Quy Luật “Thịnh Suy Đắp Đổi” Và Sự Hình Thành Những Định Hướng Lựa Chọn

Nhiều ứng viên cho chiếc ghế “nóng” hoàng đế xuất hiện trên giang hồ với khát vọng may mắn nhận được “đức trời” trao. Những kẻ sĩ có chữ khát vọng tìm kiếm “minh quân” phò tá, tạo lập trạng thái thái hòa, qua đó lưu danh thiên cổ. Nhóm những quân sư này, có thể chia thành hai típ người nhỏ hơn. Một típ người, bị chi phối một cách quyết liệt bởi lý tưởng Nho gia, chữ “trung” là tối thượng trong suy nghĩ của họ. Một típ khác, không đặt chữ “trung” ở vị trí tối thượng, mà đặt bản ngã ở vị trí trung tâm.

1.2.3. Quy luật “thịnh suy đắp đổi” và sự hình thành những định hướng lựa chọn

Đã trở thành một quy luật, xã hội Trung Hoa từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay có thể khái quát thành một quy luật lớn là: thịnh suy đắp đổi. Thực chất của trạng thái này là sự gối nhau liên tục, liền mạch của hai trạng thái trị và loạn. Loại hình nhà nước Trung Hoa thời cổ trung đại được các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất định danh là nhà nước chuyên chế. Hệ tư tưởng Nho gia và cấu trúc Nho Pháp tỉnh dụng là nền tảng tư tưởng, chính trị của đế chế [215, tr. 689 - 713]. Ở trạng thái điển hình nhất, được hình dung là trạng thái thịnh trị, thường là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của một vương triều, dấu hiệu quan trọng nhất của nó là tính cực quyền của ngôi vị hoàng đế. Ngược lại, thời loạn ở một nghĩa nào đó được hiểu là sự tan rã của ngôi vị này.

Ở trạng thái nền chuyên chế vận động đến độ hoàn thiện của nó, tức thời điểm thịnh trị nhất của nền chuyên chế, nhân cách hoàng đế chi phối đến sự hình thành của tất cả các loại hình nhân cách khác. Ở thời điểm này, những định hướng nhân cách lớn, nhất loạt bị hút và bị chi phối bởi mẫu hình nhân cách hoàng đế. Định hướng lớn nhất, nổi bật và dễ quan sát nhất là cung đường đi học tam giáo, trọng tâm là Nho học, đi thi và đỗ thì làm quan. Lịch sử đã khái quát thành một mệnh đề nổi tiếng: Tiến vi quan, đạt vi sư. Thi đỗ thì làm quan, không đỗ về dạy học. Ở Trung Quốc, bắt đầu từ nhà Tùy đã tiến hành chọn quan lại bằng hình thức thi cử. Ở Việt Nam, từ thời nhà Lý, tổ chức thi tam giáo để chọn quan lại cho hệ thống chính quyền chuyên chế. Vì vậy, ở thời đại hòa bình thịnh trị, lực lượng dễ thấy nhất là loại hình nhà nho được giới nghiên cứu định danh

người hành đạo. Song song với sự tồn tại của nhóm người này, sự phân cực từ cội nguồn biến sinh nhà nho diễn ra liên tục trong lịch sử xuất hiện một loại hình nhân cách cũng hết sức đặc biệt: người ẩn dật. Người ẩn dật, cùng nguồn gốc đào tạo với mẫu người hành đạo. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong đó một trong những lý do chính yếu là khát vọng thực thi đạo đức thánh hiền bất thành, họ tìm phương thức ứng xử ở ẩn, hòa đồng với thiên nhiên và tìm kiếm niềm vui trong đời sống tâm linh. Ngoài hai nhóm người này ra, trong xã hội thịnh trị còn có những loại hình nhân cách là sản phẩm của những tôn giáo Trung Hoa và Ấn Độ. Tiêu biểu cho nhóm Đạo giáo Trung Hoa là loại người Đạo Sĩ và tiêu biểu cho nhóm đến từ Ấn Độ là các tăng sư. Anh hùng hiệp khách cũng là một loại người hết sức thú vị, là sản phẩm của Mặc gia. Tuy nhiên, tất cả những loại người trên đây đều nằm trong sự chi phối và quay quanh trục là nhân cách hoàng đế [211, tr. 329].

Thời loạn trong xã hội Trung Hoa cổ đại, theo một nét nghĩa là trạng thái mất đi, hay sự suy yếu của cái chính thống, tức ngôi đế vị, biểu trưng cao nhất của nền chuyên chế mất tính chất linh thiêng quyền uy thượng đẳng vốn có của nó. Điều này có nghĩa, sức chi phối của ngôi vị hoàng đế đối với các loại hình nhân cách trên thực tế mất thiêng. Nhưng do sự quy định của những học thuyết, sĩ đại phu chỉ có một cách hình dung duy nhất là phải khôi phục lại cho được cái chính thống, tức cần thiết có một ông vua theo dòng chính thống hoặc người được thụ hưởng mệnh trời. Trong khát vọng của xã hội và trong khát vọng của phần lớn sĩ đại phu, đây là một sứ mệnh lịch sử lập lại trạng thái thái hòa cho thiên hạ. Trong một trạng thái và khát vọng như vậy, nổi bật lên một số định hướng lớn trong thời loạn như sau: Trước hết, luôn xuất hiện một loại người dáng dấp đại trượng phu, được lập lên bởi một nhóm người hoặc tập hợp được một nhóm người, người thống lĩnh nhóm này được tôn lên làm minh chủ của nhóm. Mặt khác, bên tả bên hữu của minh chủ này ở trạng thái điển hình nhất còn có hai típ người khác: một là vò tướng và một là quân

sư. Đặc điểm của vò tướng là sức khỏe về cơ bắp hay còn được định danh là kiểu người “tráng mỹ”1. Đặc điểm của quân sư nổi bật là trí mưu, hay còn được định


1 Theo cách định danh của PGS. TS Trần Lê Bảo.

danh là kiểu người “trí mỹ”. Ngoài ra trong thời loạn, còn một số nhóm người khác, hoặc tham gia hoặc không tham gia vào tiến trình này: những anh hùng vò lâm giang hồ, và nhóm ẩn sĩ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Trong nhóm tả phù hữu bật cho minh chủ tương lai, tất cả họ đều là những người có học, phần lớn là những tài năng. Họ xuất thân từ nhiều nguồn gốc, nhưng đa phần học cả Nho, Lão, Pháp. Ngoài ra nhóm này còn thông thạo cả binh pháp, âm dương, tung hoành, biện gia, thông kim bác cổ, phong thủy… phần nhiều trong số họ mang khát vọng phò vua giúp nước, chuyển loạn thành trị, tìm cách lưu danh trong lịch sử, khát vọng dùng tài năng của mình, hiến kế giúp minh chủ tương lai lên ngôi hoàng đế.

Trong vô số những nhân vật ngả theo định hướng quân sư, có một nhóm rất nhỏ ôm trong mình một dị khát vọng, vượt lên trên những khát vọng của quân sư thông thường, ôm ấp khát vọng chi phối và trong thực tế chi phối hoàng đế. Kiểu người này, lịch sử ghi nhận và định danh là mẫu người đế sư.

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 6

Tóm lại, trong phần này, chúng tôi hình dung tổng quan về nền văn học và văn hóa Việt Nam trong tương quan với nền văn học, văn hóa Trung Hoa. Ở đó, văn học, văn hóa Trung Hoa được hình dung là nền văn học, văn hóa kiến tạo vùng, trong tương quan với nền văn học, văn hóa Việt Nam là nền văn học, văn hóa vệ tinh. Trong đó, đặc điểm hàng đầu của nó là nền văn học, văn hóa Việt Nam tiếp nhận và chia sẻ nhiều khuôn mẫu từ văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, từ nhiều chiều kích khác nhau, chúng tôi cố gắng phác họa những khía cạnh quan trọng như: chính trị học Trung Hoa cổ đại, tư tưởng Trung Hoa cổ đại và những quy luật thịnh suy diễn ra nhiều nghìn năm trong lịch sử Trung Hoa đã tác động đến quá trình phân hóa, dẫn đến những lựa chọn và dần hình thành những mẫu hình văn hóa trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, trong đó có nhân vật đế sư. Những vấn đề chúng tôi trình bày trên đây, gồm cả khái niệm loại hình học, phương pháp loại hình, đến thuật ngữ và những vấn đề khác được xem là những vấn đề lý thuyết, là cơ sở đi sâu triển khai, nhận diện mẫu hình nhân vật đế sư.

1.3. Cội nguồn, đặc điểm và cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư

1.3.1. Lược sử những đế sư tiêu biểu

Căn cứ vào sự tác động của chính trị học Trung Hoa cổ đại, của hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại; của quy luật thịnh suy đắp đổi đến sự hình thành những định hướng lựa chọn; căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm và cấu trúc tư tưởng loại hình, có thể chỉ ra một số nhân vật tiêu biểu nhất thuộc kiểu loại đế sư trong lịch sử hai nước.

Dưới đây chúng tôi lược thuật một số nhân vật tiêu biểu nhất thuộc loại hình nhân vật đế sư trong lịch sử Trung Quốc (có thể chưa đầy đủ và chưa thật điển hình). Cũng do yêu cầu về dung lượng của luận án, người viết không thể chi tiết hóa đặc điểm đế sư của từng nhân vật được nêu ra, mà chỉ có thể sơ lược một số nhân vật tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

1.3.1.1. Những nhân vật thuộc loại hình nhân vật đế sư trong lịch sử Trung Quốc Khương Tử Nha - đế sư tương đối rò nét đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc Khương Tử Nha, tên thật là Khương Thượng, tự là Tử Nha nên thường được

gọi là Khương Tử Nha, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ XII trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại thời nhà Chu đến hết thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Ông có thể xem là nhân vật định hình tương đối rò nét đầu tiên cho kiểu loại nhân vật này trong lịch sử Trung Hoa.

Phạm Lãi - đế sư điển hình thời đại liệt quốc (Xuân Thu – Chiến Quốc)

Phạm Lãi tự là Thiếu Bá, là tướng tài của nước Việt Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, người giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô.

Có thể nói, Phạm Lãi là đế sư tiêu biểu thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc.

Trương Lương - đế sư đầu tiên của thời đại đế chế (nhà Hán)

Trương Lương, tự là Tử Phòng, quý tộc Hàn. Gia đình năm đời tể tướng Hàn. Khi Hàn bị Tần tiêu diệt, ông bán cả gia sản, thuê thích khách mưu sát Tần Thuỷ Hoàng. Kế hoạch bất thành, Trương Lương trốn ở Hạ Bì. Một hôm thơ thẩn trên cầu, gặp một ông già cho sách Thái Công binh pháp. Trương Lương sau 10 năm nghiền ngẫm Thái Công binh pháp, theo phò tá Lưu Bang. Trương Lương không chỉ là người hoạch định sách lược cho Lưu Bang mà còn chuẩn bị về nhân

sự, chuẩn bị lương thảo. Đồng thời đóng vai trò quyết định trong những chiến thắng chiến lược của nhà Hán. Sau khi Hán thất kiến lập, triều đình mới được củng cố, Trương Lương bỏ đi tu tiên.

Có thể nói, Trương Lương là đế sư có vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Hoa. Nếu như Khương Tử Nha là đế sư đầu tiên, Phạm Lãi là đế sư thời đại liệt quốc thì Trương Lương là đế sư lớn đầu tiên thời đại đế chế Trung Hoa.

Gia Cát Lượng - đế sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc

Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, đạo hiệu là Ngoạ Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần nước Thục.

Lịch sử đánh giá ông là: “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng”.

Lưu Bá Ôn - đế sư thời nhà Minh

Lưu Cơ (1311 – 1375) tự là Bá Ôn, người Thanh Điền Triết Giang, là mưu thần đầu tiên, sáng lập ra nhà Minh.

Nếu như Gia Cát Lương được đánh giá là “Vạn đại quân sư Gia Cát Lương thì Lưu Bá Ôn được đánh giá là “nhất thống sơn hà Lưu Bá Ông”.

Ngoài ra, trong lịch sử Trung Hoa còn có nhiều nhân vật thuộc về kiểu loại này như: Lý Tĩnh, Phòng Huyền Linh đời Đường, Phạm Văn Trình thời Thanh… Nhưng do dung lượng của luận án nên chúng tôi không thể nêu hết tất cả những nhân vật này, đồng thời cũng không thể chi tiết hóa trong chính văn luận án.

1.3.1.2. Những nhân vật thuộc loại hình nhân vật đế sư trong lịch sử Việt Nam

Ở phần trên, luận án đã chỉ ra những nhân vật tiểu biểu nhất có thể loại biệt hóa thành tiểu loại nhân vật đế sư. Đương nhiên, cần nhìn nhận rằng, không phải nhân vật nào cũng đạt đến đầy đủ những thuộc tính lý thuyết của loại hình mà chúng tôi đã phân tích ở trên. Nhưng trên những nét lớn nhất như vai trò với đế chế, cách thức hành xử và lựa chọn chính trị có thể xếp họ thuộc loại này.

Ở Việt Nam, cũng có nhiều nhân vật lịch sử lựa chọn theo hướng trở thành đế sư. Tuy nhiên, trên nhiều bình diện, khó có thể đòi hỏi ở những kiểu người này đạt đến độ chuẩn mực như ở Trung Hoa. Do vậy, căn cứ trên những tiêu chí như đã áp dụng trong loại biệt với các nhân vật như ở Trung Hoa, chúng tôi tạm hình dung một số nhân vật theo cách nhìn của chúng tôi (có thể chưa đầy đủ) thuộc loại người này.

Vạn Hạnh (938 - 1025)

Vạn Hạnh là một thiền sư, có nhiều đóng góp quyết định cho sự ra đời triều đại nhà Lý - triều đại đánh dấu mở đầu của nhiều truyền thống lớn Việt Nam. Ông là cố vấn của vua Lê Đại Hành, là thầy của Lý Công Uẩn, đào tạo và hoạch định đường đi nước bước cho Lý Công Uẩn tiến đến ngai vàng.

Có thể nói, Vạn Hạnh vốn là nhà sư nhưng hành xử chính trị của ông, đặc biệt là bước chuẩn bị đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thành công, kiến tạo nhà Lý, triều đại đế chế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, có thể xác định ông là nhân vật thuộc loại người đế sư đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, tức cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.

Từ góc độ loại hình, có cơ sở đế khẳng định, Nguyễn Trãi là đế sư lớn, tiêu biểu đầu tiên của lịch sử Việt Nam với tư cách là đế sư kiến tạo nhà Lê.

Đào Duy Từ (1572 - 1634)

Đào Duy Từ hiệu là Lộc Khê, quê xã Hoa Trai, huyện Sóc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoá, Đại Việt. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Ông thông minh, học rộng biết nhiều. Ông đi thi Hương ở Thanh Hoa. Hiếu ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên, không cho vào thi, ông buồn bực quay về, căm tức chế độ thi cử nhà Trịnh lúc bấy giờ. Sự việc này thúc đẩy Đào Duy Từ vào Nam ra mắt chúa Nguyễn.

Đào Duy Từ tuy chưa giúp nhà Nguyễn kiến lập nên đại đế chế vào năm 1802 nhưng những công lao của ông đối với chúa Nguyễn ở giai đoạn đầu và xét tư cách một kẻ sĩ định hướng con đường này thì có thể xếp ông thuộc loại đế sư tiêu biểu Việt Nam giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Phan Bội Châu (1867 - 1940)

Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử. Quê ông làng Đan Nhiễm, xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Phan Bội Châu là trường hợp đặc biệt. Ông sống trong giai đoạn bản lề của những bước chuyển lớn trong lịch sử nước nhà. Ông thuộc loại đế sư muộn, nhưng lại tiếp xúc với nhiều yếu tố mới, phi truyền thống.

1.3.2. Cội nguồn tư tưởng nhân vật đế sư

Lược sử ở trên phần nào giúp chúng ta có thể hình dung cụ thể hơn về sự tồn tại của một mẫu người hết sức đặc biệt trong lịch sử. Tuy nhiên, những phác thảo trên mới chỉ dừng lại ở việc minh định và khẳng định có một mẫu người như vậy đã xuất hiện và đóng góp lớn cho lịch sử. Để hình dung có chiều sâu, cần có một cái nhìn suy nguyên về cội nguồn văn hoá của mẫu người này.

Sự thay thế của một hoàng đế này bằng một hoàng đế khác trong lịch sử của một vương triều thông thường nhất là dòng trưởng trực hệ. Nếu có bất thường đến dòng không thuộc trưởng nhưng phải là cùng huyết tộc. Hoàng đế khai mở triều đại trong lịch sử Trung Hoa và lịch sử Việt Nam đều đi lên từ vò tướng. Rò ràng, mẫu người mà chúng ta đang xét không có cùng nguồn cội với hai nhóm vừa nêu trên, bởi lẽ, không một đế sư nào trong số họ từ trong định hướng vận động trở thành hoàng đế.

Nhóm này xuất hiện trong lịch sử được đặc trưng bởi kho trí tuệ vượt trội. Tuy nhiên, xuất hiện trong thời loạn, nhóm này vừa đặc trưng bởi tri thức quảng bác, đa diện vừa đặc trưng bởi “nét trí lấn át nét nhân” so với nhà nho trong thời bình [211, tr. 332]. Thời bình, xã hội về cơ bản ổn định, cung đường căn bản của nhà nho thường là đi học - thi đỗ - làm quan và thực hành đạo đức thánh hiền Nho gia. Vì vậy, nét nhân trong đạo đức nho gia nổi bật hơn so với những phương diện khác trong kho tàng tri thức nhà nho trau dồi. Ngược lại, nhóm người tiềm tang nhân cách đế sư này, ngoài học nho còn bổ sung tri thức của các học thuyết và trường phái khác nhưng không đi theo quỹ đạo đi học - thi đỗ và làm quan mà đi theo quỹ đạo khác: tìm kiếm minh chủ để phò tá và qua đó nổi danh trong lịch sử.

Nếu như tri thức của các trường phái, học thuyết khác ít được phát huy tác dụng hoặc phát huy tác dụng khiêm tốn hơn ở trong thời bình thì đến thời loạn, những tri thức của các trường phái khác đặc biệt được phát huy tác dụng. Qua hành trạng và công lao của những nhân vật nêu trên, những tri thức của Lão Trang, của Pháp gia, của Âm Dương gia, phong thuỷ, thiên văn, địa lý… được nhóm này áp dụng triệt để, tạo thành phong cách của họ và mang lại sự thành công. Vì vậy, họ xuất hiện trong lịch sử thường là nhân vật kiệt xuất, đại tài, thông hiểu mọi lĩnh vực và phong thái khác thường.

Vậy nếu suy nguyên, họ thuộc về mẫu hình nào trong lịch sử?

Tất cả họ đều thông thạo thiên văn, lịch sử, địa lý, phong thuỷ, binh gia, Pháp gia, Nho gia, Lão Trang… Từ Trương Lương, Khổng Minh, đến Nguyễn Trãi... đều rất giỏi về thương thuyết. Vậy nguyên mẫu họ có phải thuộc nhóm thuyết khách gia không? Rò ràng, không thể xếp họ thuộc nhóm thuyết khách gia được, bởi họ không khát vọng trở thành thuyết khách gia. Tri thức và kỹ thuật của thuyết khách gia chỉ được áp dụng khi họ cần đến nó để phục vụ cho mục tiêu tối hậu của mình. Họ đều là những nhà dùng binh rất giỏi. Tuy nhiên, họ không phải là binh gia từ nguồn gốc của nó, họ chỉ lĩnh hội binh pháp ứng dụng thực tế trong chiến trận. Mục tiêu tối hậu của họ không phải là trở thành những nhà binh pháp. Trong hành xử và phong thái của họ rất gần với những nhân vật thuộc trường phái Lão Trang, Đạo gia. Tuy nhiên, họ không phải là môn đồ thuần thành tu luyện theo học thuyết Đạo gia, đồng thời họ không khát vọng trở thành những ẩn sĩ thuộc trường phái này, do vậy không thể xếp họ có nguyên mẫu từ trường phái này.

Mặt khác, những phương diện như Đạo gia, Lão Trang, Pháp gia… không phải là những phương diện thường trực chi phối tổng thể hành trạng của nhân vật này. Những tri thức của học phái này xuất hiện trong những thời điểm cần thiết, khi cần huy động tri thức của trường phái, học thuyết này phục vụ cho mục đích, toan tính có tính thời điểm nên khó có thể suy nguyên nguyên mẫu của họ thuộc nhóm này. Tuy mỗi học thuyết này không phải là trục lòi chi phối tổng thể hành trạng trong họ nhưng chúng kết vào nhau, cấu trúc trong nhau, là những thành tố trọng yếu kết thành phong cách đế sư.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí