Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

----------------------------------


NGUYỄN THỊ THU HIỀN


TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SINH HỌC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG

NĂNG LƯỢNG TOÀN CẦU


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS MAI ĐÌNH YÊN

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MUC DANH MUC

CÁ C BẢ NG iv

CÁ C HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂ U ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu 4

1.1.1. Xã hội học 4

1.1.2. Sinh thái và Hệ sinh thái 6

1.1.3 Đánh giá tác động môi trường 7

1.2. Hiện trạng tình hình phát triển năng lượng sinh học. 8

1.2.2. Tình hình phát triển năng lượng sinh học Việt Nam Thực tế phát triển sản xuất năng lượng sinh học tại Việt Nam và định hướng của chính phủ. 15

Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. Địa điểm nghiên cứu 30

2.2. Thời gian nghiên cứu 30

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1. Phương pháp luận 30

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1. Năng lượng sinh học và các công nghệ nhiên liệu sinh học hiện đại 38

3.1.1. Định nghĩa 38

3.1.2. Phân loại 39

3.1.3. Những hạn chế 45

3.2. Nghiên cứu công nghệ Cellulosic Ethanol 47

3.2.1. Tổng quát công nghệ 47

3.2.2. Ưu, nhược điểm và những điều cần chú ý 54

3.2.3. Các chú ý khi ứng dụng công nghệ Cellulosic Ethanol 54

3.3. Hiện trạng, triển vọng và các vấn đề ứng dụng công nghệ NLSH tỉnh Vĩnh Phúc 55

3.3.1. Các yếu tố tự nhiên và môi trường 55

3.3.2. Các yếu tố xã hội 68

3.4 Đề xuất giải pháp phát triển NLSH tỉnh Vĩnh Phúc 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 95

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



TT

Nội dung

Viết tắt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Nhiên liệu sinh học Năng lượng

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Đánh giá tác động môi trường

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ Bộ năng lượng Mỹ

Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ Nhiên liệu tái tạo

Bộ năng lượng Mỹ Bộ Hải quân Mỹ

Nhiên liệu sinh học tiên tiến Liên minh Châu Âu

Tỷ thùng dầu tương đương

NLSH NL UNEP ĐTM EPA DOE RFS EPA RFS DOE DON PDU EU

BBOE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 1

DANH MUC CÁ C BẢ NG


Bảng 1.2. Phân bố sản lượng cồn chủ yếu của cả nước 28

Bảng 3.1. Cơ cấu sản phẩm nhiệt phân 49

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 phân theo huyên/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh 58

Bảng 3.1. Lượng mưa trong năm (mm) 63

Bảng 3.2. Độ ẩm tương đối trung bình (%) 64

Bảng 3.3. Diện tích và dung tích của một số đầm hồ chính của tỉnh Vĩnh Phúc 67

Bảng 3.4. Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 68

Bảng 3.5. Cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc phân theo thành phần kinh tế và 70

ngành kinh tế 70

Bảng 3.6. Phân nhóm xã hội học 71

Bảng 3.7. Kết quả điều tra hiểu biết chung 77

Bảng 3.8. Kết quả điều tra về sản xuất và sử dụng NLSK từ nông dân 78

Bảng 3.9. Kết quả điều tra về phát triển NLSH tại địa phương cho cán bộ chính quyền 80

Bảng 3.10. Bảng phân tích SWOT cho phát triển NLSH tại Vĩnh Phúc. 84

DANH MUC

CÁ C HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂ U ĐÔ


Hình 1.2. Nhà máy cồn Ethenol Đại Tân 23

Hình 2.1. Áp dụng các kỹ thuật của PRA trong quá trình thực địa 36

Hình 3.1.Các dạng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất NLSH 40

Hình 3.2. Chu trình chuyển hóa biomass 48

Hình 3.3. Cấu trúc linocellulose 50

Hình 3.4. Sinh khối sau khi đươc

cắt nhỏ 53

Hình 3.5. Sinh khối sau khi tiền xử lý bằng công nghê ̣nổ hơi nước 53

Hình 3.6. Vị trí khu vực nghiên cứu 55

Hình 3.7. Phỏng vấn sâu tại xã Cao Minh, Phúc Yên Vĩnh Phúc. 72

Hình 3.8. Phỏng vấn sâu tại xã Cao Minh, Phúc Yên Vĩnh Phúc. 72

Hình 3.9. Địa điểm tại xã Cao Minh, Phúc Yên Vĩnh Phúc. 74

Hình 3.10. Địa điểm tại xã Nam Viêm, Phúc yên Vĩnh Phúc. 74

Hình 3.11. Người dân đốt rơm ngay tại đồng để lấy tro 75

Hình 3.12. Rơm sử dụng cho mục đích đun nấu 76

Hình 3.13. Rơm dùng để sản xuất nấm 76

MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài:

Năng lượng là bản chất của vũ trụ mà nếu không có có thì cuộc sống không thể được nghĩ đến trên trái đất. NL cung cấp lương thực, cung cấp nước sạch và nuôi sống con người. Nó còn cung cấp cho phương tiện giao thông, đầu vào các ngành công nghiệp và cung cấp tất cả các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nền văn minh hiện đại phụ thuộc vào nguồn cung cấp NL liên tục và dồi dào, và tồn tại được phần nhiều nhờ NL.

Hiện nay con người đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng NL, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đặc biệt với tốc độ khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì trong tương lai không xa nữa các nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt. Theo các điều tra quốc tế thì nếu không tìm kiếm thêm được các nguồn dự trữ mới thì với lượng khai thác như hiện nay, khoảng 85,9 triệu thùng mỗi ngày, thì dầu mỏ sẽ cạn kiệt sau 43 năm nữa. Với lượng khai thác 19 BBOE (tương đương triệu thùng dầu mỏ) mỗi ngày thì khí thiên nhiên cũng sẽ cạn kiệt sau 60 năm nữa. Với lượng khai thác khoảng 29,85 BBOE mỗi ngày thì than đá nhiều nhất là 148 năm nữa cũng sẽ cạn kiệt. Về khía cạnh môi trường, NL hóa thạch là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu, gây ô nhiễm môi trường, tăng độ nhiễm xạ. Nhận thức về sự cạn kiệt và nguy cơ phá hủy môi trường do sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã buộc con người phải tìm kiếm các nguồn NL thay thế và có thể tái tạo được. Đó là các nguồn NL không bị cạn kiệt khi sử dụng hay không cần phải tái tạo trong thời gian ngắn, có tiềm năng lâu dài như: NL mặt trời, gió, thủy chiều, NL sinh khối, địa năng, thủy năng.

Việt Nam sau thời kỳ khai thác tài nguyên thô với công nghệ lạc hậu và quản lý kém cũng như việc xuất khẩu tài nguyên giá rẻ một cách ồ ạt giờ đây đang trong tình trạng ô nhiễm và thiếu hụt tài nguyên. Tất yếu nhu cầu trong dài hạn chúng ta cần xây dựng giải pháp NL khác để thay thế từng phần NL từ nhiên liệu hóa thạch, và trong đó NLSH là nguồn tiềm năng đáp ứng được yêu cầu.

Thêm vào đó NLSH những năm gần đây đã có những bước tiến dài cho phép sản xuất NLSH với chi phí hợp lý và khả năng phát triển bền vững.

Từ những nhận định sẽ được chứng minh trong nội dung đề tài này như trên em nhận thấy yêu cầu cấp thiết cần nghiên cứu Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu ở Việt nam và dự báo các tác động theo phương pháp khoa học nhằm đánh giá khả năng phát triển bền vững.

Đối tượng nghiên cứu:

Khả năng áp dụng công nghệ Cellulosic Ethanol

Quy hoạch chính sách tiền đề áp dụng công nghệ Cellulosic Ethanol

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu các dạng năng lượng sinh học

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu xây dựng tiền đề vùng nguyên liệu và tạo thuận lợi thu hút đầu tư năng lượng sinh học theo công nghệ Cellulosic Ethanol tại Vĩnh Phúc trong phát triển bền vững tại Việt Nam.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Khu vực nghiên cứu có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, đa số người dân sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế phụ thuộc nhiều vào phát triển nông nghiêp. Các kết quả nghiên cứu của đề tài hướng tới việc tận thu nguồn phế thải nông nhiệp góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, đồng thời giảm bớt nguy cơ ô nhiễm môi trường đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà kinh tế về đầu tư sản xuất xây dựng nhà máy sản xuất NLSH.

Cung cấp các cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về việc xây dựng nhà máy sản xuất NLSH từ xellulose.

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho luận văn thạc sỹ đầu tiên được thực hiện tại khu vực liên quan đến việc phát triển NLSH từ phụ phẩm nông nghiệp.

Kết cấu luận văn

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí