ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LIỆU
NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại - 2
- Một Số Thành Tựu Của Truyện Ngắn Việt Nam Đương Đại
- Vị Trí Của Truyện Ngắn Tạ Duy Anh Trong Truyện Ngắn Việt Nam Đương Đại
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp
Thái Nguyên - Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Liệu
LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp – người thày đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến người thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Tác giả Nguyễn Thị Liệu
Lời cam đoan Lời cảm ơn
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chương 1. TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9
1.1. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam đương đại 9
1.1.1. Khái lược về truyện ngắn và thi pháp thể loại truyện ngắn 9
1.1.2. Bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đương đại 12
1.1.3. Một số thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đương đại 14
1.2. Hành trình truyện ngắn Tạ Duy Anh 17
1.2.1. Tạ Duy Anh – cuộc đời, sự nghiệp văn chương 17
1.2.2. Tạ Duy Anh với thể loại truyện ngắn 20
1.3. Vị trí của truyện ngắn Tạ Duy Anh trong truyện ngắn Việt Nam đương đại 22
Chương 2. TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH 26
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Tạ Duy Anh 26
2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 26
2.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau
năm 1975 27
2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Tạ Duy Anh 29
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh 31
2.2.1. Nhân vật giữa “hai lằn ranh Thiện – Ác” 31
2.2.2. Nhân vật mang bi kịch của sự tha hóa 35
2.2.3. Nhân vật là nạn nhân của thù hận 39
2.2.4. Nhân vật cô đơn, lạc loài 43
2.2.5. Nhân vật đối diện với những ẩn số về thời thế và nhân thế 46
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh 48
2.3.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình 48
2.3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động 53
2.3.3. Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm 56
Chương 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH 58
3.1. Điểm nhìn trần thuật 58
3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài 59
3.1.2. Điểm nhìn bên trong 62
3.1.3. Sự dịch chuyển và đan cài điểm nhìn trần thuật 64
3.2. Kết cấu trần thuật 66
3.2.1. Kết cấu phân mảnh – lắp ghép 67
3.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện 69
3.2.3. Kết cấu mở 71
3.3. Ngôn ngữ trần thuật 72
3.3.1. Ngôn ngữ đời thường 73
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm 75
3.4. Giọng điệu trần thuật 81
3.4.1. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm 82
3.4.2. Giọng điệu châm biếm, giễu nhại 84
3.4.3. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan 87
3.4.4. Giọng trữ tình, giàu cảm xúc 89
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp đã trở nên khá quen thuộc trong hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học những năm gần đây. Trên sách báo văn nghệ, người ta nhắc nhiều đến khái niệm thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp thể loại, thi pháp thời kì…. Lí thuyết thi pháp đã được sử dụng soi chiếu nhiều hiện tượng văn học đương đại, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Việc nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp nói chung và thi pháp thể loại nói riêng sẽ cung cấp cho người đọc chiếc “chìa khóa” để khám phá tác phẩm. Và trên thực tế, nó đã đem lại cho nghiên cứu phê bình văn học những chiêm nghiệm sâu sắc, thú vị.
1.2. Sau năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, nước nhà thống nhất, dân tộc Việt Nam bước vào một chặng đường mới. Cùng với sự sang trang của lịch sử dân tộc, nền văn học cũng đang có những bước chuyển mình đáng ghi nhận. Trước sự biến đổi của thời đại, yêu cầu đổi mới toàn diện nền văn học nước nhà được đặt ra một cách cấp thiết. Trong xu hướng vận động đó, văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn đã và đang có những nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về nghệ thuật, quan niệm về hiện thực, con người, các thủ pháp nghệ thuật… đã bước đầu tạo ra một diện mạo mới cho văn học. Sau gần một nửa thế kỉ đổi mới, chúng ta đã có một lực lượng sáng tác khá hùng hậu, một số lượng tác phẩm đồ sộ và một không khí sôi động trong dư luận. Lịch sử văn học dân tộc đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ đầy năng lực và nhiệt huyết như: Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái… và không thể không nhắc tới Tạ Duy Anh, một cây bút được xem là hiện tượng nổi bật với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo.
1.3. Trong sự nghiệp văn chương của mình, Tạ Duy Anh luôn trăn trở tìm cách đổi mới tư duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung tới hình thức. Ông đã mạnh dạn thử bút trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn… Nhưng ông khẳng định trên văn đàn trước hết ở thể loại truyện ngắn. Tác phẩm của ông thực sự đã đặt ra được những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật mới mẻ. Nó không chỉ ẩn chứa những triết lí về cuộc sống mà còn thể hiện những chiêm nghiệm về số phận con người, nỗi đau khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao hạnh phúc. Từ quan niệm về hiện thực, về nhân sinh, cho đến cách tổ chức cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật,… truyện ngắn Tạ Duy Anh đều có những cách tân đáng ghi nhận. Sự nghiệp viết truyện ngắn của ông thực sự là “mảnh đất màu mỡ” để cho chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về truyện ngắn Tạ Duy Anh dưới góc nhìn thi pháp thể loại. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại nhằm nghiên cứu những đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn trong các sáng tác của Tạ Duy Anh. Qua đó thấy được những đóng góp của nhà văn trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Giải quyết đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm một tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu đánh giá chung về sáng tác của Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh là một trong số những nhà văn đi tiên phong trong việc nỗ lực để tìm tòi, đổi mới cách viết. Chính vì vậy, ông luôn giành được sự quan tâm của dư luận cũng như giới nghiên cứu phê bình. Cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Tạ Duy Anh khá đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Những bài viết về ông xuất hiện nhiều trên báo chí, các trang web và trong các luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học.