khác nhau, khả năng chi trả khác nhau.

Ông Peerapol phân tích, làm du lịch không phải là bán lẻ, mà là bán gói sản phẩm. Không thể thu lợi từ du lịch theo cách làm tự phát, đơn lẻ và không theo quy hoạch. Mà đây là vấn đề Cà Mau nói riêng đang vấp phải. Để mở rộng thị trường du lịch, không cách nào khác là phải truyền thông, phải quảng bá giới thiệu, mà vấn đề này hình như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, hoặc là tiến hành chưa bài bản, đúng cách. Thái Lan mạnh dạn đăng cai, tổ chức những sự kiện có tầm vóc, quy mô và có sự tham gia của những nhân vật chính trị gia, nghệ sĩ, nhà khoa học danh tiếng, những hãng thông tấn nổi tiếng chuyên về du lịch… điều mà Việt Nam đến nay đã thực hiện, nhưng mức độ chưa nhiều. Phải tranh thủ và nhận được sự ủng hộ của những nhóm người có ảnh hưởng trong xã hội để kéo theo sự quan tâm của cộng đồng, điều này hết sức hiệu quả trong quảng bá du lịch.

Du lịch muốn phát triển nhanh, bền vững phải tìm trúng được 2 loại đối tượng, đó là đối tượng khách hàng chính yếu và hai là khách hàng tiềm năng. Phải vận dụng mọi kênh để thu hút khách, bỏ tư duy hạn định về không gian. Muốn du lịch tốt, phải xây dựng hạ tầng tốt, nhân sự tốt, dịch vụ và sản phẩm tốt. Quy hoạch

phát triển du lịch không mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng, dựa vào cộng đồng và huy động nguồn lực của cộng đồng để làm du lịch.

Giao thông là huyết mạch du lịch

Chưa bao giờ vấn đề giao thông lại được đặt ra như là một điều kiện tiên quyết của du lịch chuyên nghiệp tại Cà Mau như hiện nay. Ông Hoàng Thanh Quý, Giám đốc điều hành Hàng không Hải Âu, Thiên Minh Group, nhận định : “Giao thông về Cà Mau còn nhiều hạn chế. Cảng Hàng không Cà Mau quá nhỏ, khai thác chưa hiệu quả”. Ông Minh đưa ra những số liệu khiến mọi người ngỡ ngàng, cảng hàng không với hiệu suất khai thác 200 ngàn khách/năm của Cà Mau chỉ vận hành đạt gần 20% công suất với mỗi ngày 1 chuyến đi – về tuyến TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, đường bộ từ TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau phải mất từ 5-6 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Còn đối với đường thuỷ, Cà Mau cũng chỉ có những tuyến tàu nhỏ nối với Cần Thơ, chủ yếu để chuyên chở hành khách đi lại chứ không có khả năng phục vụ mục tiêu du lịch và không có đường sắt.

Theo kinh nghiệm của ông Quý, phát triển mạng lưới giao thông là ưu tiên hàng đầu của một quốc gia, một địa phương làm du lịch. Nếu không có giao thông, hoặc giao thông khó khăn, khách thường sẽ không ưu tiên lựa chọn. Trong quá trình hội nhập, phát triển du lịch, đường hàng không là điểm bứt phá để tăng tốc lượng du khách. Tuy nhiên, ông Quý cũng cho rằng, phải tính toán để chủ động trong việc phát triển giao thông hàng không bởi nhiều lý do. Đầu tư hàng không thường tốn kém, cần phải có thời gian, cần phải có chính sách của Nhà nước. Cà Mau cần tính toán trước để tạo mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ để sẵn sàng kết nối khi đường hàng không được nâng cấp.

Ở các tour, tuyến du lịch trọng điểm, giao thông phải là tổng hợp các lựa chọn, phát triển đồng đều và tạo ra sự lựa chọn phù hợp cho du khách. Không có giao thông đừng tính toán đến các vấn đề khác của du lịch. Điều đầu tiên là khách phải đến được điểm du lịch, đến một cách thuận lợi, sau đó mới tới chuyện sử dụng các dịch vụ, sản phẩm và tận hưởng du lịch.

Ở khía cạnh khác, ông Phan Đình Huê, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL, gợi ý : “Cà Mau hoàn toàn có thể và chắc chắn có thể gắn du lịch với lợi

thế hàng hải”. Bán đảo Cà Mau 3 mặt giáp biển, có những cụm đảo đẹp, hệ thống sông ngòi và bờ biển là ưu thế tuyệt vời để mở ra các tuyến giao thông thuỷ kết hợp du lịch. Ông Huê chỉ ra những sản phẩm du lịch – du thuyền ở nhiều nơi trên thế giới và ở cả Việt Nam. Có thể lấy Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang hay bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ là minh chứng sinh động.

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Du lịch được đánh giá qua sản phẩm du lịch, đó là mệnh đề được bà Tạ Thị Tú Uyên đến từ Vietravel nhấn mạnh. Du lịch thu lợi nhuận từ sản phẩm du lịch, đó là điều bà Uyên lưu ý tiếp theo. Không cách nào khác, du lịch Cà Mau phải khẳng định mình trên bản đồ du lịch bằng những sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có. Theo bà Uyên, các sản phẩm du lịch Cà Mau đã sớm hình thành thông qua nhiều nỗ lực của nhà hoạch định chính sách, của cả cộng đồng cư dân, đây là lợi thế hết sức lớn. Thế nhưng, để trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính chuyên nghiệp, cần tiếp tục hoàn thiện và có sự chọn lọc kỹ càng. Làm du lịch phải tính đến đối tượng đầu tiên là du khách, nhu cầu của du khách. Bà Uyên băn khoăn về hạ tầng du lịch Cà Mau, riêng về cơ sở lưu trú thì còn thiếu và yếu : “Người ta không có nơi để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng thì đừng nói đến chuyện sử dụng các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch khác nhau”. Cà Mau cần cân nhắc đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch chiến lược căn cứ trên điều kiện thực tế về sinh thái – khí hậu, gắn với sản vật, phong tục tập quán, văn hoá truyền thống… Theo đó, các tour, tuyến gắn với hệ sinh thái rừng đước, rừng tràm phải là xương sống, thế mạnh cốt lõi để tạo dấu ấn riêng của du lịch Cà Mau.

Đặc biệt, hệ sinh thái ngập mặn gắn với Đất Mũi Cà Mau là địa điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố để xây dựng những sản phẩm du lịch mũi nhọn của địa phương. Du lịch phải hài hoà giữa các yếu tố giải trí – văn hoá, nghỉ dưỡng – sức khoẻ, mua sắm – tận hưởng… của du khách. Cần có nhiều lựa chọn ở những phân khúc khách hàng khác nhau. Bà Uyên còn tâm huyết với việc tham gia của các công ty, tập đoàn chuyên về lĩnh vực du lịch để tham gia vào thị trường du lịch Cà Mau. Đây là nguồn lực hết sức quan trọng mà du lịch Cà Mau không thể bỏ qua. Có được sự liên kết, hợp tác của nguồn lực chuyên nghiệp này, quá trình hoàn thiện hạ tầng, nhân lực,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023