Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 2

Tiếng Việt



Chữ viết tắt

Thuật ngữ đầy đủ

Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin – Truyền thông

CPĐT

Chính phủ điện tử

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

TMĐT

Thương mại điện tử

VN

Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 2

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (Mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.

Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyết định thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT, trong đó người mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới.

Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu. Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn của mình, TMĐT đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia đi tiên phong trong phát triển TMĐT như Mỹ và một số nước châu Âu đã gặt hái được những thành công không nhỏ. Đơn cử như trường hợp của tập đoàn máy tính Dell Computer Corp, kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình qua

www.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh với Compaq, trở thành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới vào năm 2000. Vào thời điểm đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ngày (khoảng 18 tỷ USD/năm). Hiện nay doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt vào khoảng 50 tỷ USD/năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch) đến máy in. Một ví dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của Google. Những dịch vụ mới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếm thư điện tử và file trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trên web, giúp Google thực hiện được sứ mệnh tổ chức thông tin toàn cầu. Về mặt tài chính, Google đã chứng tỏ thành công với doanh số 12,799.55 triệu USD trong năm 2008, tính riêng quý I/2009 là 5,508.99 triệu USD. Những con số này đã đưa Google trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới hiện nay.1

Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ở TMĐT cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, tri thức, v.v… trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của TMĐT trên thế giới, đồng thời đối phó với những nguy cơ đến từ quá trình đó.

Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàng ngày. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã khẳng định “Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước”. Đối với Việt Nam, cơ hội phát triển không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nền kinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn. Cho nên, việc nghiên cứu, phát triển TMĐT đang trở thành một vấn đề bức thiết đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

1 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.167.

Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ. Việc dự đoán tương lai phát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng và khoa học kỹ thuật mới không ngừng phát triển. Thế nhưng trước khi tiến vào vùng đất có nhiều điều chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một tấm bản đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ là một mô hình đơn giản, để dò dẫm từng bước và từng bước sửa đổi, tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay.

Với những lý do cấp thiết trên, em xin chọn đề tài: “Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam” làm khóa luận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử.

- Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Đề xuất một số giải pháp để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển.

- Phạm vi nghiên cứu: Thương mại điện tử là lĩnh vực có ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn, bài khóa luận chỉ tìm hiểu thương mại điện tử ở các nước đang phát triển. Trong đó, tập trung đi sâu nghiên cứu và tìm giải pháp cho thương mại điện tử ở Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phân tích xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợp nghiên cứu lí luận và phân tích thực tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các bảng và Danh mục các hình, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:

Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử.

Chương II: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam.

Chương III: Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Do đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Phạm Duy Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.


Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010 Sinh viên


Nguyễn Thị Ánh Mai

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ‌‌


I. Giới thiệu chung về thương mại điện tử

1. Định nghĩa thương mại điện tử

TMĐT là một khái niệm tương đối rộng, vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (e- business). Tuy nhiên, tên gọi TMĐT (e-commerce) được sử dụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như được coi là quy ước chung để gọi hình thức thương mại giao dịch qua mạng Internet. Hiện nay, định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm:

+ TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp:

Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là Internet. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như:

- Theo Cơ quan theo dõi công nghệ thông tin châu Âu (EITO), 1997, “TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông”.2

- Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), 1998, “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.3



2 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.17.

3 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Thương mại điện tử, truy cập: 09/05/2010.

<http://vi.wikipedia.org/wiki/thương_mại_điện_tử>

- Theo Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000, “TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ”.4

Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, TMĐT thể hiện qua việc các DN sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của DN mình. Các giao dịch có thể giữa DN với DN (B2B) như mô hình của trang web www.alibaba.com, giữa DN với khách hàng cá nhân (B2C) như mô hình của trang www.amazon.com, hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C) trên www.eBay.com.

+ TMĐT hiểu theo nghĩa rộng:

Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: quảng cáo về DN và hàng hóa, dịch vụ, trao đổi dữ liệu điện tử, ký hợp đồng, giao hàng hóa (hữu hình, vô hình), thanh toán bằng chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó có một số khái niệm điển hình như sau:

- Theo OECD, 1997, “TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL). Trong đó, hàng hóa và các dịch vụ được đặt hàng qua mạng như thanh toán và phân phối thì có thể thực hiện ngay trên mạng hoặc không”.5 Như vậy, TMĐT được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung được số hóa, chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - E B/L (Electronic Bill of Lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến; marketing điện tử (E-


4 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.17.

5 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.18.

marketing), v.v... Theo cách hiểu này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong TMĐT.

- Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce), năm 1996, thuật ngữ “thương mại” (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Với quan điểm này, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về TMĐT theo chiều ngang như sau: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động

kinh doanh bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”.6 Khái niệm

này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn riêng hoạt động mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi 4 chữ MSDP. Trong đó:

M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet).

S – Sales (có trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch, ký kết hợp đồng). D – Distribution (phân phối sản phẩm số hóa trên mạng).

P – Payment (thanh toán qua mạng hay thông qua trung gian như ngân hàng).


Như vậy, đối với DN, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT.



6 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.18-19.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí