Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 13

50. Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10 tháng 10 năm 2016 về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

51. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến 2020 và định hướng đến 2030.

52. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 142/2003/QĐ-TTg ngày 14/7/2013 về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, tỉnh Cà Mau thành Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

53. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch” (Quyết định 44/QĐ-TTg ban hành ngày 09/01/2019).

54. Phát biểu của Nhà báo Nguyễn Bé, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại buổi họp mặt báo chí do UBND tỉnh Cà Mau tổ chức ngày 12/06/2020.

PHỤ LỤC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS1]

Kính gửi: Nhà báo Nguyễn Quốc Danh, Phó Tổng Biên tập Báo Cà Mau.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 13


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS,TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn nhà báo một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của ông.


Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Xin ông cho biết thực trạng, chất lượng và hiệu quả của truyền thông về du lịch, trong đó có truyền thông về chính sách phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trên báo Cà Mau trong thời gian qua, thưa ông?

Trong năm 2019, báo Cà Mau đã làm tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền về đất và người Cà Mau, góp phần mời gọi các du khách gần, xa đến tham quan, vui chơi, nghiên cứu. Cụ thể báo Cà Mau có hẳn chuyên trang, chuyên

mục, chuyên đề về du lịch, với những bài viết giới thiệu những địa danh du lịch, về đời sống người Cà Mau, về những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa truyền thống, những giá trị nghiên cứu lịch sử,... Các bài viết này tập trung nhiều ở số báo Cuối tuần (phát hành định kỳ vào thứ Bảy); ngoài ra, ở các số báo thứ Hai, Tư, Sáu báo Cà Mau cũng thường xuyên đưa tin, bài về du lịch, tần suất phụ thuộc vào thời gian sự kiện diễn ra, hoặc tính chất quan trọng của sự kiện du lịch.

Trên báo Cà Mau online cũng có chuyên mục Du lịch, với các mục nhỏ: Khám phá, Trải nghiệm, Điểm đến, Ẩm thực. Kênh truyền hình của báo Cà Mau có chuyên mục Khám phá Cà Mau.

Song, phải nhìn nhận, năm 2019 mặc dù báo Cà Mau đã đăng tải hàng trăm tin, bài, chùm ảnh, video clip, nhiều chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề dài kỳ, nhưng chỉ chủ yếu xoay quanh các vấn đề: định hướng công tác chỉ đạo điều hành; xúc tiến, quảng bá du lịch; và liên kết vùng. Vấn đề truyền thông chính sách phát triển du lịch còn chưa nhiều, chưa thể giúp ngành du lịch nhìn rõ về tình hình du lịch tỉnh nhà trong thời hội nhập hiện nay.

Câu 2: Thưa ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong truyền thông chính sách phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trên báo chí địa phương?

Mặc dù đã được các cơ quan ban hành chính sách và các cơ quan báo chí tỉnh Cà Mau (cụ thể là báo Cà Mau) nhận thức rõ về tầm quan trọng, về vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách phát triển du lịch, nhưng thực tế mức độ tham gia vào quy trình chính sách; thực trạng tham gia của báo chí vào quy trình chính sách phát triển du lịch chưa thực sự xứng tầm của vấn đề.

Đối với Báo Cà Mau: Nguyên nhân khách quan là việc phối hợp chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ của các cơ quan ban hành chính sách. Có lúc có nơi còn coi nhẹ việc phối hợp này. Cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí chưa thật đầy đủ, hợp lí. Việc cung cấp thông tin không kịp thời hoặc có những rào cản đối với báo chí đã hạn chế hiệu quả truyền thông của báo chí trong truyền thông chính sách nói chung, và chính sách phát triển du lịch nói riêng. Nguyên nhân chủ quan thuộc về trình độ, kỹ năng của chính đội ngũ phóng viên, nhà báo và công tác quản lý của các cơ quan báo chí tỉnh Cà Mau.

Câu 3: Để nâng cao chất lượng truyền thông chính sách phát triển du lịch, các cơ quan báo chí địa phương (cụ thể là báo Cà Mau) cần làm gì, thưa ông?

Một là, có quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban hành chính sách với các cơ quan báo chí trong việc truyền thông chính sách; từ khâu công bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, đến công bố rộng rãi cho nhân dân.

Hai là, cần nâng cao năng lực của báo chí trong phân tích, phản biện chính sách; thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa báo chí với các cơ quan ban hành chính sách…

Ba là, trong chiến lược, phương thức tiếp cận trong truyền thông chính sách phát triển du lịch, cần coi trọng công tác thăm dò ý kiến công chúng.

Bốn là, để tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí vào quy trình chính sách, báo chí phải là kênh khảo sát, thăm dò công chúng chính thức trong việc lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thiện chính sách, cũng như phản biện, sửa đổi chính sách.

Năm là, đầu tư thiết bị máy móc, đào tạo nhân lực để từ đó tăng sức hấp dẫn, chất lượng bài viết và các chương trình của báo chí địa phương.

Sáu là, cần nắm bắt đầy đủ các xu hướng truyền thông, các kênh truyền thông và công nghệ truyền thông hiện đại để thu hút được đọc giả, khai thác được mạng lưới kênh truyền thông hiện đại theo xu hướng thế giới.

Bảy là, phải tăng tính kết nối giữa nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và các cơ quan báo đài địa phương.

Câu 4: Ông có đề xuất, kiến nghị ra sao để nâng cao chất lượng truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí địa phương, thưa ông?

Để nâng cao hiệu quả truyền thông về chính sách phát triển du lịch trong thời gian tới, trước tiên các cơ quan tham mưu của tỉnh nhất là trung tâm xúc tiến du lịch, ngành quản lý du lịch cần có những quan tâm, đầu tư đúng mức mức đến lĩnh vực truyền thông, xem đây là một kênh quảng bá để giới thiệu tiềm năng, kêu gọi hợp tác đầu tư phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, thì cơ quan chủ quản, ngành du lịch cần có một chương trình phối hợp với cơ quan truyền thông rõ ràng và có sự “chăm sóc” thỏa đáng, liên tục để làm sao đưa được những chỉ số, những thông tin, chính sách hấp dẫn nhất, vượt

trội, một cách cụ thể, minh bạch về du lịch của tỉnh để các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn chuyên làm du lịch có cơ hội tìm kiếm hợp tác, có cảm hứng để đầu tư vào du lịch Cà Mau.


Xin cảm ơn ông!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS2]

Kính gửi: Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS,TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn ông Trần Hiếu Hùng một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của ông.


Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Thưa ông, đã qua, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh và có nhiều ý kiến chỉ đạo, quán triệt về vai trò của báo chí, truyền thông trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Vậy ông nghĩ thế nào về vai trò của báo chí, truyền thông trong phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng?

Đảng và Nhà nước nước ta đã định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và là điểm đến có sức cạnh tranh cao của du lịch thế giới.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường hoạt động truyền thông về du lịch” (Quyết định 44/QĐ-TTg ban hành ngày 09/01/2019), theo đó xác định đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh, văn hoá, đất nước, con người Việt Nam góp phần xây dựng, định vị hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động truyền thông về du lịch, qua đó, tạo sự đột phá trong nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch bền vững và hiệu quả của hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Có thể khẳng định, báo chí, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền bảo vệ di sản và phát triển du lịch bền vững, tăng cường giao lưu văn hoá, quảng bá và nâng cao hình ảnh đất nước. Báo chí, truyền thông còn có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi; nhằm tăng lượng khách và doanh thu; đồng thời, tăng cường hiểu biết về tình hình trong và ngoài nước, nhất là du lịch.

Cũng giống như vai trò trong phát triển du lịch ở Việt Nam, báo chí, truyền thông cũng có vai trò hết sức to lớn trong hoạt động phát triển du lịch Cà Mau. Báo chí, truyền thông là phương tiện hữu ích, là kênh quảng bá nhanh nhất, hiệu quả nhất, tiếng nói mạnh mẽ nhất trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tạo niềm tin và sự thu hút mạnh mẽ du khách khắp mọi nơi.

Trong nhiều năm qua, báo chí Cà Mau đã làm tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền về đất và người Cà Mau, góp phần mời gọi các du khách gần, xa đến tham quan, vui chơi, nghiên cứu. Cụ thể Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau có hẳn chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về du lịch, với những bài viết giới thiệu những địa danh du lịch, về đời sống người Cà Mau, về những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa truyền thống, những giá trị nghiên cứu lịch sử,...

Nhìn chung, với những hoạt động tích cực, sự tương tác rộng, hoạt động của báo chí, truyền thông đã góp phần quan trọng cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cà Mau nói riêng không thể nào phát triển mạnh mẽ. Không có hoạt động truyền thông thì du khách sẽ không biết hết những vẻ đẹp của địa

phương, những giá trị tinh túy về văn hóa, con người, ẩm thực,… của từng vùng miền, từng dân tộc, từng địa phương khác nhau.

Câu 2. Theo ông, hiệu quả của công tác truyền thông về du lịch nói chung, về chính sách phát triển du lịch nói riêng của Cà Mau đã và đang được báo chí Cà Mau tổ chức, thực hiện ra sao (cụ thể là báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau)?

Cà Mau được xác định có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với vị trí địa lý, sự đa dạng của hệ sinh thái rừng - biển và mặn – ngọt, là một trong 4 tỉnh trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với nước Đông Nam Á,... đã tạo cơ hội cho du lịch Cà Mau phát triển trong thời gian tới. So với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, cùng với An Giang, Cà Mau là một trong hai tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau nằm trong hệ thống quy hoạch 46 khu du lịch quốc gia của cả nước. Có thể xác định vị trí Cà Mau đang ở Top 5 của khu vực. Tuy nhiên, so với các vùng du lịch trọng điểm của cả nước đã được đầu tư như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng,... Cà Mau vẫn còn hạn chế do nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch như: hạ tầng giao thông, chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du lịch,... để phát triển tương xứng với tiềm năng cần có những quyết sách mang tính chiến lược trong thời gian tới, mới có thể đủ sức cạnh tranh trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Cùng với chủ trương, chính sách về phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, các chính sách của Cà Mau trong thời gian qua cũng đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Thông qua việc ban hành nhiều chính sách tập trung phát triển du lịch tỉnh Cà Mau như: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TU của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 08/7/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023