tối đa là 10 năm tù, như vậy mức chênh lệch này là khá lớn. Thực tế là án có tỷ lệ kháng cáo nhiều rơi vào trường hợp này và đa phần khi xét xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm quyết định hình phạt của các bị cáo nhẹ hơn hình phạt của bị cáo Tòa sơ thẩm tuyên. Qua nghiên cứu mức chênh lệch về hình phạt cao nhất là 1 năm tù, thấp nhất là 6 tháng tù.
Nhưng cũng còn có nhiều trường hợp Tòa sơ thẩm tuyên hình phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cụ thể ở một số trường hợp tuyên hình phạt nhẹ hơn mức thấp nhất của khung hình phạt, dẫn đến việc kháng cáo kháng nghị lên Tòa phúc thẩm.
2.3. Một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
2.3.1. Những vướng mắc về định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
* Về xác định ý thức chủ quan của người phạm tội: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thực sự rất quan trọng và có ý nghĩa trong định tội. Tuy vậy trên thực tiễn việc xác định được cũng không phải dễ dàng, có nhiều khó khăn. Đã có nhiều trường hợp VKS truy tố tội danh khác với tội danh Tòa án xét xử (do áp dụng sai tội danh).
Ví dụ như: Vào ngày 12/10/2014 Vinh và Hồ Thanh Tâm là hai người cùng xóm cự cải với nhau vì tranh chấp ranh đất, Vinh lấy dao chém Tâm nhiều cái trúng vô đầu, tay và ngực và đến công an phường đầu thú. Tâm bị tổn thương cơ thể với thương tích gây nên là 46%. Khi xác định có dấu hiệu của tội giết người chưa đạt, nên đã chuyển vụ án về tỉnh để xét xử theo thẩm quyền. Tại bản cáo trạng số 95/QĐ-KSĐT ngày 25/7/2015 của Viện kiểm sát truy tố bị can theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS nhưng tại Bản án số 45/2015/HSST, ngày 21/8/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã nhận định: “Bị cáo không có ý định giết chết bị hại, vì bị cáo có thể chém mạnh
vào vùng đầu, vùng cổ để bị hại chết nhưng bị cáo không chém mặc dù không có ai ngăn cản..” cho nên đã áp dụng khoản 3 Điều 104 BLHS để xét xử.
Áp dụng vào thực tiễn về những tình tiết mới được sửa đổi, bổ sung so với quy định của Bộ luật hình sự cũ:
Đa số các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự mới đã được hướng dẫn ở các văn bản dưới luật. Trong đó các tình tiết quy định tại điểm a “Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người”, điểm d “đối với ông, bà, cha mẹ, thầy có giáo của mình…” được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ– HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006; bên cạnh đó, mục 5, phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25 tháng 12 năm 2001 cũng hướng dẫn rò thế nào là “vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác…”. Tình tiết bổ sung mới của Bộ luật hình sự mới về “Hóa chất nguy hiểm” được quy định cụ thể tại Điều 4 của Luật Hóa chất năm 2007, hướng dẫn tại Nghị định 113/2017/NĐ – CP ngày 09 tháng 10 năm 2017. Tuy nhiên, một số tình tiết mới bổ sung gồm: A xít nguy hiểm, người già yếu, ốm đau, người chữa bệnh cho mình, thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm…thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Trong đó:
Quy định a-xít “nguy hiểm” hoặc hóa chất “nguy hiểm”sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng. Thế nào là a-xít nguy hiểm? A-xít với hàm lượng bao nhiêu được xem là a-xít nguy hiểm hay a-xít làm bỏng da là a-xít nguy hiểm hoặc dùng a-xít, hóa chất tấn công vào vùng nào được xem là nguy hiểm? Nếu lấy hàm lượng a-xít để xác định tính nguy hiểm thì khi không thu được a-xít để giám định hàm lượng thì xử lý như thế nào?
Có thể bạn quan tâm!
- Định Tội Danh Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khoẻ Của Người Khác
- Số Liệu Xét Xử Sơ Thẩm Về Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của Người Khác Tại Thành Phố Biên Hòa
- Thực Tiễn Áp Dụng Hình Phạt Đối Với Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Sức Khỏe Cho Người Khác:
- Những Khó Khăn Về Trình Tự, Thủ Tục Tố Tụng Hình Sự :
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 10
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Đây là trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, biết phụ nữ đó là người có thai, người khác
không có khả năng tự vệ hoặc người già yếu, cần lưu ý trường hợp phạm tội với trường hợp phạm tội “mà biết: biết là có thai là điểm mới so với BLHS năm 1999 (trước đây chỉ cần chứng minh nạn nhân phụ nữ có thai mà không phụ thuộc vào người phạm tội có biết hay không)”. Bởi vậy, cần xác định người bị hại là trẻ em dưới 16 tuổi, biết phụ nữ đó là người có thai, người khác không có khả năng tự vệ hoặc người già yếu mà tỷ lệ thương tật của những người này dưới 11% là người phạm tội đã bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 rồi.
Quy định trên mới đủ cơ sở để xác định người già về độ tuổi (70 tuổi), còn mức độ như thế nào để được xem là “yếu, ốm đau…” thì mỗi người, mỗi nơi áp dụng một cách; tương tự như vậy, việc xác định “người chữa bệnh cho mình” được xem xét ở phạm vi thời điểm, mức độ bệnh tật như thế nào, là người “đang” hay “đã” chữa bệnh “cho mình” và những loại bệnh gì thì thuộc phạm vi quy định này, bởi lẽ mức độ bệnh tật của con người thì từ nhẹ đến nặng, từ việc chăm sóc hằng ngày về y tế đến bệnh cấp thời, bệnh lâu ngày, lâu năm…trên thực tế rất phức tạp, khó phân định.
* Về tình tiết dùng hung khí nguy hiểm: Ngày 12/5/2006 HĐTP TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 Mục
2 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP TANDTC về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Về phương tiện nguy hiểm gồm: là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) như búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… xuất phát từ hướng dẫn này, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã nảy sinh nhiều vướng mắc, khó khăn khi xem xét tang vật remote điều chỉnh tivi chỉ là một vật dụng mà
chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày để xem tivi, song lại là tang vật trong vụ án hình sự.
Như trên đã phân tích, trong các vụ án có tỷ lệ gây thương tích dưới 11% và yếu tố về “phương tiện nguy hiểm” là yếu tố quyết định để có thể cấu thành tội phạm, vấn đề này khi thực hành sẽ khiến cho CQTHTT rất bối rối.
* Tình tiết phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người: Thực tế chưa có khái niệm chính thức như thế nào là tình tiết “phạm tội nhiều lần” do vậy trong thực tiễn truy tố, xét xử còn rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc áp dụng pháp luật và cả lý luận thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.
- Có rất nhiều bất cập khi hướng dẫn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 BLHS áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người”.
Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 BLHS (quy định tại điểm b.2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP TANDTC)
Ví dụ như: H đã nhiều lần gây thương tích cho nhiều người, trong đó Y bị thương tật 11%, L bị thương tật 11%, như vậy tổng tỷ lệ thương tật là 22%. K bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
Phân tích hai trường hợp trên, hành vi cố ý gây thương tích của A nguy hiểm hơn hành vi cố ý gây thương tích của K rất nhiều, bởi vì A gây thương tích cho nhiều người, tổng tỷ lệ thương tật là 49%, nhưng A chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 BLHS. Còn K chỉ gây thương tích cho hai người, tổng tỷ lệ thương tật là 22% nhưng K bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
Từ các nội dung quy định tại điểm c.2 và d.2 khi so sánh cũng thấy có điểm còn bất hợp lý. Do vậy Nghị quyết nêu trên hướng dẫn Điều 104 giữa các khoản 1, 2, 3 không có sự hợp lý. Quy định này không khống chế mức tối
đa trong các lần phạm tội để xác định yếu tố định khung, dẫn đến hành vi có tính chất nguy hiểm cao lại bị áp dụng hình phạt nhẹ hơn là bất hợp lý.
* Quy định về tình tiết “Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau, hoặc người khác không có khả năng tự vệ”.
Qua nghiên cứu hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-NQHĐTP TANDTC hướng dẫn về tình tiết phạm tội đối với phụ nữ đang có thai không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị cáo là không phù hợp.
Về tình tiết phạm tội với người khác không có khả năng tự vệ hiện tại chưa có hướng dẫn người không có khả năng tự vệ là như thế nào. Vấn đề này thực tế rất dễ nhầm lẫn với tính tiết tăng nặng TNHS là phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ.
Nhận thấy rằng quy định “Đối với người khác không có khả năng tự vệ” là dư về mặt từ ngữ và gây khó hiểu không cần thiết.
* Quy định về tình tiết “Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam”: Tác giả thực hiện nghiên cứu theo thực tế hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn về tình tiết “Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam”, song song với quá trình áp dụng pháp luật xảy ra một số bất cập, vướng mắc cả về thực tiễn lẫn lý luận.
Ví dụ: Ngày 15/10/2014 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C, tỉnh H đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với Hồ Sỹ Văn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 25/10/2014, Hồ Sỹ Văn đã đánh nhau với Lê Hữu Tê gây thương tích cho Tê với tỷ lệ thương tật là 6%. Việc khởi tố bổ sung đối với Hồ Sỹ Văn về “tội cố ý gây thương tích theo điểm G khoản 1 Điều 104 BLHS” được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C, tỉnh H đã tiến hành sau đó.
Trong quá trình điều tra xác định Văn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C, tỉnh H đã đình chỉ điều tra đối với Văn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ ví dụ trên:
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C, tỉnh H đã tiến hành khởi tố bắt tạm giam đối với Hồ Sỹ Văn về tội cố ý gây thương tích theo điểm g khoản 1 Điều 104 BLHS là sai lầm của Cơ quan điều tra. Do vậy, không thể áp dụng tình tiết “Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam” đối với tội này áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2.3.2. Những vướng mắc quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
* Về trường hợp có nhiều tình tiết định khung hình phạt: khi có nhiều tình tiết định khung việc QĐHP trong trường hợp này cho thấy hiện nay chưa có hướng dẫn rò ràng, thực tế trong xét xử còn rất khó cân nhắc cho công bằng nếu một người phạm tội có nhiều tình tiết định khung tăng nặng.
* Về áp dụng các loại hình phạt:
Qua khảo sát, theo số liệu thống kê và nghiên cứu tác giả nhận thấy: Đây là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT của địa phương, gây tâm ý hoang mang, lo lắng bất an cho nhân dân, loại tội phạm này chiếm tỷ lệ cao trong các loại tội phạm nói chung và nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng. Tuy vậy hình phạt được áp dụng chưa mang tính nghiêm khắc, răn đe, giáo dục đối với người phạm tội, khi đó lại tạo ra tâm lý xem thường pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe của người khác.
Quy định tại các khoản của Điều 104 BLHS 2009 và Điều 134 BLHS 2015 đều có khung hình phạt tù đề có khoảng cách giữa mức khởi điểm của hình phạt với mức tối đa của hình phạt trong nhiều khoản của Điều luật còn rộng nên việc áp dụng trong hình phạt rất khó khăn, từ đó dẫn đến áp dụng không thống nhất, chưa đảm bảo tính công bằng trong QĐHP.
* Về áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, và QĐHP: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 46, 48 BLHS về cơ bản được vận dụng đầy đủ, chính xác tuy vậy khi QĐHP Tòa án theo chủ quan hầu như không
xem xét đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã áp dụng mà chỉ “nhắm chừng” để tuyên mức hình phạt, còn có các vụ án tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội như nhau nhưng mức hình phạt khác nhau không đảm bảo nguyên tắc công bằng trong QĐHP và pháp chế.
Vụ án thứ nhất: Vào ngày 04/5/2014, Trần Ngọc Hà có mâu thuẫn với Phạm Tiến Đạt là người cùng xóm, nên lấy cây búa tìm Đạt để chém nhưng không gặp, khi gặp Hồ Tuấn Lâm, do nghi ngờ Lâm là đồng bọn của Đạt nên dùng búa chém trúng vào tay Lâm, Lâm bỏ chạy. Tổn thương cơ thể gây nên cho Lâm là 21%. Ngày 20/12/2015 trong bản án số 95/2015/HSST của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa đã áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS, áp dụng điểm b, p khoản 1 và khoản 2, Điều 46 BLHS, không có tình tiết tăng nặng nhưng lại tuyên phạt Hà: 6 năm tù là quá nặng.
Vụ án thứ 2: Vào ngày 10/11/2014, Hồ Xuân Thụ cùng một số người bạn đang ngồi uống rượu. Lúc này trong quán cũng có một nhóm khác vừa uống rượu xong tính tiền ra về, trong đó gồm có Phạm Đức, Lê Xuân Sơn và hai người khác. Do có quen nhau trước nên Thụ mời Sơn vào uống tiếp nhưng Sơn từ chối, Đức nói để lát nữa Sơn quay lại, Thụ liền lấy dao mang theo chém Đức nhiều cái làm cho Đức bị tổn thương cơ thể 26%. Tại bản án số 58/2015/HSST ngày 22/5/2015 của Tòa án thành phố Biên Hòa áp dụng khoản 2 Điều 104, điểm b, p khoản 1 và 2, Điều 46 BLHS tuyên xử bị cáo Thụ: 2 năm 6 tháng tù.
Từ ví dụ trong hai trường hợp trên khi so sánh mức hình phạt đối với hai bị cáo đó chúng ta thấy được tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hai bị cáo thực hiện như nhau, nhân thân như nhau, hậu quả tương tự nhau, các tình tiết áp dụng cũng bằng nhau nhưng mức hình phạt của hai bị cáo lại khác nhau, Thụ chưa bằng ½ so với mức hình phạt của bị cáo Hà.
* Hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành: Trong Điều 104 BLHS thì mức hình phạt được quy định còn thiếu sự rò ràng, chưa phân định
rạch ròi. Quy định tại các khoản của Điều luật về mức phạt tối thiểu và tối đa giữa các khung còn trùng lên nhau, chưa có sự liên kết tiếp theo giữa các khoản này với khoản kia. Do đó, khi vận dụng vào thực tế, cơ quan xét xử còn có khoảng điều kiện tùy nghi “xê dịch”.
Về những bất hợp lý khi áp dụng điều luật vào thực tiễn:
Thứ nhất: Theo Điều 134 Bộ luật hình sự mới thì tình tiết định khung “Phạm tội 02 lần trở lên” và “Tái phạm nguy hiểm” chỉ quy định ở Khoản 2, không phải là tình tiết định khung ở khoản 3, khoản 4, khoản 5 với yêu cầu kèm theo mức hậu quả tương ứng. Khi áp dụng Điều 134 Bộ luật hình sự mới vào thực tiễn sẽ phát sinh tình huống một người phạm tội gây ra hậu quả gây thương tích cho 01 người mà tỷ lệ thương tích từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích cho 02 người mà mỗi người tỷ lệ thương tích mỗi người từ 11% đến 30% mà thuộc trường hợp Phạm tội 02 lần trở lên hoặc Tái phạm nguy hiểm thì không bị xét xử theo khoản 3 Điều 134, trong khi đó nếu họ thuộc các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì lại bị xét xử theo khoản 3 Điều 134 (bất cập này phát sinh tương tự khi xảy ra tình huống cần xem xét quyết định hình phạt ở khoản 4, khoản 5 của điều luật). Điều này dễ tạo nên sự không công bằng trong quyết định hình phạt, nhất là việc quyết định hình phạt đối với những trường hợp phạm tội nhiều lần, các đối tượng nguy hiểm, coi thường pháp luật.
Ví dụ 1: Nguyễn Văn K (nhân thân tốt, lần đầu phạm tội) phạm tội gây tổn hại sức khỏe cho Trần Văn T là 35%, do K gây thương tích cho T xuất phát từ những mâu thuẫn, hiểu nhầm của K khi T thực thi hoạt động công vụ liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của K. Do vậy Nguyễn Văn K bị xét xử theo điểm c khoản 3 Điều 134 với khung hình phạt từ 05 năm đến 10 năm (tương tự như vậy, nếu tỷ lệ thương tích của T là 61% thì K bị xét xử theo khoản 4 Điều 134)