hiện đúng nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng gây ra, nhằm đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà bên này đáng lẽ đạt được nếu hợp đồng được thực hiện đúng” (tr. 33).
Về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, tác giả chỉ tập trung phân tích quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Bộ nguyên tắc về luật hợp đồng châu Âu, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về HĐTM quốc tế mà không tập trung nhiều vào việc phân tích quy định của pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại dường như chỉ được liệt kê mà không có những phân tích, đánh giá của tác giả.
Về các căn cứ áp dụng biện pháp BTTH do vi phạm hợp đồng, tác giả luận án khẳng định có bốn căn cứ, đó là: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra; có lỗi của bên gây thiệt hại.
Về thiệt hại, tác giả khẳng định: “Thiệt hại là bất kỳ tổn thất nào mà một người phải gánh chịu do các quyền, tài sản và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hay nói cách khác thiệt hại là bất kỳ sự thay đổi tiêu cực nào đối với các quyền, tài sản và lợi ích hợp pháp của bên có quyền”. Đồng thời, tác giả đưa ra hai cách phân loại thiệt hại, đó là: thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp; thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Theo cách phân loại và những phân tích đưa ra, có thể nhận thấy tác giả cũng khẳng định thiệt hại do vi phạm hợp đồng bao gồm cả những thiệt hại về tinh thần. Đặc biệt, tác giả còn khẳng định: “Sẽ là hoàn thiện hơn nếu BLDS Việt Nam bổ sung thiệt hại về tinh thần bao hàm cả thiệt hại là hệ quả của thiệt hại về tài sản do vi phạm hợp đồng gây ra” (tr. 84).
Về việc xác định mức bồi thường, tác giả phân tích theo hai khía cạnh đó là xác định mức bồi thường trong trường hợp các bên có thoả thuận trước và xác định mức bồi thường trong trường hợp không có thoả thuận trước. Trong đó, với trường hợp không có thoả thuận trước về mức bồi thường, tác giả chỉ ra hai điều kiện để xác định mức bồi thường, đó là thiệt hại phải mang tính chắc chắn và thiệt hại phải dự đoán được trước.
Trong công trình nghiên cứu: “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005), tác giả Quách Thúy Quỳnh có đề cập nghiên cứu TNBTTH do vi phạm hợp đồng kinh doanh được thực hiện ở thời điểm LTM năm 1997 đang có hiệu lực thi hành, các phân tích, đánh giá của tác giả hầu hết dựa trên nền tảng của các quy định trong Luật này, có những phân
tích, đánh giá so sánh với Dự thảo LTM năm 2005. Tác giả đưa ra khái niệm về BTTH do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh như sau: “BTTH do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh là việc một bên trong hợp đồng phải bù đắp các tổn thất thực tế do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản hợp đồng của mình gây ra cho phía bên kia” (tr.18). Về đặc điểm của loại chế tài này, tác giả khẳng định: “BTTH do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh là một chế tài tiền tệ” (tr. 19). Lý giải cho khẳng định này, tác giả đưa ra hai khía cạnh để giải thích đó là: (i) BTTH do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh chỉ chấp nhận bồi thường các thiệt hại vật chất; (ii) Về cách thức áp dụng chế tài và mức độ bù đắp lợi ích vật chất là phải dùng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bù đắp.
Trong công trình nghiên cứu: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền ( Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013) cũng đề cập nghiên cứu về các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại. Trong đó tác giả xây dựng khái niệm: “BTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại là việc một bên trong hợp đồng phải bù đắp các tổn thất thực tế trực tiếp do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản hợp đồng mà mình gây ra cho phía bên kia” (tr.18). Tác giả cũng chỉ ra một số đặc trưng của loại TNBTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại như: phát sinh khi hợp đồng đã được ký kết và có hiệu lực pháp luật; là một chế tài mang tính chất tài sản; bảo đảm lợi ích tối đa cho các bên liên quan trong quan hệ hợp đồng (tr.19 - tr.22). Về các căn cứ phát sinh trách nhiệm, tác giả khẳng định TNBTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại phát sinh khi có đủ ba căn cứ, đó là: Có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại vật chất thực tế phát sinh; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Tác giả cũng đi vào phân tích giới hạn TNBTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, thực chất của vấn đề là tác giả đang phân tích quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên yêu cầu BTTH.
Có thể bạn quan tâm!
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
- Về Thực Trạng Pháp Luật Và Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
- Những Vấn Đề Lý Luận Liên Quan Đến Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Trong cuốn sách “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013), tác giả Đỗ Văn Đại có đề cập phân tích các loại trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo thứ tự dựa trên logic, biện pháp nào tạo điều kiện cho các bên đạt được lợi ích mà họ mong đợi khi giao kết hợp đồng được ưu tiên nghiên cứu trước. Theo đó, các biện pháp được xem xét theo thứ tự sau: buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, buộc BTTH,
buộc trả lãi chậm thanh toán, yêu cầu giảm giá, hoãn thực hiện hợp đồng, cầm giữ tài sản, đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, thay thế việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Tác giả cũng chỉ ra đây chính là thứ tự mang tính khuyến nghị bên có quyền sử dụng. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật dựa trên kết quả phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các quy định của LTM năm 2005 và BLDS năm 2005 với chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong một số văn bản pháp lý quốc tế như UPICC và PECL để đưa ra các kết luận và kiến nghị dưới ba góc độ: về chính sách lập pháp, về nội dung lập pháp và về vận dụng quy định pháp luật.
Trong công trình nghiên cứu: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Thị Yến (Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013) đề cập nghiên cứu chủ yếu về TNBTTH do vi phạm hợp đồng dân sự theo BLDS. Tác giả có đối chiếu so sánh với quy định pháp luật liên quan và chỉ ra một số vấn đề liên quan đến TNBTTH do vi phạm HĐTM như sau: Thứ nhất, có bốn điều kiện làm phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng đó là: (i) Hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Thiệt hại thực tế; (iii) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; (iv) Yếu tố lỗi; Thứ hai, hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện tiên quyết để xem xét TNBTTH; Thứ ba, giá trị BTTH là tổn thất thực tế, trực tiếp bao gồm: thu nhập thực tế bị mất; giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng; chi phí đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; khoản tiền mà bên bị vi phạm phải đền bù cho cho đối tác do không thực hiện được nghĩa vụ của mình; khoản lợi mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng; Thứ tư, việc chứng minh thiệt hại vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của bên bị thiệt hại. Là nghĩa vụ bởi vì họ là người đưa ra yêu cầu, nên phải chứng minh cho yêu cầu của mình; là quyền bởi vì họ là người nắm rõ nhất thiệt hại mình phải gánh chịu do sự vi phạm của bên có nghĩa vụ, nên quyền chứng minh thiệt hại sẽ đảm bảo họ được đền bù tương xứng nhất; Thứ năm, có bốn trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường bao gồm: (i) xảy ra sự kiện bất khả kháng; (ii) hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
(iii) các bên có thoả thuận trong hợp đồng; (iv) hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Đồng thời, tác giả chỉ ra hai trường hợp giảm TNBTTH do vi phạm hợp đồng: các bên thoả thuận trong hợp đồng; nghĩa vụ hạn chế tổn thất.
Trong công trình nghiên cứu: “Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Hoàng Thị Lan Phương (Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014), tác giả cũng đề cập về những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, việc đề cập chỉ dừng ở mức hạn chế, cụ thể, tác giả khẳng định như sau: “Chế tài này được áp dụng khi có đủ các căn cứ sau: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; (ii) Có thiệt hại thực tế; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”, song tác giả không đi vào phân tích cụ thể các căn cứ này (tr.16). Đặc biệt, tác giả không phân tích về yếu tố lỗi. Ngoài ra, cũng tại trang 16 của Luận văn, tác giả khẳng định: “Thiệt hại ở đây được hiểu là thiệt hại vật chất bao gồm giá trị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế là khoản thiệt hại đòi bồi thường không thể cao hơn giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng”.
Trong tác phẩm: “Termination clauses in international contracts” (1997), Filip de ly, RDAI/IBLJ, N° 7 - “Các điều khoản dừng hợp đồng trong các hợp đồng quốc tế”, tác giả là Filip de Ly, giáo sư khoa luật, Đại học Erasmus University, Rotterdam, là người soạn báo cáo về vấn đề này cho Nhóm công tác về hợp đồng quốc tế (Groupe de Travail Contrats Internationaux), nhóm này đã họp vào các năm 1990, 1991, 1996 tại Barcelona, Geneva và Knokke và hai lần tại Louvain-La- Neuve, Bỉ. Tài liệu nằm trong cuốn RDAI/IBLJ, N° 7, 1997.
Báo cáo của Nhóm công tác về hợp đồng quốc tế (Groupe de Travail Contrats Internationaux) đưa ra những nhận định và phân tích đối với điều khoản dừng hợp đồng trong các hoàn cảnh khác nhau. Một điều khoản dừng hợp đồng sẽ là thiếu sót nếu không có điều khoản thích hợp về xung đột luật pháp và không đề cập đến thủ tục giải quyết tranh chấp. Thông thường ít khi điều khoản dừng hợp đồng đề cập đến hậu quả khi dừng hợp đồng. Trên thực tế, có hai quan điểm khác nhau nổi bật về ảnh hưởng của việc dừng hợp đồng đối với quyền và nghĩa vụ của các bê n ký kết. Theo quan điểm thứ nhất, tất cả quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng kết thúc, ngoại trừ những gì được liệt kê trong hợp đồng. Theo quan điểm thứ hai, hợp đồng tiếp tục tồn tại cho đến khi giải quyết xong mọi xung đột và tranh chấp. Theo cách này, điều khoản dừng hợp đồng thường quy định các điều kiện cụ thể như việc kéo dài thời gian hợp đồng, các biện pháp và quy trình khắc phục, BTTH trong trường hợp hủy hay dừng hợp đồng. Đối với BTTH hợp đồng, một trong những biện pháp được áp
dụng là các bên tham gia ký kết hợp đồng xác định trước một khoản tiền bồi thường một lần khi có vi phạm. Trong một số trường hợp, một mức trần bồi thường được xác định theo điều khoản dừng hợp đồng, với một điều khoản chung về bồi thường một lần khi có bản án hình sự. Các biện pháp khác thường dựa trên giá trị hợp đồng để tính toán mức BTTH.
Trong tài liệu có tên gọi “Dừng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng”. Đây là Luận án Tiến sĩ của Hariz Saidani, năm 2016, Đại học Toulon, Pháp (Hariz Saidani (2016), La rupture du contrat, Université de Toulon, Français2). Tác giả cho rằng, hợp đồng một khi đã được kí kết trở thành luật của các bên tham gia ký kết. Nghĩa vụ ràng buộc của hợp đồng buộc các bên ký kết thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Nếu hợp đồng được thực hiện bình thường, Thẩm phán không có vai trò gì và do đó không thể tự mình can thiệp vào nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, tranh chấp hợp đồng phát sinh khi một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Từ đó các mối liên kết theo hợp đồng có thể bị phá vỡ và dẫn tới dừng hợp đồng. Việc thừa nhận chấm dứt hợp đồng đơn phương theo luật án lệ và theo sắc lệnh ngày 10/2/2016, khi một bên không thực hiện hợp đồng, cho phép bên có quyền đối với nghĩa vụ phá vỡ hợp đồng bằng một thông báo đơn giản. Trong trường hợp không có thỏa thuận trước về dừng hợp đồng, Thẩm phán sẽ đánh giá sự tồn tại thực sự của việc một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình, với mức độ nghiêm trọng của vi phạm, làm cơ sở quyết định dừng hợp đồng và xác định hậu quả của vi phạm. Một bên đơn phương dừng hợp đồng có thể phải chịu một số hình phạt trong trường hợp vi phạm các điều khoản về dừng hợp đồng: BTTH, duy trì hợp đồng - thực hiện hợp đồng bằng hiện vật. Hình thức BTTH là thông dụng nhất. Duy trì hợp đồng là giải pháp được áp dụng khi bên có nghĩa vụ không ngay tình, dẫn đến rủi ro không thực hiện hợp đồng, và do đó bên chịu thiệt hại có khả năng không nhận được bồi thường. Giải pháp thứ ba là tổng hợp hình phạt bao gồm duy trì thực hiện hợp đồng và BTTH, áp dụng trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng (ít khi được các Thẩm phán sử dụng).
Trong công trình nghiên cứu có tên gọi là “Đơn phương dừng hợp đồng theo luật Quebec”. Đây là bài viết của tác giả Claude Fabien, nằm trong tạp chí luật, năm 2006 (Claude Fabien (2006), La rupture du contrat par volonté unilatérale en droit québécois, Revue générale de droit, 36(1), 85–1093). Tác giả chủ yếu đề cập đến 3
2 (La rupture du contrat. Droit. Université de Toulon, 2016. Français.
3 https:// doi.org/10.7202/1027103ar.
loại hợp đồng trong lĩnh vực xe dịch vụ (ô tô, các loại xe cộ - trong tiếng pháp là từ vehicule; vehicle trong tiếng Anh): hợp đồng lao động (thuê nhân viên lái), hợp đồng dịch vụ, và hợp đồng ủy quyền. Và tác giả đi sâu vào phân tích khi dừng hợp đồng trong từng trường hợp thì như thế nào, chủ yếu là đối với hợp đồng lao động (không đi sâu vào hợp đồng dịch vụ - thương mại). Đơn phương dừng hợp đồng là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực hợp đồng. Tác giả đề cập đến hai phương thức dừng hợp đồng của các bên tham gia ký kết: (i) Dừng hợp đồng - chấm dứt nghĩa vụ; (ii) Dừng hợp đồng - bảo vệ quyền lợi.
Trong lĩnh vực xe dịch vụ, hợp đồng có thể tồn tại dưới dạng hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thực hiện công việc hoặc hợp đồng ủy quyền. Trong các trường hợp này, các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có quyền dừng hợp đồng. Ngay cả khi việc chấm dứt hợp đồng là bất hợp pháp, Tòa án không thể yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng hiện vật. Hình phạt sẽ giới hạn ở việc BTTH. Thiệt hại được tính trên cơ sở tính chất hợp pháp hay không hợp pháp của việc dừng hợp đồng. Tính chất hợp pháp hay không hợp pháp được xác định dựa trên một lý do nghiêm túc. Nếu việc dừng hợp đồng là hợp pháp, về nguyên tắc, hậu quả sẽ được giới hạn ở việc thực hiện nghĩa vụ đối ứng cho đến thời điểm chấm dứt. Nếu như việc dừng hợp đồng là bất hợp pháp, hậu quả sẽ tính là lỗi không thực hiện hợp đồng của bên có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại từ hậu quả trực tiếp của việc không thực hiện nghĩa vụ và bồi thường cả khoản lợi đáng nhẽ bên kia sẽ có được từ việc hợp đồng được thực hiện. Khác với trường hợp trên khi các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có thể dừng hợp đồng, trong một số trường hợp, việc dừng hợp đồng chỉ là đặc quyền của một bên nhằm bảo vệ những lợi ích riêng của bên này (hợp đồng cho vay, mượn sử dụng, hợp đồng ký gửi). Tuy nhiên, luật pháp cũng đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ những bên yếu hơn vì sẽ có khả năng chịu nhiều rủi ro hơn khi tham gia ký kết những hợp đồng loại này.
Trong tài liệu: “Les dommages et interets pour rupture de contrat commercial”, Murielle CAHEN, là tài liệu tổng hợp thông tin từ báo L'expresse, ý kiến của một nữ Luật sư có tên Murielle CAHEN và trang web legifrance (một trang chuyên về luật của Pháp). Nội dung của tài liệu là khi vi phạm hợp đồng, một bên dừng hợp đồng thì sẽ xử lý như thế nào, bên nào phải bồi thường, quy trình xử lý theo luật pháp của Pháp trong một số trường hợp cụ thể. Việc vi phạm HĐTM không tự động làm phát sinh bồi thường vì lợi ích của bên được coi là chịu thiệt hại. Các thiệt hại được ước tính trên cơ sở từng trường hợp. Trên thực tế, khó khăn thường
gặp phải chủ yếu là đối với các hợp đồng vô thời hạn. Bộ luật Thương mại cấm các trường hợp dừng hợp đồng đột ngột mà không báo trước bằng văn bản theo thời hạn quy định. Bên vi phạm có thể được yêu cầu BTTH cho đối tác cũ của mình, với điều kiện là bên bị thiệt hại cung cấp bằng chứng về những tổn thất do việc dừng hợp đồng đột ngột gây ra. Việc xác định giá trị bồi thường được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp. Điều L442 - 6 Bộ luật Thương mại quy định trách nhiệm phải BTTH cho dù trong hợp đồng có điều khoản về dừng hợp đồng. Do đó, nghĩa vụ phải bồi thường là hợp pháp. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán xét xử có thể ra lệnh chấm dứt các hành vi lạm dụng hoặc đưa ra các biện pháp tạm thời. Mức độ đột ngột khi dừng hợp đồng là cơ sở để tính thiệt hại, dựa trên tính chất phụ thuộc kinh tế giữa các bên tham gia hợp đồng. Bên bị hại có thể yêu cầu nối lại hợp đồng.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
Về vấn đề miễn TNBTTH do vi phạm HĐTM có thể kể đến một số công trình
tiêu biểu sau đây:
Trong Luận án của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng với đề tài “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” (Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018) cũng đề cập nghiên cứu về vấn đề miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng, tác giả đi vào nghiên cứu, phân tích và chỉ ra ba căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường, đó là: do các bên thoả thuận, do trở ngại khách quan, hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc của người thứ ba. Đồng thời, tác giả còn khẳng định rằng: “Tuy nhiê n, sẽ là đầy đủ hơn nếu BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 ngoài việc ghi nhận lỗi là căn cứ miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng còn bổ sung thêm căn cứ miễn TNBTTH do lỗi của người thứ ba” (tr.57).
Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền về đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại”, (Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013) có những phân tích, bình luận về các trường hợp miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, theo đó tác giả đi vào phân tích và nghiên cứu bốn căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường, đó là: miễn trách nhiệm bồi thường trong trường hợp các bên đã thoả thuận; miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng; miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; miễn trách nhiệm bồi thường trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết
được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Ngoài việc nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận chung về luật hợp đồng, trong “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” (Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2007), tác giả Nguyễn Ngọc Khánh cũng đã có những phân tích khá sâu sắc về căn cứ miễn trừ trách nhiệm, tác giả đề cập đến các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong hệ thống luật lục địa (Civil law), hệ thống Anh – Mỹ (Common law), CISG và pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở những phân tích, lý giải và so sánh đối chiếu, tác giả đã đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá mang tính định hướng quan trọng cho các nghiên cứu sau này về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung và BTTH do vi phạm hợp đồng nói riêng4.
Bài viết “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng” trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 3), năm 2005, tác giả Dương Anh Sơn đã tập trung phân tích quy định của pháp luật một số quốc gia như Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga và quy định trong Công ước Viên 1980 liên quan đến vấn đề thoả thuận về miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Từ đó, tác giả đi vào phân tích quy định của LTM năm 1997 và đưa ra kiến nghị đối với Dự thảo LTM năm 2005. Đặc biệt, tác giả đưa ra kiến nghị: “Bổ sung vào khoản 1 Điều 77 LTM năm 1997 hay điểm a khoản 1 Điều 280 Dự thảo LTM sửa đổi lần Thứ tám, với nộ i dung sau: Thoả thuận của các bên về miễn trừ trách nhiệm sẽ không có giá trị pháp lý nếu thoả thuận đó liên quan đến vi phạm hợp đồng do cố ý”. Mặc dù LTM năm 2005 đã được thông qua và thi hành hơn mười năm nay, nhưng rõ ràng, kiến nghị của tác giả bài viết vẫn thể hiện quan điểm khoa học riêng trong việc xác định phạm vi các thoả thuận mà các bên trong quan hệ hợp đồng được phép thực hiện.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề thực trạng pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, có thể nhắc đến các công trình tiêu biểu sau:
Công trình với đề tài “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” tác giả Bùi Thị Thanh Hằng (Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018) đã có những bàn luận khá sâu về thực tiễn áp dụng pháp luật, trong đó vấn đề căn cứ áp dụng biện pháp BTTH và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến việc xác định thiệt hại. Ngoài ra, Luận án cũng đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, bao gồm
4 Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.
415-466.