Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 14

đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ mới,…

Và trong dự án quy hoạch du lịch của Trung ương, Cà Mau nằm trong cụm kinh tế trọng điểm, đồng thời cũng nằm trong trung tâm du lịch của vùng “liên thông” với các trung tâm du lịch trong vùng như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu ... và vùng phụ cận, bước đầu tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Để thu hút khách đến với Cà Mau, đặc biệt để biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới ngành du lịch Cà Mau, cụ thể tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar thế giới; nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; đồng thời, tập trung xây dựng mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, nông nghiệp, dịch vụ phục vụ du lịch thân thiện với môi trường, bảo tồn các di sản thiên nhiên, môi trường tự nhiên, tạo một môi trường văn hóa du lịch trong lành để thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Song, phải nhìn nhận, mỗi năm thông tin trên báo chí Cà Mau, cụ thể là báo Cà Mau và Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau đã đăng tải hàng trăm tin, bài, chùm ảnh, video clip, nhiều chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề dài kỳ, nhưng chỉ chủ yếu xoay quanh: định hướng công tác chỉ đạo điều hành; xúc tiến, quảng bá du lịch; và liên kết vùng. Vấn đề truyền thông chính sách phát triển du lịch còn chưa nhiều, thông tin chưa thực sự hấp dẫn, sản phẩm truyền thông về du lịch chưa đa dạng, sự tương tác với công chúng chưa cao. Việc đồng hành, hiến kế để phát triển du lịch chưa đạt được như kỳ vọng.

Câu 3. Với góc nhìn của nhà quản lý, ông có đề xuất, kiến nghị gì để công tác truyền thông về du lịch của báo chí Cà Mau ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, nhất là truyền thông chính sách phát triển du lịch, thưa ông?

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, những quyết sách sẽ được tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt trong thời gian tới để phát triển du lịch đồng bộ với mục tiêu xây dựng du lịch Cà Mau trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao; xây dựng sản phẩm và loại hình du lịch của tỉnh đạt thương hiệu quốc gia đó là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng mang

bản sắc riêng về con người, vùng đất Cà Mau trong tổng thể phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò đi đầu và mang tính đại chúng nhất. Song, thực tế thời gian qua, mặc dù vai trò của báo chí truyền thông chính sách được coi trọng nhưng vẫn chưa được phát huy đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội cũng như của chính cơ quan ban hành chính sách phát triển du lịch của Nhà nước.

Cơ quan báo chí Cà Mau cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho phóng viên, nhà báo, trong đó có năng lực truyền thông chính sách; việc tổ chức truyền thông chính sách phát triển du lịch của các cơ quan báo chí cũng cần được chú trọng. Theo đó, cần có các mục, chuyên mục, hoặc chuyên trang tuyên truyền về chủ trương, chính sách. Báo chí cũng là diễn đàn trao đổi ý kiến công khai, thẳng thắn giữa những người làm chính sách, cơ quan ban hành chính sách với đông đảo người dân, doanh nghiệp… Đa dạng hoá sản phẩm truyền thông, tăng sức hút, tính hấp dẫn của chuyên trang, chuyên mục, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin để tạo sức hấp dẫn, tính tương tác của sản phẩm truyền thông, khai thác tốt hơn tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch thông qua tác phẩm báo chí.

Để truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau hiệu quả còn cần có sự phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan báo chí. Sự phối hợp này nhằm mục đích tuyên truyền chính sách được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả.

Việc tổ chức các sự kiện báo chí như họp báo, gặp gỡ báo chí, trả lời phỏng vấn của báo chí thường kỳ hoặc đột xuất cần được tiến hành nghiêm túc. Điều này đã góp phần giúp báo chí thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, giám sát, phản biện chính sách trong quá trình thực thi chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Xin cảm ơn ông!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS3]

Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ - Du lịch Phú Cường.


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS,TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn bà Nguyễn Thị Ngọc Mai một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của bà.


Nội dung trả lời phỏng vấn:

Câu 1: Thưa bà, đã qua Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh và có nhiều ý kiến chỉ đạo, quán triệt về vai trò của báo chí, truyền thông trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Vậy Bà nghĩ thế nào về vai trò của báo chí, truyền thông trong phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng?

- Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế, công nghệ thông tin thì báo chí đang ngày càng hoàn thiện và phát triển vượt bậc hơn, đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Cụ thể:

Thứ nhất, báo chí, truyền thông giúp nâng cao nhận thức và tăng cường sự hiểu biết về tình hình du lịch trong nước, quảng bá về những điểm đến, lễ hội, thời tiết,... của Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng để thu hút du khách.

Thứ hai, báo chí trở thành công cụ hiệu quả để bảo vệ di sản Việt Nam cũng như nâng cao nhận thức để phục hồi, tái sinh những nét đẹp của đất nước, địa phương.

Thứ ba, báo chí, truyền thông giúp tiếp cận các tri thức văn hóa thế giới, qua đó, sàng lọc và học hỏi những định hướng lợi ích áp dụng cho sự phát triển của du lịch nước nhà.

Câu 2: Theo bà, hiệu quả của công tác truyền thông về du lịch nói chung, về chính sách phát triển du lịch nói riêng của Cà Mau đã và đang được báo chí Cà Mau tổ chức, thực hiện ra sao (cụ thể là báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau)?

- Cùng với báo chí cả nước, Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau luôn đẩy mạnh công tác truyền thông về du lịch nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng của Cà Mau. Bên cạnh những chuyên đề về du lịch được thực hiện định kỳ nhằm quảng bá các điểm đến, nét đặc trưng trong văn hóa, ẩm thực,... báo chí Cà Mau còn phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các chuyến khảo sát để thông qua đó cho ra mắt nhiều sản phẩm du lịch mới và mang tính đặc trưng hấp dẫn du khách.

- Tuy nhiên, báo chí Cà Mau vẫn còn hạn chế về độ phủ sóng truyền thông, số lượng bạn đọc và bạn xem Đài chưa cao, thêm vào đó là giá cho các hạng mục quảng cáo khá cao, nhất là Đài PT-TH Cà Mau, điều này tạo khoảng cách giữa các doanh nghiệp lữ hành với báo chí Cà Mau trong việc kết nối đẩy mạnh quảng cáo các sản phẩm bán, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu du lịch tỉnh nhà.

Câu 3: Với góc nhìn của một Doanh nghiệp du lịch, Bà có đề xuất, kiến nghị gì để công tác truyền thông về du lịch của báo chí Cà Mau ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, nhất là truyền thông chính sách phát triển du lịch, thưa bà?

- Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông và thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần phát triển du lịch, báo chí Cà Mau vẫn còn một số mặt hạn chế. Để ngày càng đạt hiệu quả hơn về công tác truyền thông, báo chí Cà Mau cần:

Một là, mạnh mẽ hơn nữa trong việc truyền thông phát triển du lịch cũng như đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, sức hấp dẫn của di tích, văn hóa, ẩm thực địa phương; việc đưa ra những thông điệp đúng đắn sẽ có tác động lớn trong việc thu hút khách du lịch đặt chân đến Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng cũng như có ý thức trong việc giữ gìn văn hóa Việt.

Hai là, hướng dẫn truyền tải thông điệp đến các chủ thể của điểm đến du lịch di sản, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và các cộng đồng, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ khách du lịch.

Ba là, cùng với các doanh nghiệp du lịch địa phương tổ chức sự kiện xúc tiến như các đoàn FAM/Press Trip, chương trình phát động thị trường, chương trình quan hệ công chúng giới thiệu điểm đến.

Bốn là, đổi mới chính sách giá và hướng đến việc phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành truyền thông đưa khách đến địa phương nhiều hơn.

Năm là, nâng cao tính phản biện, tranh luận của báo chí nhằm đóng góp vào quyết định của chính quyền của các địa phương trong việc đầu tư, xúc tiến, tôn tạo các điểm đến tại địa phương, để du lịch Cà Mau không chỉ là du lịch “một đêm” mà phải có các sản phẩm níu chân du khách lưu trú nhiều ngày.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS4]

Kính gửi: Ông Trần Thanh Nghị, Phó Giám đốc BenThanh Tourist Chi nhánh Cần Thơ, Trưởng Văn phòng Đại diện BenThanh Tourist tại Cà Mau.


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS.TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn ông Trần Thanh Nghị một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của ông.


Nội dung trả lời phỏng vấn:

Câu 1: Thưa ông, đã qua, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh và có nhiều ý kiến chỉ đạo, quán triệt về vai trò của báo chí, truyền thông trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Vậy ông nghĩ thế nào về vai trò của báo chí, truyền thông trong phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng?

Trả lời:

- Vai trò của báo chí, truyền thông trong phát triển du lịch ở Việt Nam:

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định Ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, định hướng trong tương lai sẽ biến du lịch Việt Nam trở thành điểm đến có sức cạnh tranh cao trong hệ thống điểm đến du lịch thế giới.

Để làm được điều đó phải kể đến hoạt động báo chí, truyền thông. Báo chí, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá và nâng cao hình ảnh đất nước, con người; tuyên truyền bảo vệ di sản và phát triển du lịch bền vững, tăng cường giao lưu văn hóa các dân tộc và Thế giới . Báo chí, truyền thông có vai trò to lớn trong việc đồng hành để bảo vệ, gìn giữ, phát triển, quảng bá các giá trị cốt lõi của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, mảnh đất, con người của mỗi địa phương để phát triển du lịch.

- Vai trò của báo chí, truyền thông trong phát triển du lịch Cà Mau:

Cũng giống như vai trò trong phát triển du lịch ở Việt Nam; báo chí, truyền thông cũng có vai trò hết sức to lớn trong hoạt động phát triển du lịch Cà Mau. Báo chí, truyền thông là phương tiện hữu ích, là kênh quảng bá nhanh nhất, hiệu quả nhất, tiếng nói mạnh mẽ nhất trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tạo niềm tin và sự thu hút mạnh mẽ du khách khắp mọi nơi.

Báo chí, truyền thông giúp giới thiệu các sản phẩm du lịch địa phương, vẻ đẹp, sự hấp dẫn của các tuyến, các khu điểm du lịch đến rộng rãi du khách trong và ngoài tỉnh Cà Mau. Giúp giới thiệu nền văn hóa đặc sắc, các món ăn tinh thần như đàn ca tài tử, truyện kể Bác Ba Phi, giới thiệu các sản vật xứ biển Cà Mau, xứ rừng U Minh, Đất Mũi; giới thiệu về các làng nghề truyền thống như đan đát, dệt chiếu, làm khô, nghề phong ngạn, nghề nuôi trồng thủy sản,… đến đông đảo khách du lịch Nhìn chung, nếu không có hoạt động của báo chí, truyền thông thì ngành du

lịch việt Nam nói chung và du lịch Cà Mau nói riêng không thể nào phát triển mạnh mẽ, rộng rãi, du khách sẽ không biết hết những vẻ đẹp của địa phương, những giá trị tinh túy về văn hóa, con người, ẩm thực,… của từng vùng miền, từng dân tộc, từng địa phương khác nhau.

Câu 2. Theo ông, hiệu quả của công tác truyền thông về du lịch nói chung, về chính sách phát triển du lịch nói riêng của Cà Mau đã và đang được báo chí Cà Mau tổ chức, thực hiện ra sao (cụ thể là báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau)?

Trả lời:

Theo như góc nhìn cá nhân, thời gian qua, các cơ quan báo chí, truyền hình Cà Mau đã có những cách làm hay, sáng tạo với nhiều cách thức tuyên truyền trên các loại hình báo chí, truyền hình, đồng thời kết nối với mạng xã hội để “nối dài” các sản phẩm báo chí đến với xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển rộng rãi, nhanh chóng, đa dạng, mạnh mẽ và bền vững.

Đài truyền hình Cà Mau đã có rất nhiều tin, bài, phóng sự quảng bá du lịch Cà Mau, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, định hướng của Tỉnh Ủy, Ủy Ban về vai trò của du lịch trong việc phát triển kinh tế chính trị tỉnh nhà. Truyền hình Cà Mau đã xây dựng ban chuyên đề và chuyên mục du lịch phát sóng định kỳ hàng tuần trên sóng truyền hình và trên trang truyền hình Cà Mau online.

Báo Cà Mau cũng có bộ phận nhân sự chuyên phụ trách về chuyên mục du lịch. Chuyên trang du lịch Cà Mau trên báo giấy được phát hành định kỳ vào các ngày thứ 7 hàng tuần. Báo Cà Mau phiên bản online và kênh youtube của Báo Cà Mau cũng phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Cà Mau khi thường xuyên có tin bài giới thiệu về du lịch Cà Mau, du lịch các địa phương trong nước, đưa tin nhanh chóng những sự kiện về du lịch kịp thời đến với bạn đọc.

Bên cạnh những mặt tích cực đã làm được, báo chí, truyền thông Cà Mau vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần cải thiện.

- Sức hấp dẫn, chất lượng chương trình của báo chí, truyền hình của tỉnh nhà chưa cao, nên lượt xem của khán giả, đọc giả cũng còn hạn chế; dẫn đến hiệu quả truyền thông, tuyên truyền chính sách du lịch chưa đến được đông đảo người dân địa phương;

- Kinh phí và mức đầu tư cho tin bài còn hạn chế nên dẫn đến chất lượng tin, bài về du lịch chưa cao, chưa gây được ấn tượng lớn như các đài khác;

- Máy móc thiết bị đưa tin, công nghệ còn lạc hậu dẫn đến chất lượng nghe nhìn của tin, bài cũng hạn chế theo. Chất lượng video, nội dung tin bài chưa được thể hiện hiệu quả, thu hút.

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí