Điều Kiện Để Trở Thành Trung Gian Thương Mại


Mô hình 3.Sơ đồ mua bán qua tổng đại lý



Đại lý trực thuộc

Khách hàng

3


2

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.



Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 4

Người uỷ thác

Tổng đại lý

1



3

Đại lý trực thuộc

Khách hàng

2


4


1. Người uỷ thác cung cấp hàng hoá.

2. Tổng đại lý giao hàng và quản lý các đại lý trực thuộc.

3. Đại lý trực thuộc giao hàng cho khách.

4. Khách hàng thanh toán tiền hàng theo đơn giá bán.

Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý, theo đó bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên uỷ thác. Tổng đại lý thường được sử dụng tại những thị trường lớn, nhu cầu phân tán hay người uỷ thác muốn quản lý tập trung. Tổng đại lý sẽ đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc, những đại lý trực thuộc sẽ hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

Với cách tổ chức này người uỷ thác sẽ tiết kiệm được công sức và chi phí do phải quản lý người đại lý của mình. Việc bố trí nhiều đại lý trực thuộc sẽ giúp cho tổng đại lý khống chế được thị trường, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường nhanh chóng hơn.

Các loại đại lý khác (tuỳ theo sự thoả thuận của các bên)

Tuỳ theo quyền của đại lý, tính chất hàng hoá… chúng ta còn có thể gặp các loại đại lý sau:

+ Đại lý gửi bán (Cosignee)


Đại lý gửi bán thực chất là một loại đặc biệt của đại lý hoa hồng. Việc gửi bán hàng hoá hiện nay rất thông dụng trong thương mại nội địa cũng như trong thương mại quốc tế. Người đại lý sẽ được uỷ thác bán hàng từ kho của mình ra thị trường. Để làm được việc đó người uỷ thác phải vận chuyển hàng hoá đến kho của người đại lý. Loại đại lý này ra đời là do các nguyên nhân sau đây:

- Hàng hoá có tính chất đặc biệt (đồ tươi sống, hàng cần có mặt trên thị trường để người mua lựa chọn…)

- Giá cả thị trường, tiền tệ biến động mạnh, không có lợi cho người đại lý.

- Hàng hoá khó bán.

- Người uỷ thác cần tiêu thụ nhanh thì việc gửi bán cũng sẽ giúp cho lưu thông hàng hoá nhanh hơn.

Trong quan hệ này người uỷ thác sẽ phải chịu thêm phí vận chuyển đến kho của người đại lý, chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng hoá… Người đại lý phải có kho tàng bến bãi, đội ngũ người bán hàng, có trách nhiệm chăm sóc hàng hoá, quảng cáo giới thiệu hàng… Do tính chất gửi bán nên trong hợp đồng các bên cần qui định thật cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm và chi phí các bên phải gánh vác.

+ Đại lý giao nhận vận tải (Forwarding Agent)

Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA), người giao nhận vận tải quốc tế là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến giao nhận như bảo quản, lưu kho, làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá…


Mô hình 4.Sơ đồ quan hệ giữa các bên trong giao nhận



Chính Phủ Bộ Thương mại

Hải quan



Người gửi hàng

Người giao nhận

Người nhận hàng

HĐ uỷ thác HĐ uỷ thác



HĐ dịch vụ



Ngân hàng

Người chuyên chở

Bảo hiểm

Giám định


Chú thích: HĐ - hợp đồng

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuật của ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và vận tải quốc tế. Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Ở các nước khác nhau, người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi với các tên gọi khác nhau: Đại lý hải quan, môi giới hải quan, đại lý thanh toán, đại lý gửi hàng và giao nhận, người chuyên chở chính…

Tham gia trong quan hệ giữa người mua, người bán không chỉ có người kinh doanh phương tiện vận chuyển mà còn có những người kinh doanh các dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá. Những người này sẽ thay mặt người mua, người bán lo việc giao nhận, vận chuyển hàng hoá với một phạm vi rất rộng.

+ Đại lý làm thủ tục hải quan (Customs Agent)


Loại hình tổ chức kinh doanh dịch vụ này được hình thành vào đầu thế kỷ 19 ở Hoa Kỳ và một số quốc gia Châu Âu. Nguyên nhân ban đầu là do khó khăn trong khâu tổ chức sắp xếp hàng hoá qua biên giới với sự rườm rà, khắt khe của quy tắc làm thủ tục hải quan, sau đó do chuyên môn hoá nên việc kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan đã tách thành một nghề độc lập. Ngày nay kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới.

Hoa Kỳ là quốc gia có nghề kinh doanh dịch vụ hải quan phát triển nhất. Hiệp hội các nhà kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan được thành lập ngày 22/3/1897 tại cảng New York và sau đó được đổi tên thành Hiệp hội dịch vụ thủ tục hải quan và giao nhận Hoa Kỳ (NCBFA - National Customs Brokers and Forwarders Association). Người kinh doanh dịch vụ hải quan tại Hoa Kỳ sẽ được Hải quan Hoa Kỳ cấp phép và quản lý. Ngày nay hoạt động của Hiệp hội này đã rộng khắp nước Hoa Kỳ thông qua mạng lưới thông tin hiện đại. Hiệp hội này cũng có tiếng nói quyết định trong Liên đoàn quốc tế các hiệp hội những người kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan (IFCBA – International Federation of Customs Brokers Associations).

Điều 21, Luật Hải quan Việt Nam năm 2005 qui định: “Đại lý làm thủ tục hải quan là người khai hải quan theo sự uỷ quyền của người có quyền và nghĩa vụ trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu”. Quan hệ giữa người uỷ thác và người đại lý làm thủ tục hải quan là quan hệ hợp đồng.

+ Đại lý đặc biệt (Special Agent): Đây là người đại lý chỉ làm một công việc cụ thể, nhất định.

+ Đại lý toàn quyền (Universal Agent): Là người đại lý thay mặt người uỷ thác làm mọi việc có liên quan đến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, giao dịch ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán tiền hàng, giải quyết tranh chấp, nộp thuế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá… Đây là loại đại lý nếu như người uỷ thác không biết, giao quyền rộng, có thể gặp nhiều tai họa, ví dụ như việc vi phạm bản quyền…


1.2. Theo Bộ Luật Thương mại Hoa Kỳ


Bộ Luật Thương mại Hoa Kỳ là một bộ luật thương mại thống nhất gắn liền với những giao dịch thương mại đối với sở hữu cá nhân, hợp đồng và những việc khác có liên quan như: mua bán giấy tờ thương mại, tiền gửi ngân hàng, thư tín dụng, vận chuyển hàng hoá, kho hàng, hoá đơn vận chuyển, đầu tư chứng khoán, kế toán thương mại… nhằm thiết lập thống nhất luật pháp với những khía cạnh của nó, và huỷ bỏ những pháp luật mâu thuẫn.

Điều 2 - 210 của Bộ Luật trên đã trực tiếp qui định về trung gian thương mại với tiêu đề: Uỷ thác và giao quyền. Theo đó:

Một bên có thể thực hiện bổn phận của mình thông qua một sự uỷ thác trừ khi có thoả thuận khác hoặc bên khác có những quyền ưu tiên trong việc giữ nguyên bản việc thi hành bổn phận, thực hiện những hành vi trong hợp đồng. Không sự uỷ thác nào giúp đỡ được bên uỷ thác trong bất cứ nghĩa vụ nào của việc thi hành nếu có vi phạm.

Trừ khi có những thoả thuận khác, tất cả các quyền của người bán, người mua có thể được chuyển giao ngoại trừ trường hợp sự chuyển giao đó thực sự làm thay đổi những nghĩa vụ của bên khác, hoặc gia tăng những rủi ro mà anh ta phải cáng đáng trong hợp đồng, hoặc làm hư hại đến những cơ hội đạt được. Quyền làm phá vỡ hợp đồng hoặc một quyền phát sinh ngoài quyền lực của người uỷ thác có thể được chuyển giao bất chấp các thoả thuận khác.

Trừ khi hoàn cảnh đòi hỏi sự trái lại, một sự ngăn cấm uỷ thác sẽ chỉ được hiểu như một sự loại trừ việc uỷ thác nhằm chuyển giao lại công việc của người chuyển giao.

Một sự chuyển giao hợp đồng, những quyền theo hợp đồng hoặc một sự chuyển giao tương tự được coi là sự chuyển quyền. Trừ khi ngôn ngữ hoặc hoàn cảnh đòi hỏi trái lại, nó là sự uỷ thác việc thi hành những nghĩa vụ của người chuyển quyền và nó được chấp nhận bởi người được uỷ nhiệm thông qua lời cam đoan thực hiện đúng những nghĩa vụ đó. Sự cam đoan này có hiệu lực tương tự bên uỷ quyền hoặc bên khác đối với hợp đồng gốc.


Bên khác có thể coi bất kỳ sự chuyển giao quyền thực hiện nào như một căn cứ hợp lý đối với việc không an toàn, không hợp pháp đối với những quyền của mình và đòi hỏi một sự bảo đảm từ người được uỷ quyền (theo Điều 2 - 609).

Điều 2 - 609 với tiêu đề: Quyền bảo đảm thoả đáng trong công việc chỉ ra nghĩa vụ cho các bên trong một hợp đồng mua bán. Sự mong chờ của bên kia là những kết quả công việc mà họ được hưởng không thể bị làm sai hỏng. Trong việc thực hiện công việc có thể có những lý do làm phát sinh những bất ổn, một bên có thể đình chỉ hợp lý bất kỳ công việc nào cho đến khi anh ta có những văn bản yêu cầu và văn bản trả lời về những quyền bảo đảm trong thương mại.

Trong việc buôn bán, những lý do làm phát sinh những bất bảo đảm hoặc những lý do của bất kỳ sự bảo đảm nào sẽ được xác định theo những tiêu chuẩn thương mại.

Việc chấp nhận bất kỳ sự giao hàng hoá, sự thanh toán sai lệch nào sẽ không làm tổn hại đến quyền của bên thua kiện trong việc anh ta đòi hỏi những bảo đảm thoả đáng đối với những công việc trong tương lai.

Sau khi có yêu cầu, trong vòng 3 ngày mà không có những bảo đảm thoả đáng đối với công việc, tuỳ theo từng hoàn cảnh và trường hợp cụ thể, điều đó có nghĩa hợp đồng bị khước từ.

2. Điều kiện để trở thành trung gian thương mại

Theo pháp luật Việt Nam, muốn trở thành trung gian thương mại phải hội tụ được các điều kiện:

- Phải là thương nhân theo luật định, có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành

vi.

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề đăng ký.

- Có trụ sở.

- Có vốn và tự chịu trách nhiệm về nguồn vốn của mình.

- Được dùng danh nghĩa của mình trong hoạt động kinh doanh.

Trong các lĩnh vực khác nhau, điều kiện để trở thành trung gian cũng khác nhau.

Ví dụ, trong lĩnh vực hải quan, muốn trở thành đại lý làm thủ tục hải quan phải thỏa


mãn các điều kiện qui định tại Điều 2 Nghị định 79/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2005 và Mục II khoản 1 Thông tư 73/2005/TT-BTC ngày 5 tháng 9 năm 2005. Các điều kiện đó là:

- Đăng kí kinh doanh theo luật định.

- Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch vụ khai thuê hải quan ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Có ít nhất (01) nhân viên đại lý hải quan.

- Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Nhân viên đại lý hải quan phải thỏa mãn các điều kiện qui định tại Điều 3 Nghị định 79/2005/NĐ-CP:

- Là công dân Việt Nam.

- Có bằng từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật.

- Có chứng chỉ về nghiệp vụ khai hải quan.

Mục II khoản 3 Thông tư 73/2005/TT-BTC có hướng dẫn chi tiết thêm:

- Bằng trung cấp phải là bằng chính quy thuộc các chuyên ngành kinh tế hoặc pháp luật.

- Các nhân viên của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận tải và đã trực tiếp làm thủ tục hải quan từ 01 năm trở lên nếu có bằng chính quy của các trường từ trung cấp trở lên, cho dù không phải là trường kinh tế và pháp luật thì vẫn coi là đủ điều kiện.

Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 5-7-2007 của Chính phủ qui định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, trong đó bao gồm dịch vụ đại lý tàu biển. Điều 3 Nghị định này qui định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển phải thành lập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ phần vốn góp của các bên nước ngoài không vượt quá 49% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp”.


IV. CÁC HÌNH THỨC TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI‌‌

Trên thế giới, trung gian thương mại thường được chia thành: Môi giới, đại lý, nhà phân phối.

1. Môi giới (Broker)

Các quan niệm về môi giới thương mại trên thế giới cũng giống như của Việt Nam. Người trung gian chỉ đơn thuần chịu trách nhiệm giao dịch giữa người mua và người bán, họ không đứng tên trên hợp đồng và không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của người mua, người bán.

2. Đại lý (Agent)

Đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của người uỷ thác để thực hiện công việc được uỷ thác. Trong thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ được thiết lập giữa bên mua và bên bán thông qua một đại lý ở nước ngoài được xem như một phần trong chiến lược marketing của họ. Trong thực tiễn xuất khẩu, người sản xuất, xuất khẩu tìm đại lý nước ngoài thông dụng hơn người nhập khẩu. Người xuất khẩu có thể không tự lựa chọn được khách hàng nước ngoài nên đã sử dụng đại lý để đánh giá khách hàng và khả năng thanh toán của họ. Nếu khả năng thanh toán của khách hàng không đảm bảo, người uỷ thác có thể yêu cầu đại lý đứng ra đảm bảo thanh toán. Khi đó đại lý được gọi là đại lý đảm bảo thanh toán. Ở Châu Âu, đại lý thương mại được qui định trong Chỉ thị số 86/653/EEC của Cộng đồng Châu Âu về điều hoà luật các nước thành viên có liên quan đến đại lý thương mại tự doanh. Tại điều 1 mục 2 của Chỉ thị này qui định: “Đại lý thương mại là một người trung gian tự doanh, có quyền thoả thuận mua hay bán hàng hoá thay mặt cho người uỷ thác hoặc thoả thuận và ký kết những giao dịch này thay mặt hoặc nhân danh người uỷ thác”

Trên thế giới, người ta phân chia đại lý thành các loại sau:

2.1. Phân theo quyền của người đại lý

a. Đại lý thường

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí