3.2.2. Hoàn thiện các tình tiết định khung tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2018 mặc dù vừa được ban hành và mới có hiệu lực nhưng nội dung của điều 134 tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe của người khác được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng thi hành văn bản hướng dẫn thi hành để áp dụng trong thực tiễn vì vậy cần có sự sửa đổi và bổ sung và ban hành văn bản để việc hướng dẫn thi hành để việc áp dụng pháp luật được chính xác và hiệu quả.
Thứ nhất: Quy định vũ khí và vật liệu nổ (theo điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015) rất khó áp dụng quy định này bởi vì vũ khí và vật liệu nổ căn cứ hướng dẫn ở Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017 quy định tại các Điều cụ thể thì đối tượng tác động của các tội này có thể là vũ khí quân dụng; vật liệu nổ; vũ khí thô sơ. Tuy vậy, Điều 134 BLHS năm 2015 có quy định tình tiết sử dụng vũ khí là tình tiết định tội thì việc xử 02 tội có vi phạm nguyên tắc về một hành vi chỉ bị xử lý một lần hay không? Bởi vì khi xử 02 tội đồng nghĩa với việc sử dụng vũ khí quân dụng được sử dụng để xử lý về 02 tội, như vậy là trái với nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hình sự, xâm phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Do vậy cấp thiết đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong thời gian tới cần phải sớm hướng dẫn ban hành thi hành Điều 134 BLHS năm 2015.
Thứ hai: Tình tiết “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người già yếu, ốm đau ...” (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 134).
Phạm tội đối với người già yếu, ốm đau: Việc xác định tuổi của người già, cần theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo và cách tính được áp dụng tương tự như cách tính tuổi quy định theo Pháp luật, thuật ngữ “phạm tội đối với người già yếu, ốm đau” quy định không rò ràng, gây khó hiểu. Tuy vậy
cũng có người còn rất khỏe mạnh, nhưng trên thực tế người từ 70 tuổi trở lên thì cũng là lúc con người đang trong giai đoạn lão hóa rất nhanh, sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng nên họ thường xuyên có biểu hiện của sự mệt mỏi, bệnh tật. Bởi vậy, tác giả có ý kiến góp ý sửa đổi tình tiết này là bỏ cụm từ “yếu, ốm đau”, khi đó cần quy định “phạm tội đối với người già” là có đủ ý nghĩa.
Thứ ba: Tại khoản 6 Điều 134 BLHS 2015 là quy định mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm1999 khi quy định TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội của “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Tội này là tội có cấu thành vật chất, bắt buộc có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành tội phạm. Do đó yếu tố hậu quả là bắt buộc trong cấu thành tội phạm, vì khi xảy ra hậu quả là gây thương tích theo tỷ lệ luật quy định, hoặc thuộc trường hợp luật định thì người phạm tội mới phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ tư: Quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với nhiều nội dung, tình tiết mới. Trong đó, nội dung chính được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là cơ cấu lại số khung hình phạt, giảm từ 7 khoản xuống còn 6 khoản, thay đổi mức hình phạt của từng khung cho phù hợp với sự thay đổi của số khung, đồng thời sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng từ khoản 2 đến khoản 5, pháp điển hóa các hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ – HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (về các tình tiết quy định tại Điều 104 BLHS 1999) nhằm đảm bảo các quy định này được rò ràng và thống nhất khi áp dụng vào thực tiễn. Mặc dù tăng về số lượng 2 khung hình phạt so với BLHS 1999, nhưng mức hình phạt thấp nhất và cao nhất không thay đổi. Quy định mới về hành vi chuẩn bị phạm tội tại khoản 6 có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tuy nhiên về khoảng cách khung hình phạt quá rộng.
Để các quy định của pháp luật có tính khả thi trong thực tiễn, kết cấu của điều luật được chặt chẽ, không mâu thuẫn với các quy định khác, quan điểm cá nhân tác giả cho rằng các cơ quan chức năng cần thống nhất hướng dẫn, giải thích chi tiết giới hạn các trường hợp áp dụng điều luật cho chính xác; đồng thời nên cân nhắc, xem xét bỏ khoản 6 của Điều 134 BLHS năm 2015 và không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích. Nếu các hành vi chuẩn bị phạm tội được nêu tại khoản 6 Điều 134 BLHS năm 2015 mà đủ yếu tố cấu thành của một tội độc lập nào đó được quy định trong BLHS thì sẽ áp dụng xử lý theo tội phạm đó.
Theo tác giả nghĩ rằng đây là điều không hợp lý của nội dung điều luật, gây ra khó khăn khi xử lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Áp Dụng Hình Phạt Đối Với Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Sức Khỏe Cho Người Khác:
- Một Số Vướng Mắc Trong Việc Áp Dụng Bộ Luật Hình Sự Đối Với Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của Người Khác.
- Những Khó Khăn Về Trình Tự, Thủ Tục Tố Tụng Hình Sự :
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về hình phạt và quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tác giả đề xuất các giải pháp đối với “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” như sau:
Trường hợp bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS, đồng thời có nhiều tình tiết định khung từ điểm a đến k khoản 1 Điều 134 BLHS, thì phải có các quy định tại tình tiết này hay tính cách loại trừ, triệt tiêu. Giả sử, trường hợp một bị cáo có một tình tiết tăng nặng và hai tình tiết giảm nhẹ thì nên chăng cần cân nhắc, xem xét một tình tiết giảm nhẹ, vì tình một tình tiết giảm nhẹ đã triệt tiêu đi một tình tiết tăng nặng, hoặc quy định triệt tiêu giữa tình tiết định khung và tình tiết giảm nhẹ... việc các tình tiết loại trừ nhau là tương xứng và khách quan.
3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Về giám định tỉ lệ tổn thương cơ thể: Gồm Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao phải có sự phối hợp chặt chẽ và hoàn thiện những quy định về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành giám định, có quy định rò các trường hợp nào được giám định lại, giám định bổ sung và thời hạn thực hiện.
- Căn cứ theo bảng tỷ lệ thương tật dùng riêng cho giám định pháp y, phải quy định rò thời điểm xác định hậu quả (giám định thương tật tạm thời) là thời điểm hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân, chứ không phải (giám định thương tật vĩnh viễn) là thời điểm mà người bị hại đã điều trị thương tật.
- Đối với người bị hại từ chối giám định: theo quy định Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 của Bộ y tế (tại khoản 2, Điều 2) giám định thông qua hồ sơ như trường hợp người chết, người mất tích... Theo đó BLTTHS cần quy định rò trình tự, các biện pháp đối với người bị hại cố tình từ chối giám định thương tật, nếu không có lý do chính đáng thì BLHS cần quy định TNHS.
Việc người bị hại cố ý từ chối không đi giám định mà không có lý do chính đáng thì BLHS cần bổ sung quy định TNHS đối trường hợp này.
3.3. Các giải pháp khác
3.3.1. Về công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật:
Trong các hạn chế nêu trên thì BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được nhiều hạn chế. Tuy vậy để việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chính xác thì nhất thiết phải ban hành các văn bản hướng dẫn áp để thực hiện để được triển khai kịp thời, tránh xử lý oan sai, bỏ sót tội phạm hoặc trường hợp trong cùng một điều luật, một tình tiết nhưng các CQTHTT lại có mỗi cách hiểu khác nhau đưa đến có những quyết định và hình phạt khác nhau ảnh hưởng đến bị can, bị cáo. Ví như, tình tiết tại điểm b khoản 1 Điều 134 BLHS 2015“Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” phải có hướng dẫn nồng độ a-xít cụ thể tương ứng với
những tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau; áp dụng thống nhất đối với tình tiết có tính chất côn đồ đối với “Tội cố ý gây thương tích” theo điểm i, khoản 1, Điều 134, BLHS năm 2015. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong định tội danh và QĐHP các trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
3.3.2. Về tổ chức lực lượng
Trên cơ sở tình hình về tổ chức nhân sự của TAND TP Biên Hòa, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
+ Tăng số lượng Thẩm phán cho Tòa án TP Biên Hòa, nhằm đáp ứng công việc thực tiễn đặt ra, giảm áp lực về số lượng án hằng năm phải xử lý.
+ Hoạt động xét xử phải chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng công tác xét xử, tránh tình trạng xét xử quá nhiều, nhiều lĩnh vực xét xử cả án dân sự, hình sự, hành chính cho đội ngũ Thẩm phán.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ học tập cao học Luật trong và ngoài nước, tuyển chọn, bổ sung Thẩm phán từ nguồn là những Luật sư có kinh nghiệm...
+ Đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết làm việc.
3.3.3. Về công tác nghiên cứu tình hình tội phạm
+ Cấp trên của Tòa án chú ý quan tâm và tạo điều kiện cho công tác này.
+ Nâng cao công tác nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ về tình hình tội phạm và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Tiếp tục nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm trong xét xử, phát hiện các khó khăn, vướng mắc về pháp luật để kiến nghị các biện pháp giải quyết.
3.3.4. Về công tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức, thẩm phán tòa án
- Các cán bộ, công chức TAND TP. Biên Hòa cần chú ý đến văn hóa ứng xử trong quá trình tiến hành tố tụng, quá trình làm việc, giải thích pháp luật cho người dân và thường xuyên quan tâm công tác giáo dục, học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, ứng xử có văn hoá, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao.
3.3.5. Nâng cao ý thức xã hội, ý thức pháp luật của nhân dân
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ANTT. Nâng cao vai trò phát huy của nhân dân trong chủ động phòng ngừa tội phạm. Nâng tầm chất lượng nghiệp vụ của ngành Tư pháp.
3.3.6. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
* Trong hoạt động điều tra:
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ điều tra... nhằm bảo đảm quá trình định tội danh và quyết định hình phạt một cách chính xác, đồng thời hạn chế trường hợp Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Tổ chức tiếp nhận tất cả mọi tin báo, tố giác về tội phạm, chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xác minh,thu thập chứng cứ. xử lý thông tin hiệu quả, với người đến tố giác hành vi phạm tội phải có biện pháp bảo vệ họ.
- Trước khi tiến hành điều tra phải có lập kế hoạch, phương án điều tra cụ thế, làm rò những vấn đề cần phảỉ chứng minh, thu thập chứng cứ phải đảm bảo khách quan, toàn diện, đầy đủ và cụ thể, không bỏ sót bất kỳ một tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm nào, đảm bảo việc khởi tố được chặt chẽ, đúng người đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm.
* Trong hoạt động truy tố:
Nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động truy tố các vụ án cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, VKSND trên địa bàn thành phố Biên Hòa cần:
- Kiểm sát chặt chẽ việc: tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ. Chủ động bám sát hoạt động điều tra có chất lượng trong giai đoạn điều tra, phối hợp cùng Điều tra viên tiến hành ghi lời khai, hỏi cung bị can...
- Nghiên cứu kỹ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và áp dụng điều khoản đối với hành vi đó và đội ngũ Kiểm sát viên phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ.
* Trong hoạt động xét xử:
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh, kiện toàn về tổ chức; đảm bảo trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhất là đối với Thẩm phán.
- Tiếp tục phối hợp với VKS cấp trên có giải pháp đề xuất ban hành văn bản liên quan hướng dẫn một số nội dung còn ý kiến khác nhau về tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong vỉệc: giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại trong trường hợp thương tích nặng nhưng người bị hại từ chối giám định; ..., nghiên cứu theo chuyên đề về những sai sót trong công tác xét xử của các Tòa án để đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn, thống nhất, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tốt vụ án, tránh tình trạng dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết vụ án hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần giữa các CQTHTT.
Tiểu kết Chương 3
Cũng là loại tội phạm gây ra nhiều bất an trong xã hội trong thời gian qua tại địa bàn thành phố Biên Hòa đã áp dụng các quy định của pháp luật hình sự xử lý nghiêm minh tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, góp phần giữ gìn ANCT, TTAT xã hội tuy nhiên các quy định của pháp luật hình sự vẫn còn thiếu và chưa rò ràng nên đã làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện BLHS, trong đó những quy định liên quan đến tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Tác giả nghiên cứu từ thực tiễn trong thời gian qua loại tội phạm này và qua đó cũng đã chỉ ra các khó khăn, vướng mắc và cũng đề xuất các giải pháp, những vấn đề cần quy định rò trong BLTTHS và tội phạm hóa trong BLHS nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến định tội danh và quyết định hình phạt với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.