Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 13

với tốc độ nhanh nhất có thể, nên giữ kích thước Homepape dưới 20Kb. Cần loại bỏ tất cả những đoạn “txt” không cần thiết, giảm hình ảnh giới thiệu xuống còn khoảng dưới 10-20Kb. Sử dụng “Alt-text” đối với tất cả hình ảnh để đảm bảo khách hàng của DN có thể đọc được một nội dung nhất định trong thời gian chờ website của DN tải xuống hoàn toàn. Website của DN cần luôn cập nhật để phản ánh việc bán hàng, chiết khấu hay sản phẩm có sẵn có theo thời gian thực tế.

+ Quảng cáo và giới thiệu website:

Khách hàng sẽ không tự tìm đến website, vì vậy DN nên đăng ký tên website vào những công cụ tìm kiếm – Search Engine lớn nổi tiếng như: Google, Yahoo,… hoặc đăng ký tên DN vào những trang vàng điện tử, các tổ chức hiệp hội để tham gia vào các diễn đàn trên mạng và qua đó mở rộng mối quan hệ giao lưu. Thông qua một cơ chế tự động tìm kiếm theo một số yêu cầu của các công cụ tìm kiếm nói trên, người sử dụng Internet nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết, có thể biết địa chỉ và thử thăm DN. Ngoài ra, DN cũng có thể quảng cáo và giới thiệu website dưới dạng các banner hoặc logo, qua email hoặc gửi thông báo tới những khách hàng và đối tác có quan hệ làm ăn từ trước. Việc quảng cáo địa chỉ website trên báo chí, truyền hình, v.v… hay in địa chỉ trên danh thiếp, giấy tiêu đề, bao thư, catalogue và các tài liệu quảng cáo, giao dịch khác của công ty cũng là một cách thức tốt để địa chỉ website của DN đến được với nhiều người.

+ Bảo vệ thông tin website và hệ thống bảo vệ an toàn cho khách hàng:

Cần chọn giải pháp an ninh thông tin bằng các phần mềm an ninh, đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ Internet để đảm bảo có các biện pháp bảo vệ website. DN phải có một máy chủ (Server) an toàn cao để bảo vệ thông tin, đảm bảo hệ thống thanh toán an toàn, tin cậy và bảo mật cho khách hàng. DN cũng nên nêu rõ chính sách bảo vệ thông tin của khách hàng trên website. Chỉ khi được thuyết phục bởi tính bảo mật cao của hệ thống thanh toán, khách hàng mới sẵn sàng tiến hành mua bán qua mạng không lo sợ về tình trạng mất cắp hay sợ lộ bí mật riêng tư.

+ Cập nhật và cải tiến website:

Một hệ thống hiện đại hay một website đẹp cũng không mấy hiệu quả nếu thiếu thông tin được cập nhật và hệ thống không được bảo trì đầy đủ. Những quảng

cáo cũ, những liên kết chết hay chậm chạp rất dễ làm hỏng hình ảnh của DN. Vì vậy, DN tham gia TMĐT cần đổi mới và phát triển thường xuyên.

Tính cập nhật của thông tin làm nên giá trị của một trang website. Do đó, thông tin trên các trang điện tử của DN, cơ quan hành chính hay bất cứ một tổ chức nào đều phải được cập nhật thường xuyên. Việc phổ biến các thông tin mới và cập nhật là rất cần thiết.

+ Tăng cường cung cấp dịch vụ bổ trợ để thiết lập quan hệ thân thiết với khách hàng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

DN cần bổ xung các dịch vụ đi kèm việc cung cấp sản phẩm của mình như: thiết lập hệ thống thông tin phản hồi với khách hàng, có kế hoạch trả lời email của khách hàng, trò chuyện qua mạng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ “Self-help” cho khách hàng. Nhờ đó mà luồng thông tin 2 chiều giữa DN với khách hàng mới được thông suốt. Điều này giúp DN không ngừng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và từng bước cá biệt hóa khách hàng của mình. Đây cũng là cách lôi kéo khách hàng đến với DN vì việc mua hàng qua mạng không chỉ liên quan đến vấn đề giá cả, giao hàng mà còn là cách giải trí, thư giãn của khách hàng.

Thành công của hệ thống hay website của DN phụ thuộc vào sự ủng hộ của những người sử dụng, dù chỉ là khách hàng, nhà cung cấp hay chính nhân viên của DN. Khách hàng sẽ hài lòng với những dịch vụ hỗ trợ tốt (chẳng hạn như một cơ chế tìm kiếm hay cam kết bảo mật), các chỉ dẫn đầy đủ và ngay lập tức trên website. Không gì dễ mất bằng sự gắn bó của người sử dụng TMĐT với một website không chú ý đến dịch vụ khách hàng. Nhưng cũng không gì dễ hơn việc duy trì nó nếu DN chú ý đến điều này ngay từ đầu.

Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam - 13

2.5. Chú trọng việc tham gia các sàn thương mại điện tử

Theo điều tra khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT của DN năm 2008 và các năm trước, việc tham gia các sàn TMĐT đem lại nhiều lợi ích với chi phí đầu tư rất thấp về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, năm 2008 mới có 12% DN tham gia sàn TMĐT, tăng không đáng kể so với 10% của năm 2007. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các DN của VN là DN vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho việc ứng dụng TMĐT. Do đó, để tận dụng ưu thế của TMĐT trong việc

quảng bá, giao dịch, tìm kiếm khách hàng,... các DN cần tích cực tham gia vào các sàn TMĐT loại hình giao dịch B2B và B2C của VN cũng như của các nước khác trên thế giới.

2.6. Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử

TMĐT là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của DN phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức CNTT lẫn kiến thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng TMĐT, các DN VN cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đào tạo tại chỗ, v.v… một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT của DN và tiến hành đào tạo cho cán bộ của DN.

2.7. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử


TMĐT VN đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT về cơ bản đã được xác lập và đang liên tục được bổ sung. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang có xu hướng gia tăng. Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, các DN cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp, v.v...

Bên cạnh đó, các DN cần chủ động phát hiện, phản ảnh với các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới TMĐT và đề xuất việc xây dựng chính sách và biện pháp quản lý mới. Hiện nay, theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng tải công khai dự thảo để xin ý kiến. Do đó, các DN cũng cần phát huy quyền lợi của mình trong việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT.

KẾT LUẬN


Khi nghiên cứu đề tài “Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam”, với những phân tích, đánh giá, nhận định và với những số liệu trung thực khóa luận đi đến một số kết luận như sau:

Sự ra đời của xa lộ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng CNTT dựa trên kỹ thuật số, máy tính xách tay, lưu trữ dữ liệu và hệ thống làm việc network đã đưa đến khái niệm kinh tế số hóa và là động lực phát triển quan trọng của xã hội trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới. Vai trò của TMĐT đối với nền kinh tế thời kỳ hậu công nghiệp không còn ai nghi ngờ được nữa. TMĐT đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức thương mại truyền thống, xóa mờ ranh giới địa lý trong giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nhờ đem lại khả năng giao dịch trực tuyến liên tục và không hạn chế. Việc ứng dụng TMĐT giúp nâng cao trình độ tự động hoá; tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giao dịch và bán hàng cũng như mở ra nhiều cơ hội thâm nhập thị trường, thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc cung cấp ngày càng nhiều và trực tiếp các mối quan hệ, các hoạt động liên kết... cho các DN, người tiêu dùng và cho cả Chính phủ, bản thân TMĐT sẽ còn làm nảy sinh nhiều sản phẩm và thị trường mới. Từ đó, các quan niệm truyền thống về sở hữu, phương thức trao đổi, lưu thông, phân phối, tâm lý tiêu dùng và phương thức quản lý kinh doanh đều sẽ thay đổi.

Với những lợi ích to lớn như vậy, TMĐT được chờ đợi sẽ là một trong các xu hướng phát triển nhất trong các xu hướng thương mại quốc tế hiện nay; và ưu thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ nhanh hay chậm trong ứng dụng hệ thống TMĐT. Sự cạnh tranh đó sẽ phân chia ra một bên là những nền kinh tế trì trệ và một bên là những nền kinh tế nhanh lẹ, gia tốc. Điều này đòi hỏi các nước phải có sự điều chỉnh một cách toàn diện các điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội để thích ứng với yêu cầu mà sự phát triển TMĐT đặt ra.

Về triển vọng phát triển, có thể khẳng định, cơ hội đang đến với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,… Sự gia tăng về trình độ phát triển CNTT và những thành tựu trong ứng dụng

TMĐT mà các nước đang phát triển đạt được trong những năm gần đây là một bằng chứng cho thấy, họ hoàn toàn có thể nắm bắt được cơ hội đang mở ra phía trước.

Tuy nhiên, trong điều kiện bị hạn chế về trình độ và tiềm lực kinh tế, các nước đang phát triển bị cuốn vào quỹ đạo này mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Họ phải đối diện với thách thức bị lệ thuộc vào công nghệ và thụt lùi xa hơn trong nỗ lực bắt kịp các nước khác. Hệ quả có thể thấy được là tính chất bất bình đẳng của trật tự kinh tế quốc tế trong hiện tại sẽ vẫn tiếp tục được duy trì và ngày càng gia tăng. Việc chấp nhận TMĐT có thể cho phép đi nhanh và xa hơn nhưng rủi ro, tổn thất khi xảy ra cũng lớn. Do đó, tận dụng mọi điều kiện sẵn có và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy CNTT và các điều kiện trong nước cho TMĐT phát triển, đồng thời hình thành lập trường về TMĐT để bảo vệ lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán đa phương và song phương là nhiệm vụ cấp bách của các nước này.

Là một nước đang phát triển, VN cũng đứng trước những cơ hội và thách thức của xu thế phát triển khoa học công nghệ trên thế giới. Chiến lược phát triển đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là phải tiến hành quá trình CNH - HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hội nhập ấy có thành công hay không phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự kết hợp hữu hiệu giữa đổi mới giáo dục cơ bản, khoa học công nghệ với những dạng kỹ năng và năng lực mới. Để chuyển dịch lên phía trong chuỗi giá trị (value-chain) và tránh những sai lầm mà các nước đang phát triển đã mắc phải, VN cần phải có những chính sách mới để xây dựng một hệ thống kinh tế xã hội hiện đại, năng động và linh hoạt, có tác dụng khuyến khích tư duy sáng tạo, đổi mới và tận dụng được khoa học công nghệ mới nhất. Ứng dụng TMĐT có lẽ là con đường mà xu thế phát triển của nhân loại đã đặt ra trước mắt. Song, cần lưu ý rằng, mặc dù phát triển TMĐT là hết sức cần thiết nhưng chúng ta cũng nên thận trọng bởi những tác động sâu rộng và đa chiều của nó đến xã hội và từng cá nhân, nếu đi không đúng hướng thì việc áp dụng TMĐT bị thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Nhìn từ góc độ toàn cầu, TMĐT đặt ra một vấn đề là các lợi ích của TMĐT sẽ được chia sẻ như thế nào giữa các nước có trình độ công nghệ và tổ chức pháp lý xã hội rất cách xa nhau; và các nước đang phát triển như VN liệu có thể duy trì được khả năng cạnh tranh hợp lý để cùng phát triển? Qua phân tích các điều kiện phát triển TMĐT kết hợp với nghiên cứu định hướng mục tiêu và phương hướng phát triển TMĐT ở VN có thể thấy tất cả các hoạt động hiện nay nhìn chung chỉ

mới trên hướng biểu thị sự hưởng ứng với TMĐT, còn các hoạt động hướng vào chuẩn bị một môi trường toàn diện và thực sự cho TMĐT (môi trường CNTT, môi trường pháp lý, môi trường thanh toán tài chính và môi trường xã hội) thì chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Từ các vấn đề nêu trên đặt ra cho nước ta một yêu cầu là “không thể sớm, cũng không thể muộn”. Không thể sớm nghĩa là để thực sự tham gia TMĐT, đóng góp thực tế vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước thì trong dài hạn, cần tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại cho TMĐT. Không thể muộn nghĩa là ngay bây giờ đã cần phải có sự nhận thức đầy đủ về tính tất yếu và mức độ tác động của nền kinh tế số hóa và TMĐT, đồng thời xây dựng và triển khai nhanh chóng các chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của VN và các thỏa thuận mà VN đã cam kết. Trong hai nhánh hoạt động trên đây, nên coi trọng nhánh chuẩn bị môi trường lâu dài, tránh sa vào các hoạt động “phô diễn” ít hiệu quả, có thể đưa lại các hệ quả không mong muốn. Điều này đòi hỏi Chính phủ và mọi thành phần kinh tế phải nỗ lực hết mình xây dựng và hoàn thiện các điều kiện phát triển TMĐT một cách bền vững. Trong đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ là ưu tiên chiến lược dài hạn quan trọng nhất của đất nước ta.

Tóm lại, khi so sánh với mục đích ở phần mở đầu, khóa luận đã phần nào giải quyết được những nhiệm vụ đã đặt ra. Trong đó, đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian và trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, khóa luận mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tổng quan nhất, các đánh giá, kiến nghị đưa ra chưa thực sự sắc bén và còn rất nhiều thiếu sót. Em xin phép được tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong các nghiên cứu khoa học sau này, khi có điều kiện về thời gian và nhất là trình độ kiến thức đã được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Hoàng Anh (2008), Những lợi ích từ Internet, Tạp chí Thế giới vi tính, số 12.

2. Bộ Thương Mại (2008), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2007.

3. Bộ Công thương (2009), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008.

4. Bộ Thương Mại (2003), Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam.

5. Bộ Thương Mại (2005), Kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2006 - 2010.

6. Cục Ứng dụng CNTT (2009), Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin năm 2008 - 2009.

7. Mai Ngọc Cường (2008), CNTT và những tác động, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 12.

8. Trần Dũng (2010), Phát triển thương mại Malaysia, cơ hội phía trước, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 02.

9. Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM.

10. Nguyễn Phương Nhung (2007), Lợi thế của việc sử dụng e-marketing trong hoạt động kinh doanh, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, số 09.

11. Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang.

12. Nguyễn Thắng (2009), Tương lai nào cho CNTT Thái Lan, Tạp chí PC World Việt Nam, số 09.

13. Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy (2007), Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin, Tạp chí Phát triển KH&CNTT, tập 10, số 08.

14. Tuấn Trần (2008), CTTT-TT – Góc nhìn cận cảnh, Tạp chí Bưu chính Viễn thông, kỳ 1 tháng 12.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH


15. Aaditya Matoo and Ludger Schuknecht (2005), Trade policy for Electronic Commerce, WTO Working Papers.

16. Bakos, Yannis (2002), The Emerging Role of Electronic Marketplaces on the Internet, Research paper, OECD.

17. Caroline Freund, Diana Weinhold (2007), On the effect of the Internet on international trade, International Discussion Paper, no.693.

18. Didar Singh, (2009), E - Commerce Outlook, Philippines Economic Review, no.11.

19. Hoh O’Connor và Eamonn Galvin (2000), Marketing in the digital age, Financial Times management.

20. Jill H.Ellsworth và Matthew V.Ellsworth (1997), Marketing on the Internet - 2nd Edition, John Wiley.

21. Jonathan Coppel (2000), E-commerce: Impacts and Policy Challenges, OECD Working Paper, no.252.

22. Mann, Catherine L. et al (2000), Global Electronic Commerce: A policy Primer, Institute for International Economics.

23. Nezu. R (2000), E-commerce, a Revolution with Power, OCVD Directorate for Science, Technology and Industry.

24. OECD (2000), E-commerce for Development: Prospects and Policy Issues, CD/ DOC(00)8.

25. Somkiat Tangkit Vanich (2001), Global E-commerce Policies seen from the South, Thailand Development Research Institute.

26. The Newspaper and the Economist group (2008), Readiness for the Networked World. A guide for Developing Countries, The economist, no.7

27. The Newspaper and the Economist group (2009), E-commerce and The Emerging Economies, The Economist, no.9.

28. UNCTAD (2009), E-commerce and development 2008.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí