Đại Diện Cho Thương Nhân (Represent The Deales)


III. TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ HOA KỲ‌

1. Các loại hình trung gian thương mại

1.1. Theo Luật Thương mại Việt Nam

Theo luật Thương mại Việt Nam 2005, các hoạt động trung gian thương mại bao gồm: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

1.1.1. Đại diện cho thương nhân (Represent the Deales)

Điều 141 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”. Hình thức này xuất hiện khi kim ngạch buôn bán chưa lớn, việc đặt văn phòng đại diện là không có lợi, hay người giao đại diện gặp rất nhiều khó khăn về mặt nhân sự… Ví dụ, tại thị trường Đông Âu, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ buôn bán, thanh toán… của Việt Nam với các nước trên thị trường này bị trục trặc, nhưng đây lại là thị trường truyền thống của Việt Nam khi đó. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, máy móc thiết bị đang cần các nguyên liệu, phụ tùng thay thế… Để thiết lập quan hệ buôn bán, các công ty đã sử dụng hình thức lập văn phòng đại diện, chi nhánh hay công ty con. Cách làm này có nhiều lợi thế, nhưng chi phí sẽ rất lớn: chi phí văn phòng, chi phí đi lại, ăn ở, giao dịch, lương… Các công ty Việt Nam còn có thể cử người của mình đến các nước sở tại để làm đại diện nhưng nhiều khi các đại diện này không thông thạo đường xá, ngoại ngữ, không nắm bắt được tình hình thị trường… cho nên hiệu quả hoạt động rất thấp, nhiều hợp đồng đã bị đổ bể. Để tránh các rủi ro đó, các công ty đã tích cực sử dụng các lưu học sinh, nghiên cứu sinh, công nhân lao động làm đại diện cho mình. Những người đại diện này lúc đầu được công ty trả lương tháng có kèm các chi phí cần thiết cho hoạt động, việc làm này đã dẫn đến việc thua lỗ của nhiều công ty do không kiểm soát được chi phí. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đại diện, các công ty đã dùng hình thức trả thù lao theo kết quả công việc mà người đại diện làm được. Cách


làm này đã góp phần làm cho hình thức đại diện cho thương nhân phát triển, một người có thể làm đại diện cho nhiều công ty về các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhằm thu được nhiều thù lao hơn. Khi làm cho công ty nào, họ lấy danh nghĩa của công ty đó. Tuy nhiên, hợp đồng do người đại diện ký kết với khách hàng sẽ đứng tên của người giao đại diện, điều này đã làm cho khách hàng thiếu sự tin tưởng vào tư cách pháp lý của đối tác. Nhiều hợp đồng đã được ký kết với những thương nhân không có khả năng thanh toán hay độ tín nhiệm thấp trong những những năm qua giữa các công ty Việt Nam với các khách hàng nước ngoài là những ví dụ minh chứng.

1.1.2.Môi giới thương mại (Broker)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

*. Khái niệm

Môi giới trong thương mại đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài người, kể từ khi có sự phân công lao động xã hội. Lĩnh vực hoạt động của người môi giới rất rộng, từ việc chắp nối giữa các bên trong việc tìm hiểu khách hàng đến giao nhận vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, vay vốn… Khái niệm về môi giới thương mại có thể có những điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng vẫn có những nét chung giống nhau.

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 3

Theo Điều 150, Luật Thương mại Việt Nam 2005 qui định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Trong khái niệm trên, Luật Thương mại Việt Nam mới chỉ đề cập đến phạm vi hoạt động của người môi giới là lĩnh vực mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ liên quan đến việc mua bán hàng hóa, như mua bán ở Sở giao dịch, tìm khách hàng… còn các dịch vụ khác có liên quan như thuê tàu, mua bảo hiểm, giao nhận, làm thủ tục hải quan… lại được đề cập đến trong các đạo luật khác như: Luật Hải quan, Luật Hàng hải, Luật Bảo hiểm…

Trong lĩnh vực hàng hải, Điều 166 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 qui định: “Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng cho thuê tàu, hợp


đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác có liên quan đến hợp đồng hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải”. Qua khái niệm trên, chúng ta có thể hình dung được lĩnh vực hoạt động của người môi giới. Khái niệm này về mặt câu từ có khác so với Luật Thương mại 2005 nhưng về cơ bản đã khắc họa được bản chất và công việc của người môi giới.

Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam năm 2000 cũng đã nêu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp hoạt động môi giới theo qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định của pháp luật có liên quan.

Mặc dù làm tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, nhưng môi giới bảo hiểm lại nhận hoa hồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm. Tập quán bảo hiểm và Luật bảo hiểm của các nước trên thế giới, khi đề cập đến hoạt động môi giới đều qui định vấn đề này. Khoản 1 Điều 91 Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam qui định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm”.

Để tránh việc môi giới sử dụng sức ép buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải chấp nhận dịch vụ xấu, phạm vi bảo hiểm rộng và phí bảo hiểm thấp, Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính Phủ qui định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính”.

Điều 92 Luật Kinh doanh Bảo hiểm qui định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam”. Ở Việt Nam hiện nay đang còn nhiều cách hiểu về môi giới tuỳ theo ngành nghề và điều đó cũng có thể dẫn đến việc vận dụng giải thích về cùng một vấn đề chung trong hoạt động thương mại sẽ có khác nhau. Vì vậy, trong Điều 4 Luật Thương mại Việt Nam 2005 qui định:

“- Hoạt động thương mại phải tuân thủ Luật Thương mại và pháp luật có liên quan

- Hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì áp dụng qui định của luật đó”.


Như vậy, có thể thấy khái niệm được đưa ra trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 là tiêu biểu hơn cả.

*. Môi giới thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Quan hệ giữa người uỷ thác và môi giới là quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn. Đặc điểm này là do tính chất công việc của người môi giới. Họ chỉ là cầu nối giữa hai bên mua và bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ. Mỗi một người môi giới chủ yếu hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, nay họ làm với người này mai với người khác và cũng chỉ trong những trường hợp, hoàn cảnh nhất định mà thôi. Ví dụ, do không có thời gian hoặc do khan hiếm tàu, người xuất nhập khẩu có thể nhờ người môi giới chỉ dẫn thuê phương tiện chuyên chở hàng hoá, nhưng trong lúc khác dịch vụ đó lại không cần thiết, họ có thể tự mình lo liệu được.

- Người môi giới không đại diện cho quyền lợi của một bên nào.

Người môi giới là một trung gian đơn thuần giữa hai bên mua và bán, cho nên họ không đại diện cho quyền lợi của ai. Người môi giới không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của người được môi giới, nhưng người môi giới phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới.

- Người môi giới không tham gia việc thực hiện hợp đồng giữa các bên trừ khi được bên môi giới cho phép bằng giấy uỷ quyền.

Người môi giới trong lĩnh vực hàng hải có thể tham gia vào việc giao nhận hàng, làm thủ tục hải quan. Người môi giới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá cũng có thể thay mặt chủ hàng thu tiền hàng… nhưng nói chung những công việc như trên là không nhiều.

1.1.3.Uỷ thác mua bán hàng hoá

Theo Điều 155, Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác”.


Người nhận uỷ thác có thể được nhận uỷ thác của nhiều bên, nhưng chỉ được nhận các công việc mua bán các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Tất cả các hàng hoá lưu thông được đều được uỷ thác mua bán.

Trong uỷ thác mua bán chúng ta có thể chia thành:

- Uỷ thác mua

- Uỷ thác bán hay còn gọi là ký gửi hàng hoá. Nếu chia theo phạm vi uỷ thác chúng ta còn gặp:

- Uỷ thác đóng, tức chỉ dẫn mua bán trên một thị trường nhất định, theo giá hay với số tiền qui định…

- Uỷ thác mở, cho phép người nhận uỷ thác được thực hiện công việc không bị các ràng buộc hạn chế.

Bên nhận uỷ thác có các quyền và nghĩa vụ: yêu cầu cung cấp thông tin, nhận thù lao, mua bán hàng hoá theo thoả thuận, bảo quản hàng hoá, tài liệu, thông báo các thông tin liên quan đến thực hiện hợp đồng, giữ bí mật, không chịu trách nhiệm về hàng hoá sau khi đã bàn giao cho bên uỷ thác…

1.1.4. Đại lý (Agent)

a. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không phải lúc nào người mua, người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cũng có đủ điều kiện để tham gia thực hiện hợp đồng. Họ có thể gặp khó khăn về thời gian hay thị trường, hoặc nếu có tham gia cũng không có lợi, vì vậy những người mua, người bán rất cần đến một loại hình dịch vụ khác đó là đại lý.

Điều 166 Luật Thương mại Việt Nam 2005 qui định: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy đại lý không chỉ liên quan đến hoạt động mua bán đơn thuần mà còn bao gồm cả hoạt động cung ứng các


dịch vụ kèm theo (như dịch vụ trong các lĩnh vực vận tải, bảo hiểm, giao nhận hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giám định…).

b. Đặc điểm của đại lý

Đại lý khác với môi giới vì chúng có những đặc điểm sau:


- Người đại lý được đứng tên trên hợp đồng.

Như vậy người đại lý đã trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Họ thay mặt người giao đại lý xử lý tất cả những vấn đề có liên quan đến mua bán với khách hàng. Điều này cũng sẽ giúp cho người giao đại lý giải quyết được các bế tắc trong kinh doanh như: không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, sử dụng các dịch vụ của người đại lý, tránh các rắc rối do không hiểu biết luật pháp của nước sở tại.

- Quan hệ giữa người đại lý và người uỷ thác là quan hệ hợp đồng dài hạn.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quan hệ giữa đại lý và người uỷ thác là mối quan hệ lâu dài, nó chỉ được chấm dứt khi có thoả thuận trong hợp đồng, hay được một hoặc cả hai bên có ý muốn chấm dứt bằng việc thông báo cho phía bên kia bằng văn bản. Điều này khác hẳn với quan hệ giữa người uỷ thác và người môi giới.

- Bên uỷ thác là người chủ sở hữu về hàng hoá hay tiền tệ đã được giao cho người đại lý.

c. Trình tự mua bán qua đại lý

Đại lý hoạt động nhân danh chính mình với chi phí của người uỷ thác để mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo giá do người uỷ thác quyết định cho khách hàng và được hưởng tiền thù lao. Theo qui định của nhà nước Việt Nam, đại lý sẽ thay mặt người uỷ thác giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng và là người đứng tên trên hợp đồng với khách hàng, thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người uỷ thác và được hưởng tiền hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ. Thông thường mức thù lao của người đại lý hoa


hồng sẽ được các bên qui định trong hợp đồng tuỳ theo loại hàng hoá, dịch vụ, phương thức cung cấp, thị trường. Tiền hoa hồng sẽ được thanh toán vào lúc thanh toán tiền hàng, điều này cũng có nghĩa tiền hàng bị đọng, vốn của người uỷ thác không thể quay vòng, cho nên trong hợp đồng cần hết sức chú ý đến thời gian, tốc độ thực hiện công việc uỷ thác.


Mô hình 1. Mua bán qua đại lý



Người uỷ thác

HĐ uỷ thác


d. Các loại đại lý

HĐ mua bán



Đại lý hoa hồng


Khách hàng

T.T tiền hoa hồng


Chú thích: HĐ - hợp đồng T.T - thanh toán

Điều 169 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đã phân chia đại lý thành các loại:

Đại lý bao tiêu(Merchant Agent)

Là loại đại lý hoạt động mua bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ. Mức thù lao mà người đại lý bao tiêu được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên uỷ thác ấn định cho bên đại lý. Như vậy, lợi nhuận của nhà đại lý phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của họ. Sử dụng loại đại lý này, người uỷ thác sẽ tránh bị đọng vốn hàng và vẫn khống chế được người đại lý. Về phía người đại lý bao tiêu mặc dù phải chi trước tiền để thanh toán nhưng cũng sẽ nhận được khoản lợi nhuận lớn hơn nếu họ biết tổ chức nghiệp vụ một cách hợp lý. Quyền chủ động trong việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá thuộc về phía người đại lý cho nên loại đại lý này cũng hay gặp trong thương mại quốc tế.


Mô hình 2.Sơ đồ mua bán qua đại lý bao tiêu



Người uỷ thác


Đại lý bao tiêu


Khách hàng

1 3




2

4


1. Người uỷ thác cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

2. Người đại lý thanh toán tiền hàng theo giá nhận đại lý.

3. Đại lý giao hàng cho khách.

4. Khách hàng thanh toán tiền hàng theo đơn giá bán.

Đại lý độc quyền(Sole Agent)

Nếu như tại một khu vực địa lý không chỉ có một người đại lý mà có hai, ba hoặc nhiều hơn nữa thì quyền lợi của người đại lý sẽ bị ảnh hưởng, chính vì vậy họ chỉ muốn làm người đại lý duy nhất. Người uỷ thác khi đó sẽ không giao quyền đại lý cho những người khác, thậm chí cũng không được trực tiếp mua bán hàng hoá hay dịch vụ trong khu vực địa lý do người đại lý quản lý. Nếu như người uỷ thác trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến mua bán hay qua những người khác thì người đại lý vẫn được nhận tiền thù lao từ khối lượng công việc nói trên.

Về bản chất, loại đại lý này có thể là đại lý hoa hồng hoặc đại lý bao tiêu. Việc phân loại như trên là xuất phát từ quyền lợi của người đại lý.

Tổng đại lý(General Agent)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022