Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 15

- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ nhân sự còn hạn chế, do chính sách đãi ngộ, tiền lương chưa cao chưa thu hút được nhân sự giỏi;

- Số lượng phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên còn ít nên tin tức thu thập còn chậm, không nắm bắt hết và không kịp thời đưa tin về những hoạt động nóng hổi hàng ngày tại khắp các địa phương trong tỉnh, nhất là các hoạt động văn hóa, du lịch diễn ra hàng ngày;

- Sản phẩm du lịch Cà Mau còn nghèo nàn, thiếu sản phẩm mới. Điều này ảnh hưởng đến nội dung về tin bài du lịch. Thông tin quảng bá trùng lắp, nội dung và chủ đề cũ được lặp lại nhiều lần gây nhàm chán. Các nội dung và chủ đề, sản phẩm du lịch mới cực kỳ thiếu thốn;

- Chưa nắm bắt đầy đủ các xu hướng truyền thông, các kênh truyền thông và công nghệ truyền thông hiện đại, chậm đổi mới, sáng tạo, dẫn đến công tác quảng bá, truyền thông về du lịch chưa thu hút được khán thính giả, độc giả, chưa khai thác hết được mạng lưới kênh truyền thông hiện đại theo xu hướng thế giới;

- Do hiệu quả quảng bá và tính tương tác đến độc giả, khán thính giả chưa cao như mong muốn nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch địa phương cũng còn hạn chế sử dụng các phương tiện truyền thông quảng bá địa phương để làm kênh quảng cáo cho doanh nghiệp và sản phẩm du lịch của công ty, gây thiệt hại về kinh tế cho cơ quan truyền thông, báo đài. Mặt khác cũng làm giảm tính kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và các cơ quan báo đài địa phương.

Câu 3: Với góc nhìn của một Doanh nghiệp du lịch, ông có đề xuất, kiến nghị gì để công tác truyền thông về du lịch của báo chí Cà Mau ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, nhất là truyền thông chính sách phát triển du lịch, thưa ông?

Trả lời:

Theo quan điểm và góc nhìn cá nhân đại diện cho một doanh nghiệp kinh doanh du lịch địa phương, tôi mong muốn lĩnh vực báo chí, truyền thông Cà Mau phát huy hết vai trò của mình trong việc thông tin, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, tuyên truyền sâu rộng chính sách, chủ trương phát triển du lịch của các cơ quan chức năng đến đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Là cầu nối và là kênh quảng bá của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo gắn liền với thúc

đẩy hiệu quả kinh doanh, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp và cho cộng đồng người dân địa phương Cà Mau làm du lịch.

Qua đó, tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

- Lĩnh vực báo chí, truyền thông cần nâng cao vai trò của mình hơn nữa trong hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch địa phương thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của địa phương và doanh nghiệp.

- Liên kết chặt chẽ với các cơ quan chức năng, Sở ngành nhà nước nhằm kịp thời thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của tỉnh, quảng bá các hoạt động, các sản phẩm dịch vụ mới về lĩnh vực du lịch địa phương đến du khách và người dân.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 15

- Xây dựng và củng cố đội ngũ nhân sự làm báo; đào tạo, thu hút nhân sự giỏi, có tính sáng tạo cao, nhanh nhạy trong công tác, đột phá trong tư duy để cho ra những sản phẩm chất lượng, thu hút và giá trị. Vượt qua khỏi những lề lối, những lối diễn đạt và tư duy lối mòn truyền thống. Mở rộng và liên kết cộng tác với đội ngũ cộng tác viên khắp các địa phương trên mọi lĩnh vực nhằm thu thập thông tin rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời đưa tin đến khán thính giả, độc giả.

- Nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng nghe nhìn của tin bài.

- Nâng cao trình độ và khoa học công nghệ, cập nhật và phát triển các kênh truyền thông hiện đại, các xu hướng thông tin cộng đồng mới trong giai đoạn hiện nay.

- Đổi mới sáng tạo; thay đổi hình thức thể hiện tin bài mang tính sáng tạo, thu hút, hiện đại, đa dạng theo thị hiếu về tầng lớp, lứa tuổi; làm sao để độc giả chủ động tiếp cận với các thông tin được đưa ra.

- Đầu tư nhiều hơn về kinh phí, công sức, ý tưởng để cho ra những sản phẩm chất lượng, thu hút sự quan tâm, nâng cao số lượt xem của khán thính giả, độc giả.

- Tăng cường tính kết nối hơn nữa giữa cơ quan báo đài, truyền thông và doanh nghiệp. Nắm bắt kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp để hợp tác phát triển 2 bên cùng có lợi.

- Xóa bỏ quan niệm về việc truyền thông là phải đưa tin về những cái hay, cái đẹp, mà định hình lại truyền thông, báo chí là đưa tin kịp thời, đúng sự thật, đúng thực trạng. Báo chí, truyền thông phải là ca ngợi cái đẹp, bài trừ cái xấu, phản ánh

đúng thực trạng sự việc nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh, sửa chữa để càng ngày sản phẩm, dịch vụ du lịch địa phương càng phát triển, đa dạng, phong phú và tiến bộ hơn, bắt kịp thị hiếu và nhu cầu của du khách.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS5]

Kính gửi: Chị Trần Ngọc Lưu Ly, Biên tập viên Phòng Thời sự - Chuyên đề, Đài PT-TH Cà Mau.


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS.TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn chị Trần Ngọc Lưu Ly một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chị.


Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Thưa chị, với vai trò là biên tập viên phụ trách chuyên mục, chuyên đề về du lịch, theo chị những chuyên mục, chuyên đề về du lịch do đơn vị chị tổ chức sản xuất hiện nay có những ưu điểm, hạn chế gì?

- Ưu điểm:

“Tạp chí Du lịch” của Đài PT-TH Cà Mau ra đời năm 2006, thời lượng 15-20 phút, phát sóng 1 kỳ/ tháng. Chuyên đề gồm 4 phần: Thông tin du lịch, Đất và Người Cà Mau, Món ngon, Khám phá đó đây. Chương trình giới thiệu, quảng bá

đến người xem tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau đối với ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, đó là du lịch. Giúp những khán giả chưa có dịp „tận mục sở thị‟ các danh lam thắng cảnh đẹp, có thể theo dõi trên sóng Truyền hình Cà Mau để biết thêm về quê hương, đất nước, con người Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung. Chương trình đồng thời mang những thông điệp kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư cùng tỉnh Cà Mau khai thác, phát triển có hiệu quả tiềm năng du lịch nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc. 3/4 nội dung chương trình viết về các địa điểm du lịch trong tỉnh Cà Mau, còn lại là ngoài tỉnh do đài khác thực hiện.

Từ năm 2019, “Tạp chí Du lịch” đổi thành “Đất và Người Cà Mau” thời lượng 5 phút (Các chuyên đề khác thời lượng 15 phút). Chuyên đề được thực hiện từ nhiều thể loại báo chí kết hợp, như phóng sự, phỏng vấn... Thời lượng phát sóng ngắn là một lợi thế vì khán giả dễ dàng tiếp nhận nhưng cũng là một thách thức với ê kíp, vì phải đầu tư nhiều về nội dung và hình ảnh.

Quá trình sản xuất “Đất và người Cà Mau” có sự đầu tư kỹ càng từ khâu lên ý tưởng kịch bản - ra hiện trường - hậu kỳ trước khi phát sóng. Biên tập viên luôn chú trọng phần xuất hiện hiện trường, tương tác với nhân vật bên cạnh yếu tố nghệ thuật của hình ảnh nhằm giới thiệu đến khán giả các địa điểm tham quan, di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo, phong tục tập quán, làng nghề, văn hóa ẩm thực … Về Cà Mau, du khách không chỉ được khám phá, trải nghiệm, hòa mình vào thiên nhiên mà còn được thưởng thức những món ngon từ rừng, biển và đặc sản do người dân làm ra. Tính cách phóng khoáng, cởi mở của dân Nam Bộ được thể hiện một phần qua cách sinh hoạt, ăn uống của họ…

Sau khi biên tập viên lên ý tưởng, xây dựng kịch bản và được lãnh đạo phòng đồng ý, bắt đầu liên hệ địa điểm, nhân vật cùng với đạo diễn, quay phim ra hiện trường. Hoàn thành giai đoạn tiền kỳ sẽ đến hậu kỳ và hoàn thành tác phẩm. “Đất và người Cà Mau” không mang nhiều yếu tố chính luận mà nghiêng về giải trí, không chỉ phát trên sóng truyền hình mà còn được đăng tải trên website của Đài và các sở, ngành. (Từ năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau hợp đồng với Đài thực hiện “Đất và Người Cà Mau” dịch ra Tiếng Anh đăng trên Website của các sở, ngành trong tỉnh.) “Đất và người Cà Mau” sau khi được thực hiện, phát

sóng và đăng trên fanpage nhận được rất nhiều sự yêu thích, chia sẻ, tương tác của khán giả.

“Tạp chí du lịch” nay là “Đất và người Cà Mau” là một trong những CĐTH gắn bó lâu dài với khán giả. Qua phản ánh, giới thiệu của chuyên đề, khán giả thấy được sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà kể từ sau khi tái lập tỉnh 01/01/1997. Thời điểm du lịch còn là ngành non trẻ, sự phát triển của ngành du lịch Cà Mau còn ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng khách du lịch chỉ ở mức 5%/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, doanh thu chủ yếu từ lưu trú và ăn uống. Hoạt động kinh doanh du lịch của một số đơn vị còn kém hiệu quả, công tác lữ hành và phát triển các sản phẩm mới chưa được quan tâm. Được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự nỗ lực của ngành du lịch Cà Mau và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bên cạnh, sự mở cửa đổi mới chính sách, cơ chế của nhà nước, ngành du lịch Cà Mau từng bước khẳng định được vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập, đến nay tạo được những thành tựu đáng khích lệ, với những chuyển biến rõ rệt về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, lượng du khách, nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ du lịch, doanh thu du lịch,…

- Hạn chế:

Khoảng thời gian đầu lên sóng truyền hình “Tạp chí du lịch” được công chúng đánh giá cao không chỉ về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, theo thời gian, các địa điểm du lịch được giới thiệu không còn mới, hấp dẫn.

“Đất và người Cà Mau” được xây dựng với phiên bản mới, tạo hiệu ứng tích cực tuy nhiên, do không có kinh phí thực hiện nên chất lượng không được duy trì.

Không có sự phối hợp về định hướng tuyên truyền cũng như kinh phí thực hiện giữa Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch… nên nội dung, hình thức đôi lúc chưa hấp dẫn công chúng.

Câu 2: Như vậy, để nâng cao chất lượng truyền thông về du lịch, nhất là truyền thông về chính sách phát triển du lịch, theo chị, Đài PT-TH Cà Mau cần có giải pháp như thế nào?

Cà Mau cần có sự đầu tư tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng đất tận cùng cực Nam Tổ quốc trong lĩnh vực phát triển du lịch. Đó là những điểm

dừng chân lý tưởng hấp dẫn du khách. Muốn vậy, cần có những chính sách phát triển du lịch hợp lý, cụ thể như sau:

- Chính sách tạo nguồn nhân lực

- Chính sách về đất đai và vốn

- Chính sách bố trí ngân sách

- Chính sách xã hội hóa du lịch

- Chính sách về quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

- Chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch

- Chính sách về hiệp hội du lịch

- Chính sách quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch

- Chính sách về bảo vệ môi trường du lịch

Câu 3: Theo chị, biên tập viên phụ trách chuyên mục, chuyên đề về du lịch ở đơn vị cần tổ chức nội dung, hình thức như thế nào để phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông phát triển du lịch, trong đó có truyền thông chính sách phát triển du lịch ở Cà Mau?

- Cần có ý tưởng, kịch bản tốt.

- Diễn biến câu chuyện ngoài hiện trường tự nhiên, tránh sự sắp đặt miễn cưỡng; chỉ cần 1 cú bấm máy nội dung tương tác giữa các nhân vật trải nghiệm.

- Không chỉ ghi nhận mặt tích cực cần có sự phản ánh vấn đề ở chiều ngược lại.

- Chú trọng hình ảnh đẹp, bắt mắt. Ngoài máy quay phim, cần hình ảnh quay từ điện thoại di động thông minh kết hợp thiết bị cầm tay, máy quay dưới nước, flycam, mic không dây… khi cần thiết. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật công nghệ giúp tạo phương pháp mới trong truyền đạt thông tin.

- Người trải nghiệm (Phóng viên, Dẫn chương trình, nhân vật khách mời) tự nhiên.

- Ê kíp phối hợp ăn ý.

- Xử lý tốt ở khâu hậu kỳ (hình ảnh, âm thanh, nhạc nền...)

- Kinh phí thực hiện

Xin cảm ơn chị!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS6]

Kính gửi: Nhà báo Phạm Quốc Rin, Phóng viên Báo Cà Mau.


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS.TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn Nhà báo Phạm Quốc Rin một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của anh.


Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Thưa anh, với vai trò là phóng viên phụ trách chuyên mục, chuyên đề về du lịch, theo anh những chuyên mục, chuyên đề về du lịch do đơn vị anh tổ chức sản xuất hiện nay có những ưu điểm, hạn chế gì?

Từ lâu, nhiều địa phương trong đó có Cà Mau đã xác định du lịch là một ngành công nghiệp đặt biệt - ngành công nghiệp không khói. Các địa phương phát triển du lịch mang doanh thu “khủng” so với doanh thu các ngành, lĩnh vực khác trong cùng mốc thời gian.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023