pháp luật thương mại nói chung, pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam” sẽ mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn thiết thực, góp phần tạo dựng cơ sở khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế định quan trọng này. Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Thực hiện tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, từ đó, chỉ ra các vấn đề, luận điểm cần tiếp tục triển khai làm rõ trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án; khái quát về các lý thuyết nghiên cứu áp dụng, đặt ra câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, chỉ ra hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài luận án.
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật như bản chất pháp lý, chức năng của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại, cấu trúc pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam.
- Khái quát thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại trong tương quan so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chế tài này. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật để chỉ rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của các quy định pháp luật về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm!
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1
- Tình Hình Nghiên Cứu Về Vấn Đề Miễn Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
- Các Nghiên Cứu Về Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
- Về Thực Trạng Pháp Luật Và Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Các quan điểm, học thuyết liên quan đến trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng;
- Hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại;
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam thời gian qua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành trên phương diện lý luận và thực tiễn.
- Về phạm vi không gian và thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giai đoạn từ khi Luật Thương mại năm 2005 được ban hành cho đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận nền tảng của học thuyết Mác-Lê nin về Nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về thương mại, hợp đồng thương mại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Đây là phương pháp luận chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án, đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ quát trong khoa học xã hội và nhân văn như: Tiếp cận hệ thống, liên ngành (kinh tế học, chính trị học, lịch sử, luật học); phân tích, tổng hợp; luật học so sánh; thống kê và xã hội học pháp luật…
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp
nói trên trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Cụ thể là:
Ở Chương 1, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích, tiếp
cận hệ thống, liên ngành (kinh tế, chính trị, lịch sử, luật học), luật học so sánh... để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại, những nguyên tắc cơ bản và nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.
Ở Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích, lịch sử, thống kê để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam và đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu nhược điểm và nguyên nhân.
Ở Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp khái quát hóa, tổng hợp và phương pháp dự báo để đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã thể hiện những điểm mới sau đây:
Thứ nhất, luận án đã tiếp cận và làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng; nhận diện và làm rõ bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại so với các loại hình trách nhiệm khác về điều kiện phát sinh, nguyên tắc, chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại của Việt Nam hiện hành, luận án chỉ rõ những bất cập, hạn chế của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại cùng các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập, hạn chế này.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án xác định các định hướng cơ bản, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm những thông
tin, nội dung quan trọng, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam, góp phần nhận diện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại trên nền tảng các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan, phù hợp với bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nghiên cứu lập pháp và thực thi pháp luật, là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về luật học ở Việt Nam
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được thiết kế bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam .
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án
BTTH là một biện pháp kinh tế được áp dụng với nhiều loại quan hệ xã hội nhằm mục đích bù đắp một khoản vật chất, tinh thần và sức khoẻ cho chủ thể bị thiệt hại. TNBTTH do vi phạm HĐTM là trách nhiệm pháp lý mà bên vi phạm HĐTM phải gánh chịu bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Trong khoa học pháp lý hiện nay, chế định BTTH do vi phạm hợp đồng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước ở nhiều phương diện khác nhau.
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả luận án cho rằng các kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài luận án được thể hiện ở một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng thương mại và chế tài trong hoạt động thương mại
Nghiên cứu định danh về khái niệm, đặc điểm của vi phạm HĐTM và chế tài trong hoạt động thương mại là việc nhận diện để xác định căn cứ áp dụng trách nhiệm pháp lý BTTH do vi phạm HĐTM. Liên quan đến chủ đề vi phạm HĐTM và chế tài trong hoạt động thương mại, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
“Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận chung về luật hợp đồng của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh (Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2007), tác giả đã phân tích, lý giải một số nội dung cơ bản của chế định hợp đồng như: Khái niệm, chức năng, vị trí của hợp đồng; ý chí và tự do ý chí trong hợp đồng; giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng và trách nhiệm dân sự. Liên quan đến TNBTTH do vi phạm hợp đồng, tác giả đã chỉ ra cơ sở của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung, TNBTTH nói riêng trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa BLDS năm 2005 với một số hệ thống pháp luật cũng như các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng như UPICC hay CISG, tác giả đã chỉ ra có ba yếu tố dẫn đến TNBTTH do vi phạm hợp đồng gồm: (i)
Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (ii) Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
Trong công trình nghiên cứu “Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, (Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012), tác giả Hoàng Thị Hà Phương đã nghiên cứu tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các chế tài do vi phạm HĐTM, bao gồm chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài phạt vi phạm, chế tài BTTH, chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng. Liên quan đến chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng, tác giả khẳng định: “Để áp dụng chế tài BTTH, ngoài căn cứ chung là có hành vi vi phạm hợp đồng và bên vi phạm không được miễn trách nhiệm theo Điều 294, thì còn cần hai căn cứ khác là phải có thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Điều 303 LTM năm 2005)” (tr. 45). Cũng tại trang này, tác giả khẳng định: “Trong thực tế, chưa có pháp luật của quốc gia nào quy định một cách cụ thể cách thức để xác định mức độ thiệt hại phải đền bù, mà chỉ có thể quy định những nguyên tắc mang tính chất chung, việc xác định thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể sẽ dựa trên những nguyên tắc này”. Từ đó, tác giả đã cung cấp những kinh nghiệm quý, gợi mở hướng giải quyết vấn đề nêu trên như sau (tr. 46 ): “Công ước Viên 1980 (Điều 75, 76) và Bộ nguyên tắc Unidroit về HĐTM quốc tế (Điều 7.4.5 và 7.4.6) đều đưa ra phương thức tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ, theo đó, có sự phân chia giữa trường hợp bên bị vi phạm đã ký hợp đồng thay thế hoặc không. Nếu bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. Trong LTM Việt Nam không có quy định về vấn đề này dù trong thực tế cách tính toán thiệt hại như trên là khá thông dụng”.
Trong công trình nghiên cứu “Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam và Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”, (Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016), tác giả Phan Thuỳ Linh đã nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa quy định của pháp luật Việt Nam và Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về HĐTM quốc tế. Liên quan đến TNBTTH do vi phạm HĐTM, tại tr. 49 của Luận văn, tác giả khẳng định: “BTTH là chế tài được áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại thực tế. Trong trường hợp hành vi của bên vi phạm dẫn đến những tổn thất cho bên
bị vi phạm thì chế tài BTTH sẽ có chức năng bù đắp bồi hoàn cho bên bị vi phạm đối với các lợi ích bị tổn thất. Chế tài BTTH sẽ được áp dụng mà không cần đến sự thoả thuận của các bên”. Tại các tr. 50 và 51 của Luận văn, tác giả trích dẫn nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến thiệt hại được bồi thường, trong đó, chủ yếu là hai quan điểm: (i) Tổn thất được bồi thường phải là tổn thất vật chất; (ii) Tổn thất được bồi thường nếu dẫn chiếu đến quy định về TNBTTH trong BLDS, thì thiệt hại có thể bao gồm cả những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm. Mặc dù đưa ra các quan điểm khác nhau, song tác giả lại không đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này, khiến cho giá trị nghiên cứu có phần chưa trọn vẹn. Liên quan đến các căn cứ áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng (trong đó có chế tài BTTH), tác giả khẳng định: “Chế tài là hình thức của trách nhiệm pháp lý, do đó, khi xem xét căn cứ áp dụng chế tài cũng cần xem xét các căn cứ bao gồm hành vi vi phạm hợp đồng, thiệt hại vật chất thực tế, mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất, yếu tố lỗi của bên vi phạm” (tr. 23). Theo đó, tác giả đã gián tiếp khẳng định lỗi là một trong các căn cứ làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM.
Trong “Damages for Breach of Contract”, California Law Review (1985), Robert Cooter and Melvin Aron Vol. 73, No. 5 (Oct., 1985), pp. 1432-14811, cũng đã đề cập nghiên cứu chung về thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Bài viết đã đưa ra được định nghĩa về thiệt hại và BTTH và trên cơ sở đó, nhóm tác giả phân tích các loại thiệt hại thường có do vi phạm hợp đồng bao gồm các tổn thất do phải thay đổi về giá do thay thế nghĩa vụ, những tổn thất do mất mát giá trị thặng dư, những tổn thất do mất đi cơ hội, tổn thất do giá trị bị giảm, chi phí cho ngăn chặn thiệt hại… Bài viết cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng và đưa ra công thức để tính toán và đo lường thiệt hại một cách chính xác nhất. Cuối cùng bài viết đề xuất các biện pháp mà pháp luật nên sử dụng để phòng ngừa thiệt hại ngay từ ban đầu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của TNBTTH do vi phạm HĐTM trong thời gian qua là khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, từ góc độ tiếp cận của luận án này thì có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
Công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Văn Dũng (Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003) với đề tài: “Trách
1 https://www.jstor.org/stable/3480408 Accessed: 17-02-2019 19:56 UTC.
nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”. Luận án này được thực hiện ở thời điểm LTM năm 1997 đang có hiệu lực thi hành, tuy nhiên, tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật Việt Nam, Công ước Viên năm 1980 và pháp luật một số quốc gia về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trong đó, tác giả khẳng định điểm chung của pháp luật Việt Nam, Công ước Viên và pháp luật các nước là để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng, thì cần có đủ các điều kiện (yếu tố) sau: (i) Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (ii) Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm; (iii) Có hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại về tài sản; (iv) Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Liên quan đến TNBTTH do vi phạm hợp đồng, Luận án này khẳng định: “BTTH và phạt có điểm giống nhau là bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định, vì thế, đôi khi coi phạt là BTTH được tính trước. Nhưng giữa hai chế tài này khác nhau ở chỗ, BTTH phải dựa vào thiệt hại thực tế phát sinh của bên bị vi phạm, có thiệt hại thì mới có bồi thường; còn chế tài phạt thì cứ bên nào vi phạm là phải nộp, không phụ thuộc vào có thiệt hại hay không. Hơn nữa, BTTH được áp dụng với mọi hành vi vi phạm không cần thoả thuận trước trong hợp đồng. Trong khi đó, phạt chỉ được áp dụng khi có quy định trong hợp đồng”.
Công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng, Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2018) với tên đề tài: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” cũng đã đề cập nghiên cứu một cách cơ bản nhất về BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả không nghiên cứu về BTTH dưới góc độ của một loại trách nhiệm pháp lý, mà nghiên cứu dưới góc độ của một biện pháp khắc phục hậu quả của sự vi phạm. Tác giả nghiên cứu về BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung mà không đề cập chuyên sâu về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Tuy nhiên theo tác giả, vấn đề BTTH do vi phạm hợp đồng được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Về khái niệm, tác giả cho rằng: “BTTH do vi phạm hợp đồng là biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” (tr. 31). Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định: “BTTH có bản chất chung của các biện pháp khắc phục là một phương thức bảo vệ quyền phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên, khác với các biện pháp khắc phục khác, bản chất của BTTH do vi phạm hợp đồng là phương thức bảo vệ quyền cho phép bù đắp cho bên bị thiệt hại toàn bộ thiệt hại mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi không thực