Là người đại lý được người uỷ thác giao quyền mua bán hàng hoá hay cung ứng dich vụ, nhưng người uỷ thác cũng có thể giao một quyền tương tự cho bên thứ ba hoặc tự mình thực hiện công việc. Việc làm này của người uỷ thác sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người đại lý, nên hình thức này ít được ưa dùng.
b. Đại lý độc quyền
c. Đại lý toàn quyền
d. Đại lý đặc biệt
c. Tổng đại lý
2.2. Phân theo nghiệp vụ
a. Đại lý xuất khẩu
b. Đại lý nhập khẩu
c. Đại lý xuất nhập khẩu
Có thể bạn quan tâm!
- Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 2
- Đại Diện Cho Thương Nhân (Represent The Deales)
- Điều Kiện Để Trở Thành Trung Gian Thương Mại
- Khái Quát Về Tình Hình Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Những Năm Vừa Qua
- Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Chưa Được Đầu Tư Xứng Đáng
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
d. Đại lý giao nhận
e. Đại lý làm thủ tục hải quan
f. Các loại đại lý khác
2.3. Phân theo tính chất của mối quan hệ
a. Đại lý thụ uỷ (Mandatory)
Là người hoạt động nhân danh người uỷ thác với chi phí của người uỷ thác. Qui định với loại đại lý này giống với các qui định về đại diện cho thương nhân trong Luật Thương mại của Việt Nam.
b. Đại lý hoa hồng (Commision Agent)
c. Đại lý bao tiêu (Merchant Agent)
Là người kinh doanh tiêu thụ, hoạt động nhân danh mình với chi phí của người đại lý nhận tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó và được nhận một khoản thù lao là mức chênh lệch giá giữa giá nhận của người uỷ thác và giá bán cho khách hàng.
d. Đại lý gửi bán (Consignee)
Là người đại lý nhận bán hàng từ kho của mình ra thị trường. Đây là một hình thức đặc biệt của đại lý hoa hồng và cách quan niệm cũng giống như quan niệm trong Luật Thương mại Việt Nam về uỷ thác bán hàng.
Trên thế giới, quan niệm về đại lý còn được thể hiện trong các khái niệm về nhà phân phối hay nhượng quyền thương mại.
2.4. Nhà phân phối (Distributor)
Không như đại lý, nhà phân phối mua bán hàng hoá hoàn toàn theo quyền tự chủ của mình. Người xuất khẩu thoả thuận cung cấp hàng hoá cho một nhà phân phối trong thời hạn nhất định, nhà phân phối sẽ bán hàng cho người tiêu dùng ở nước sở tại. Điều này có nghĩa người xuất khẩu không phải ký nhiều hợp đồng bán hàng cho khách mà họ chỉ cần ký một hợp đồng với nhà phân phối trên nước nhập khẩu mà thôi. Trong thương mại quốc tế các thoả thuận phân phối thường mang tính chất độc quyền. Chúng ta có thể gặp các nhà phân phối hàng hoá nước ngoài ở Việt Nam đối với các sản phẩm như: xe máy, nước hoa, linh kiện máy tính….
Các thoả thuận phân phối độc quyền có tác động rất lớn đến cạnh tranh. Do nhà phân phối là người bán hàng duy nhất, nên anh ta đã định ra một mức giá thị trường cho sản phẩm mà không phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Mặt khác do chỉ phải quan hệ với một nhà phân phối độc quyền nên chi phí đã giảm thiểu, điều đó sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sản phẩm cùng loại. Ở Châu Âu, để điều chỉnh hoạt động của loại hình kinh doanh này Liên minh Châu Âu đưa ra quy chế số 1983/ 83 về việc áp dụng điều 85(3) của Hiệp ước đối với loại thoả thuận phân phối độc quyền.
Như vậy nhà phân phối theo quan niệm ở đây sẽ mang đặc tính của một nhà đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền và lại có cả đặc tính của người nhận uỷ thác bán hàng.
2.5. Nhượng quyền thương mại (Franchising)
Trong thương mại quốc tế, vấn đề nhượng quyền thương mại đã được nói đến từ lâu với khái niệm Franchising từ thế kỷ 19. Franchising là một hình thức bán hàng hoá, dịch vụ phổ biến hiện nay. Ở Việt Nam nhượng quyền thương mại lần đầu tiên đã xuất hiện trong Luật Thương mại 2005 và được qui định từ Điều 284 - 291.
Trên thế giới, Franchise xuất hiện ở nhiều ngành nghề: sản phẩm và dịch vụ công nghiệp, bán buôn và bán lẻ hàng hoá, bảo hiểm, du lịch, sản phẩm và dịch vụ ô tô, sản phẩm và dịch vụ xây dựng… Sự phát triển của Franchise rất mau lẹ nhờ những lợi ích to lớn mà Franchise đem lại cho cả người giao và người nhận. Trong thương mại quốc tế, Franchise đã được sử dụng để tăng cường xuất khẩu.
Người nhận quyền thương mại có thể là một đại lý bao tiêu, nhưng họ bán hàng hoá hay dịch vụ gắn liền với thương hiệu, sự hỗ trợ của người giao quyền. Giữa đại lý bao tiêu, nhà phân phối và nhượng quyền thương mại có sự giống và khác nhau.
Sự giống nhau
- Nhận uỷ thác bán các hàng hoá, dịch vụ cho bên uỷ thác và được hưởng thù lao.
- Phải chịu sự kiểm soát của bên uỷ thác.
Khác nhau
- Nhượng quyền thương mại gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ.
Vì vậy ở Việt Nam, ngoài sự chi phối của pháp luật Việt Nam, nhượng quyền thương mại còn bị điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như: Công ước Paris năm 1883, Công ước Maldrit 1891, Hiệp định TRIPS…
- Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên có liên quan sẽ rộng hơn so với trong hợp đồng đại lý bao tiêu.
Nếu như trong hợp đồng đại lý bao tiêu, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ vẫn thuộc người ủy thác thì trong hợp đồng nhượng quyền bên giao sẽ nhượng quyền sử dụng đối tượng trong một khoảng thời gian và tại một khu vực địa lý nhất định.
Trong hợp đồng đại lý, bên ủy thác hướng dẫn cung cấp thông tin, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, trả thù lao, liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp đại lý vi phạm pháp luật mà nguyên nhân là do bên ủy thác gây ra. Đồng thời người ủy thác được quyền ấn định giá hàng hóa, dịch vụ, kiểm tra giám sát người đại lý, yêu cầu đại lý thanh toán tiền hàng và thực hiện các biện pháp đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật. Trong hợp đồng nhượng quyền, người nhượng quyền có quyền và
nghĩa vụ: được nhận tiền nhượng quyền, đào tạo, cung cấp trợ giúp kỹ thuật, tổ chức quảng cáo, thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng với chi phí của người nhận quyền, kiểm tra định kỳ hay đột xuất.
Đối với bên nhận đại lý bao tiêu có quyền yêu cầu bên giao hướng dẫn, cung cấp thông tin để thực hiện hợp đồng, quyết định giá bán cho khách hàng, được hưởng thù lao theo qui định, có nghĩa vụ bán hàng hóa, dịch vụ theo giá qui định, thực hiện các biện pháp đảm bảo theo qui định của pháp luật, thanh toán tiền cho bên ủy thác, chịu sự kiểm tra giám sát của bên ủy thác. Trong khi đó người nhận quyền thương mại ngoài việc trả tiền nhượng quyền còn phải: đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết nghề nghiệp…, tuân thủ các yêu cầu thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ, giữ bí mật về bí quyết nghề nghiệp đã được chuyển giao, được quyền yêu cầu bên giao cung cấp, hỗ trợ đầy đủ kỹ thuật, chuyển giao toàn bộ bí quyết nghề nghiệp đã được thỏa thuận.
- Đối tượng của hợp đồng.
Khách thể trong hợp đồng đại lý là hàng hóa hay dịch vụ, còn trong hợp đồng nhượng quyền đó lại là quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tụê có hay không gắn liền với hàng hóa hoặc dịch vụ.
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trên thực tế đã đem lại cho các bên có liên quan nhiều lợi ích thiết thực.
+ Đối với người giao quyền:
- Người giao quyền thương mại sẽ cung cấp ra thị trường các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và ổn định thông qua các doanh nghiệp nhận quyền.
- Có khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ nhanh hơn vì có hệ thống kinh doanh rộng lớn, đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phân tán được rủi ro trong kinh doanh.
- Giảm chi phí quản lý.
- Danh tiếng và uy tín ngày một tăng do có một kênh phân phối mới.
+ Đối với người nhận quyền:
- Hạ thấp khả năng bị thất bại trong kinh doanh vì đã được nhà cung cấp hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật cần thiết…
- Nâng cao kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh…
- Sẽ có một ngành nghề kinh doanh mới.
- Làm sức mua trên thị trường về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng lên.
- Lợi nhuận trong kinh doanh được đảm bảo.
Khi sử dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại, thành công sẽ rất lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân thất bại mà các bên phải hết sức lưu ý. Những nguyên nhân đó là:
- Khả năng kinh tế yếu kém của người giao quyền nên đã không đủ năng lực phát triển hệ thống kinh doanh sau khi giao quyền.
- Lựa chọn người nhận quyền không hợp lý dẫn đến không thể phát triển được hệ thống kinh doanh.
- Sản phẩm và dịch vụ yếu kém.
- Hệ thống kinh doanh phát triển quá nóng đã làm cho những người nhận quyền không thể nhận kịp các sự hỗ trợ cần thiết.
- Ngòai ra còn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhượng quyền, đó là: thuế thu nhập, sự mất giá của đồng tiền, sự sa sút của nền kinh tế, sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh có giá rẻ hơn…
V. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI CHÍNH
1. Hợp đồng môi giới
Trong thương mại, quan hệ giữa người ủy thác - người được môi giới và người môi giới có thể được thiết lập bằng hình thức văn bản hay bằng bất kỳ một hình thức nào theo qui định của luật pháp từng nước. Trong thương mại quốc tế quan hệ giữa hai bên - người ủy thác và người môi giới ít khi được thể hiện bằng văn bản vì nhiều nguyên nhân tế nhị khác nhau.
Dù vì nguyên nhân nào đi nữa thì thỏa thuận giữa hai bên cần tuân thủ các qui định của pháp luật, như về phạm vi trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên… Riêng tiền thù lao cho người môi giới thường được qui định theo một trong hai cách sau đây:
- Tiền thù lao là một số tiền cụ thể. Cách qui định này được người ủy thác chọn khi không muốn người môi giới thật tích cực trong việc mua bán hàng hóa nhằm để giảm giá mua, tăng giá bán.
- Tiền thù lao là số lượng phần trăm theo giá mua hay giá bán. Cách này sẽ kích thích sự tích cực của người môi giới trong việc tìm kiếm một khách hàng tốt, một mặt hàng hoặc dịch vụ có giá thấp, chất lượng tốt khi đi mua hàng hay bán một mặt hnàg hoặc dịch vụ có giá cao, với số lượng lớn.
Trong trường hợp các bên không thể qui định được tiền thù lao thì theo Điều 86 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Tiền thù lao được xác định căn cứ vào giá dịch vụ, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, giá dịch vụ không được thỏa thuận về phương pháp xác định cũng như chỉ dẫn, thì theo giá dịch vụ đó trong các điều kiện thương mại thông thường tại thời điểm giao kết hợp đồng về phương thức cung ứng dịch vụ, thời điểm cung ứng, thị trường đại lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có liên quan”.
Theo qui định của Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng môi giới ngoài các điều khoản thông thường, trừ khi có thỏa thuận khác, các bên còn phải tuân thủ các điều kiện khác sau đây:
- Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại: Bảo quản mẫu hàng, tài liệu và phải hoàn trả sau khi đã hoàn thành; không được tiết lộ thông tin, cung cấp thông tin
có hại đến bên được môi giới; chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới; không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được yêu cầu.
- Bên ủy thác - người được môi giới có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết đến hàng hóa hay dịch vụ, trả thù lao cho người môi giới theo thỏa thuận.
- Thanh toán tiền thù lao được thực hiện khi bên được môi giới đã giao kết hợp đồng.
- Các chi phí phát sinh có liên quan đến môi giới sẽ được bên ủy thác thanh toán ngay cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho người ủy thác.
2. Hợp đồng đại lý
Quan hệ giữa người ủy thác và người đại lý thường được thể hiện bằng một hợp đồng chặt chẽ hơn so với môi giới thương mại. Nếu như quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới là quan hệ từng vụ việc, thì quan hệ với đại lý có tính chất dài hạn hơn.
a. Bố cục của hợp đồng đại lý.
Một hợp đồng đại lý thường có các nội dung chủ yếu sau:
- Phần mở đầu của hợp đồng tức là phần giới thiệu, bao gồm: cơ sở ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng, người đại diện, địa chỉ giao dịch, điện thoại, điện tín, tên ngân hàng, số tài khoản (nếu có).
- Ngày hiệu lực của hợp đồng và ngày hết hạn.
- Sản phẩm.
- Khu vực lãnh thổ.
- Khách hàng trong hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác.
- Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý.
- Giá cả.
- Thù lao và chi phí.
- Thanh toán.
- Thanh lý hợp đồng.
- Chữ ký của các bên.
b. Một số điểm cần lưu ý trong nội dung hợp đồng đại lý.
Trong số các điều kiện thỏa thuận ngoài việc tuân thủ các qui định của luật pháp các nước có liên quan, các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý các loại điều khoản sau:
- Quyền của các bên có liên quan. Người đại lý có thể là đại lý thường, đại lý độc quyền, đại lý toàn quyền, đại lý đặc biệt hay tổng đại lý mà quyền hạn của họ có thể rộng hẹp khác nhau và đương nhiên quyền nhận thù lao cũng không giống nhau.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
+ Bên ủy thác: quyền chấp nhận các đơn đặt hàng, cung cấp thông tin, quyền cấp giấy phép sản xuất ở khu vực đại lý, bảo vệ quyền của đại lý độc quyền, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
+ Bên đại lý: Bảo vệ lợi ích của bên ủy thác, tuân thủ các điều kiện giao và bán hàng, thông báo cho bên ủy thác, trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp của người ủy thác, trách nhiệm về doanh thu tối thiểu, quyền được đảm bảo doanh thu tối thiểu.
- Hàng hóa, dịch vụ: Ngoài việc qui định tên, số lượng, chất lượng các bên cần qui định thời hạn mua bán, khối lượng mua bán vì vấn đề này có liên quan chặt chẽ đến tính tiền thù lao.
- Giá cả hàng hóa, dịch vụ cần qui định chặt chẽ và hợp lý vừa để đảm bảo quyền lợi của các bên và tạo thuận lợi cho quá trình xâm nhập, khống chế thị trường và thuận lợi trong khâu tiêu thụ mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trong hợp đồng đại lý thường có 3 cách qui định giá cả:
+ Giá sàn được dùng khi thị trường đã xâm nhập cần được khống chế. Người ủy thác chỉ cho phép người đại lý bán hàng hóa, dịch vụ trên giá qui định, càng cao có thể càng tốt, để giúp cho người ủy thác nhanh chóng thu hồi vốn đã bỏ ra trước đây.