Những Khó Khăn Về Trình Tự, Thủ Tục Tố Tụng Hình Sự :

Trường hợp khác, Trần Tấn L gây tổn hại sức khỏe cho Huỳnh Văn Q là 35% và hành vi phạm tội lần này của Q thuộc trường hợp Tái phạm nguy hiểm (đã tái phạm nhưng tiếp tục phạm tội do cố ý), tuy nhiên L vẫn chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 02 năm đến 06 năm tù (tương tự như vậy, nếu Q bị thương tích 61% thì cũng chỉ xét xử L theo khoản 3 Điều 134).

Thứ hai: Tình tiết định khung “Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của 01 người từ 61% trở lên” chỉ quy định ở điểm b khoản 4 Điều 134. Trong khi đây là mức hậu quả được xác định riêng do tính nghiêm trọng cao của nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị hại. Nhưng tình tiết này không phải là tình tiết định khung ở khoản 5 với yêu cầu kèm theo điều kiện tương ứng. Điều này dẫn đến một người phạm tội gây ra hậu quả gây thương tích cho 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 61% trở lên mà thuộc trường hợp “Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của 01 người trở lên” thì KHÔNG bị xét xử theo khoản 5 Điều 134; trong khi đó nếu họ thuộc các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì bị xét xử theo khoản 5 Điều 134.

Ví dụ 2: Nguyễn Văn S (nhân thân tốt, phạm tội lần đầu) gây thương tích cho Trần Văn T và Hoàng Văn G, mỗi người tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61%; do S gây thương tích cho T và G vì nguyên nhân nhỏ nhặt nên bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 với tình tiết định khung là “Có tính chất côn đồ” thuộc điểm i khoản 1 Điều 134, với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Trường hợp khác, Lê Tấn T (phạm tội thuộc trường hợp Tái phạm nguy hiểm), gây thương tích cho 02 người phụ nữ, mỗi người bị tổn hại sức khỏe 61%, trong đó cả hai người đều có thương tích làm biến dạng vùng mặt (biến dạng sống mũi vĩnh viễn, mất 01 tai vĩnh viễn…) nhưng chỉ bị xét xử theo khoản 4 Điều 134, với khung hình phạt từ 07 năm đến 14 năm tù.

Thứ ba: Hậu quả chết 01 người bị xét xử theo khoản 4 Điều 134. Điều này dẫn đến mất công bằng rò ràng khi quyết định hình phạt đối với trường hợp gây hậu quả chết người với trường hợp không gây chết người nhưng gây thương tích cho 02 người trở lên mà tỷ lệ thương tích mỗi người từ 61% trở lên. Bởi lẽ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự mới thì trường hợp hậu quả gây thương tích cho 02 người trở lên, mà mỗi người tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì bị xét xử theo điểm b khoản 5 Điều 134. Có nghĩa rằng, nếu gây ra hậu quả 02 người bị thương từ 61% trở lên thì có thể bị xét xử nặng hơn trường hợp gây hậu quả 01 người chết và 01 người bị thương từ 61% trở lên, chưa kể đến trường hợp người phạm tội còn thuộc các tình tiết tăng nặng quy định tại các điểm c, d khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 134 BLHS.

Ví dụ 3: Nguyễn Văn A (nhân thân tốt, lần đầu phạm tội) gây thương tích cho B và C, mỗi người tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%, nhưng A phạm tội vì lý do công vụ của B và C nên A bị xét xử theo khoản 5 Điều 134 BLHS.

Trường hợp khác, Hoàng Văn D (phạm tội thuộc trường hợp Tái phạm nguy hiểm) gây thương tích cho T 62% và gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết H nhưng cũng chỉ bị xét xử theo khoản 4 Điều 134 BLHS.

2.3.3 Những khó khăn về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự:

* Vấn đề khởi tố theo yêu cầu của người bị hại:

Tội phạm cố ý gây thương tích là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe người khác một cách trái pháp luật, ảnh hưởng xấu đến ANTT, gây tâm lý lo sợ, hoang mang trong nhân dân và đây là loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao trong các loại tội phạm. Với quy định khởi tố theo yêu cầu người bị hại, đây là kẽ hở cho người phạm tội dùng vật chất mua chuộc người làm chứng, thậm chí khống chế, đe dọa, mua chuộc người bị hại để người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc họ thay đổi yêu cầu khởi tố rất nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

lần, việc này gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động tố tụng. Đã xảy ra các trường hợp mà pháp luật chưa có quy định như người bị hại rút yêu cầu khởi tố khi phiên Tòa sơ thẩm, Phúc thẩm đang được tiến hành, nên việc xử lý ở đây gặp rất nhiều khó khăn. (khoản 1 Điều 104 BLHS) vụ án cố ý gây thương tích có nhiều người tham gia nhưng bị hại chỉ bãi nại cho người chủ mưu nên dẫn đến không thể khởi tố người chủ mưu khi đó chỉ truy cứu TNHS những người đồng phạm thực hành, giúp sức thì không công bằng.

* Vấn đề giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại: Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động (được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 155 BLTTHS). Tỷ lệ tổn thương sẽ quyết định có hay không có tội phạm xảy ra, nếu có thì thuộc khung hình phạt nào và trong khung hình phạt đó cũng có mức độ thương tật cao thấp khác nhau.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 9

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vụ án bị kéo dài trong đó phải kể đến là sau khi sự việc xảy ra hầu hết các bên tiến hành thỏa thuận giải quyết đền bù dân sự, chỉ sau khi đã không đạt được các thỏa thuận thì lúc đó người bị hại mới có đơn yêu cầu các cơ quan thẩm quyền giải quyết, điều này dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm (nếu việc thỏa thuận dân sự thành).

Người bị hại không chịu đi giám định thương tích do bị mua chuộc xảy ra rất phổ biến và khá nhiều, việc này sẽ dẫn đến những người có điều kiện, né tránh và coi thường pháp luật họ dễ dàng chối bỏ TNHS, xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT, tính nghiêm minh của pháp luật bị coi nhẹ.

* Vấn đề người đại diện của người bị hại: Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần và thể chất nhưng không có người đại diện như các trường hợp của người lang thang cơ nhỡ, trẻ em không nơi nương tựa, những người mắc bệnh tâm thần, bị bỏ rơi... không thể xác định người đại diện hoặc trường hợp

người bị hại đã thành niên, có thể chất bình thường nhưng do bị thương tích nặng bị hôn mê do chấn thương sọ não hoặc một số trường hợp khác mà nạn nhân không thể biểu lộ được ý chí, nên không thể thực hiện được quyền yêu cầu khởi tố. Vấn đề đặt ra cần giải quyết như thế nào trong những trường hợp này.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và cấp có thẩm quyền sớm có hướng dẫn các quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trong đó, cần hướng dẫn rò áp dụng hành vi có tính chất côn đồ trong tội cố ý gây thương tích tại điểm i, khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015 trong thực tiễn là một vấn đề rất khó nên khi áp dụng cần có sự thống nhất về nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; cần thận trọng để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật nhưng tránh khiếu kiện kéo dài và làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người; Thế nào là “A xít nguy hiểm”, là “người già yếu, ốm đau”, “người chữa bệnh cho mình”;

– Tòa án nhân dân tối cao cần tiếp tục rà soát, tổng hợp những bất cập, vướng mắc khi áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm khắc phục các thiếu sót phát sinh, trong đó, cần quan tâm những vướng mắc liên quan đến Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà tác giả đã phân tích như trên.

Về quan điểm đề xuất sửa đổi, tác giả cho rằng cần sửa đổi một số quy định từ khoản 3 đến khoản 5 Điều 134 và cần bổ sung “hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này” vào quy định tại điểm c, d khoản 3, điểm d, đ khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 134; đồng thời sửa lại điểm b khoản 5 Điều 134 theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên hoặc làm chết 01 người và gây thương tích cho 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các

trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c, d khoản 2 điều này”.

Từ những phân tích và một số ví dụ cụ thể đã nêu trên chúng ta nhận thấy rằng các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong BLHS còn có nhiều điều chưa hợp lý, rất bất cập chưa được cụ thể, rò ràng. Yêu cầu cấp thiết, là phải hoàn thiện BLHS nói chung, hoàn thiện những quy định liên quan đến Điều 134 BLHS nói riêng để khi đã áp dụng luật phải minh bạch và thống nhất dễ dàng tránh tình trạng Cơ quan tiến hành tố tụng ở mỗi nơi của mỗi địa phương lại có cách hiểu và áp dụng pháp luật không giống nhau.

Tiểu kết Chương 2

Từ thực tế trong thời gian qua tại TAND thành phố Biên Hòa việc “định tội danh và QĐHP về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” đã được các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ bản áp dụng pháp luật và trong nhận thức đã có sự thống nhất. Đảm bảo các nguyên tắc và căn cứ pháp lý khi tuyên án ở việc QĐHP.

Tuy vậy vẫn còn tồn tại quy định chưa cụ thể, hoặc chưa được quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án, các CQTHTT hình sự còn có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau dẫn đến ảnh hưởng quá trình định tội danh và QĐHP đối với người phạm tội bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở đây tác giả thực hiện nghiên cứu, xem xét, đề xuất hướng hoàn thiện lý luận chung cũng như các quy định cụ thể về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đã nêu ra được những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng tại nội dung một số Điều luật của Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan hướng dẫn xử lý nhằm đưa ra những giải pháp để hoàn thiện tại Chương 3, để góp phần cùng các CQTHTT và các cơ quan có thẩm quyền khác phát huy hơn nữa vai trò thực thi pháp luật, đảm nhiệm tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, luôn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật hình sự, góp phần bảo vệ sức khỏe tính mạng con người, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo hiến pháp 2013 ghi nhận.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC


3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Đã có những sự thay đổi lớn của Đất nước ta về mọi mặt, trọng tâm đó là việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, BLHS hiện hành đang còn nhiều bất cập chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

Bằng phương pháp so sánh các quy định cũ và mới, xác định các vấn đề thay đổi chủ yếu, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả khái quát kết quả nhận diện Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đồng thời, tham khảo nghiên cứu thông qua kết quả xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, trong những năm qua tại Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai tác giả đã xác định một số bất cập, vướng mắc sẽ phát sinh trong thực tiễn và kiến nghị, đề xuất phương án tháo gỡ, góp phần hoàn thiện các quy định của BLHS. Cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn là nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra: “Việc triển khai một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan, sai, bỏ lọt tội phạm”. Vì vậy, việc đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết song hành với đó là tiếp tục hoàn thiện các quy định tại BLHS.

Chủ trương về cải cách tư pháp (CCTP) đã được đề ra trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (lần thứ IX, X, XI, XII). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN); hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, trong đó cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành, làm cho các quyền theo quy định pháp luật của người dân được thực hiện trên thực tế. Đảm bảo BLHS phải xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, tiếp theo đó cũng cần phải nghiêm túc nghiên cứu, đề xuất sửa đối hệ thống hình phạt theo hướng tiếp tục đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Vấn đề thực tiễn cấp bách nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện BLHS trong thời gian qua nhằm phát huy tác dụng thì rất cần có các văn bản hướng dẫn kịp thời, bảo đảm có thể áp dụng thuận lợi các quy định này.

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.1. Hoàn thiện các tình tiết định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Với tội giết người theo Điều 123 BLHS trong thực tế khó phân biệt với việc xác định mặt chủ quan của tội phạm này còn nhiều khó khăn, trong đó trường hợp giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bởi vậy, pháp luật hình sự nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể quy định mang tính thực tiễn để xác định mặt chủ quan của tội danh này, qua đó giúp cho các CQTHTT dễ phân biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí