Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm khoa học được kế thừa trong Luận án được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Đinh Văn Cường


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS

:

Bộ luật Dân sự

BTTH

:

Bồi thường thiệt hại

LTM

:

Luật Thương mại

HĐXX

:

Hội đồng xét xử

HĐTM

:

Hợp đồng thương mại

TNBTTH

:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TAND

:

Toà án nhân dân

UBND

:

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận

án 7

2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề tiếp tục triển khai nghiên cứu trong

nội dung luận án 25

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 31

KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN 34

Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO

VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 36

1.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

vi phạm hợp đồng thương mại 36

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 37

1.1.2. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 46

1.1.3. Xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 57

1.1.4 Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương

mại với các loại chế tài khác 68

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 70

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

vi phạm hợp đồng thương mại 70

1.2.2 Cấu trúc nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng thương mại 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 78

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 80

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về chủ thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 80

2.1.1. Các quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 80

2.1.2. Các quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể có quyền yêu cầu

bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 90

2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 94

2.2.1. Các quy định về căn cứ là “hành vi vi phạm hợp đồng” 95

2.2.2. Các quy định về căn cứ là “thiệt hại thực tế” 98

2.2.3. Các quy định về căn cứ là “mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi vi phạm

hợp đồng và thiệt hại thực tế” 104

2.2.4. Về yếu tố "lỗi" 105

2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về phương thức, nguyên tắc xác định thiệt hại được bồi thường và việc xác định thiệt hại được

bồi thường trong các trường hợp đặc thù 107

2.3.1. Phương thức xác định thiệt hại được bồi thường 107

2.3.2. Nguyên tắc xác định thiệt hại được bồi thường 110

2.3.3. Việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp đặc thù 111

2.4. Thực trạng quy định về thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng thương mại 114

2.4.1. Thực trạng quy định về thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 114

2.4.2. Thực trạng quy định về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp dồng thương mại 116

2.5. Đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 123

2.5.1. Những kết quả đạt được 123

2.5.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực trạng pháp luật và thực hiện pháp

luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 126

2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 130

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 131

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 133

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

vi phạm hợp đồng thương mại 133

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệ t h ạ i d o v i p h ạ m hợp đồng thương mại đảm bảo phù hợp với đường lối phát triể n k in h tế , y ê u c ầ u h ộ i nhập kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh 133

3.1.2. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo hướng bảo đảm sự thống nhất các khái

niệm pháp lý, quy định giữa Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự 134

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật trong về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo hướng tổng quát, tránh quy định quá chi tiết cho từng pháp lý; cần sát thực tế, có tính khả thi và dự liệu được các tình huống có thể diễn

ra trong thực tế đời sống thương mại 135

3.1.4. Ban hành nhiều hơn các án lệ về trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt

hại trong hoạt động thương mại 136

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 137

3.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 137

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 150

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại 157

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 162

KẾT LUẬN 164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt. Để đạt được những kết quả này, nền kinh tế Việt Nam đã từng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đó, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật (khung pháp lý) cho hoạt động của nền kinh tế chính là một trong những yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến việc đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Một trong những mục tiêu mà hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật thương mại nói riêng hướng tới đó là bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhà kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều đó, thể hiện ở việc pháp luật cho phép các chủ thể được quyền tự do biểu đạt ý chí khi giao kết các hợp đồng mà không chủ thể nào có thể ngăn cản hoặc ép buộc. Tuy nhiên, đi liền với sự tự do trong giao kết hợp đồng là những quy định có tính ràng buộc đối với các chủ thể trong việc tôn trọng sự thỏa thuận. Khi thỏa thuận đã có giá trị, các bên phải tuyệt đối tuân thủ bởi vì bất cứ sự vi phạm nào dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra những tổn thất cho bên kia. Nhưng trên thực tế, vì những mục tiêu lợi nhuận tối đa mà các chủ thể có thể bất chấp những quy định pháp luật để vượt qua sự thỏa thuận, sẵn sàng xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể khác. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới lợi ích của đối phương, mà còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, pháp luật thương mại đã và đang kiến tạo một hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi nhất cho các chủ thể. Trong đó, cùng với những quy định nhằm cụ thể hóa các hoạt động kinh doanh mà các chủ thể được phép thực hiện luôn là những chế tài nhằm hạn chế sự vi phạm của mỗi bên. Một trong những chế tài có tác động lớn đến việc ngăn chặn hành vi vi phạm và bảo vệ tối đa lợi ích của bên bị vi phạm đó là chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Đây không phải là chế tài lần đầu tiên xuất hiện trong Luật Thương mại năm 2005, mà nó đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật trước đó như Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thương mại năm 1997...


Qua quá trình phát triển, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại ngày càng hoàn thiện và được áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, trải qua hơn 10 năm áp dụng vào thực tiễn, chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạ m hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, vẫn còn những quan điểm khác nhau liên quan đến sự tồn tại của những quy định trong Luật này. Cụ thể, có nên quy định riêng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại hay không, khi các bên đã thỏa thuận về mức bồi thường? Khi thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất, bên vi phạm hợp đồng có quyền giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại hay không? Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại chứng minh được mình không biết hoặc biết nhưng không có đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất thì giải quyết như thế nào? Việc khống chế mức phạt vi phạm mà các bên được quyền thỏa thuận không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, nhằm hạn chế bất lợi cho bên yếu thế trong hợp đồng và bảo đảm dung hòa lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, song điều đó có đi ngược với bản chất quy định vừa áp dụng phạt vi phạm hợp đồng vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại? Cách hiểu khác nhau giữa các chủ thể về “lỗi” trong pháp luật thương mại có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thống nhất trong việc áp dụng luật vào thực tiễn giải quyết tranh chấp? Sử dụng khái niệm “miễn” trong Luật Thương mại có phù hợp với bản chất của vấn đề không?... Chính những điểm bất cập trong quy định của luật và những ý kiến khác nhau được đề cập ở trên là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp của các chủ thể có thẩm quyền. Những điểm bất cập này khiến cho cơ quan giải quyết tranh chấp bất đắc dĩ phải đóng vai trò là những nhà giải thích luật, trong khi đó góc nhìn và quan niệm của những người làm công tác giải quyết tranh chấp không phải lúc nào cũng giống nhau, nên dễ dẫn đến sự chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào từng vụ việc cụ thể, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Bởi vậy, việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật thương mại nói chung, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là đòi hỏi bức thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các quan hệ thương mại, đặc biệt là các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng đa dạng, phức tạp, thì những bất cập trên trở thành rào cản cho sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cho nên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy định

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí