Truyền Thống Bảo Vệ Và Thực Thi Chủ Quyền Biển Đảo Tại Miền Trung Trước Triều Nguyễn

nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...

+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triên kinh tế-xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

+ Các đảo gần bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ đề bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...

+ Quần đảo Hoàng Sa (nay là huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng) là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây.

Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi 123 là hải lý. Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.

Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, có cây cối, chim và rùa biển sinh sống.

Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có

tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía bắc Biển Đông.

+ Quần đảo Trường Sa: Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa). Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và các Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết)

270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 6o 2’ vĩ B, 111o28’ vĩ B, từ kinh độ 112 o Đ, 115 o Đ1.4 trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2. Về số lượng đảo, theo thống kê của Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển, thuộc Ban Biên giới Chính phủ) năm 1988, gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính). Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ Quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm các cụm chính kể từ bắc xuống nam: cụm Song Tử, Thị Tứ, Loai Ta, Nam Yết hay Ti Gia, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Bình Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đảo ở miền Trung được đánh giá là án ngữ nhiều tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới và khu vực, năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông bao gồm các con đường từ Tây Âu, bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy- ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân, con đường hàng hải bắc Thái Bình Dương từ tây bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á, con đường từ Đông Á đến Úc và Niu Di Lân, và từ Đông đến Trung Đông. Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo... phụ thuộc vào các tuyến hàng hải này.

Với vị trí quan trọng của nó, từ trong lịch sử, vùng biển Việt Nam nói chung, miền Trung nói riêng đã được cha ông chú ý khai thác và bảo vệ, thực thi chủ quyền lãnh thổ như là một phần máu thịt của quốc gia Đại Việt.

Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 4

1.2. TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TẠI MIỀN TRUNG TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN

1.2.1. Truyền thống bảo vệ biển

Trước khi miền Trung về với Đại Việt thì đây là địa bàn được làm chủ bởi người Chămpa, một dân tộc có truyền thống hướng biển và làm chủ mặt biển. Người Chămpa rất giỏi nghề đi biển, điều đó được khẳng định như một tất yếu. Kỹ thuật đóng thuyền đi biển của người Chămpa đạt đến trình độ kỹ thuật cao. Họ có tiếng hung bạo trên biển, làm chủ mặt biển và bố trí lực lượng dự phòng tại các cửa biển. Theo Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, năm 1044, thuyền chiến nhà Lý khi tới cửa Tư Dung thì "nghe tin Chiêm Thành đem quân và voi bày trận ở bên nam sông Ngũ Bồ" [102: 308]. Muộn hơn, năm 1069, Lý Thường Kiệt tiên phong đem 5 vạn quân đi đường thủy vào đánh Champa, "đến cửa Nhật Lệ [cửa Động Hải] thuyền quân bị thủy quân Chiêm Thành chặn đánh... Cửa Nhật Lệ rộng, sâu, chiến thuyền lớn vào được, thủy quân Chiêm Thành tập trung ở đó để bảo vệ lãnh thổ, sau này thủy quân Việt vào đánh Chiêm Thành cũng ghé ở đó" [98: 44-45]. Như thế cũng cho thấy sự phòng thủ của Chămpa là ở cửa biển lớn, sẵn sàng bảo vệ và nghênh chiến với thuyền chiến Đại Việt. Vào giai đoạn sau thì sự phòng thủ của Chămpa trở nên suy giảm, đến nỗi thời Trần Anh Tông, có lần Đoàn Nhữ Hài đi sứ đến Trà Bàn, đến cửa biển Ti Ni (tức cửa Thị Nại) của Chămpa là nơi thương thuyền các nơi tụ tập đông, tuyên bố việc cấm buôn bán rồi đem bảng yết thị treo lên. Với lực lượng yếu dần, quân Chămpa thường quấy phá, cướp bóc nhân dân ven biển Đại Việt nhưng không có khả năng ở lại mà thường rút lui.

Vào giai đoạn đất nước chia cắt, tình hình chiến tranh trong các thế kỉ XVI- XVII, cùng với nhu cầu bảo vệ, thực thi chủ quyền vùng biển trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây đã thúc đẩy quân thủy phát triển mạnh theo hai hướng: tăng cường trang bị và khả năng chiến đấu; mở rộng phạm vi hoạt động trên biển [191: 421]. Tuy nhiên, do đặc điểm chung của phương Đông, hoạt động bảo vệ biển thời kỳ này lại không thể hiện rõ nét và chưa chuyên nghiệp. Các tác giả Quân thủy nhận xét: "mặc dù có hoạt động trên biển, nhưng cho đến trước thế kỷ XVII, vùng biển phương Đông này không mấy khi đặt ra nhu cầu giành giật hay bảo vệ quyền lợi trên biển một cách bức bách và thường xuyên như Địa Trung Hải đương thời.

Không có những bộ phận lớn thường trực trên biển là nét chung của lực lượng vũ trang phương Đông cho đến tận thời cận đại" [191: 423]. Theo tác giả Trần Quốc Vượng, thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng là thời kỳ “phục hưng của các cảng thị miền Trung”, và đây cũng là bước đột phá đặc biệt, chính vì vậy việc phòng thủ cũng phải gắn liền. Tấm bản đồ Giáp Ngọ niên bình Nam đồ cho biết cảng thị và đồn phòng thủ Đàng Trong rất nhiều [14]. Theo A. de Rhoded, thời kỳ này có khoảng 200 thuyền, tập trung ở ba nơi chính: một là bến con sông lớn (sông Gianh) 68 chiếc, hai là Kẻ Chiêm, ba là ở biên giới nước Chàm (Chămpa) vùng Khánh Hoà ngày nay [174: 45].

Chúa Nguyễn bố trí lực lượng thủy quân trên ba vùng chiến lược nhằm chống sự đe dọa từ phương Bắc (quân Trịnh), phương Nam (Chămpa) và một lực lượng bảo vệ cửa biển "Kẻ Chiêm", đại diện cho mặt kinh tế, thương mại và là vùng "yết hầu" của chúa. Cristoforo Borri cho biết người Đàng Trong rất thành thạo trong nghệ thuật sử dụng các đại bác và thủy chiến: “họ biết nạp đạn và bắn giỏi hơn cả người Âu Châu. Họ tự huấn luyện để đảm bảo khả năng bằng các cuộc thực tập liên tục và các cuộc bắn bia, họ khá thành công vì thế họ kiêu ngạo về chuyện đó và tự tán tụng giá trị của mình; khi các tàu Âu Châu đến hải cảng của họ, các thủy binh của nhà vua liền thách đố các xạ thủ của chúng ta, những người này biết rằng không thể so sánh với họ nên tránh cuộc thách thức chừng nào họ tránh được” [12: 401]. Ông cho biết thêm, người Đàng Trong “có hơn 100 chiến thuyền. Và như thế họ trở nên mạnh trên mặt biển” [12: 402].

Về huấn luyện thủy quân, sử nhà Nguyễn cho biết, tháng 7.1642, “một hôm chúa ngự thuyền đi chơi cửa Eo [Thuận An ngày nay], thấy thủy quân không được chỉnh tề, bèn ra lệnh ba huyện Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang làm trường thao diễn thủy quân... Từ đấy trở đi thủy quân đều tinh luyện" [149: 55]. Các chúa Nguyễn cho xây dựng những căn cứ hải quân, tác giả Huỳnh Lý cho biết: "Tôi đã xem một bản đồ tình báo của một hạm trưởng Pháp gửi lên Bộ trưởng bộ Hải quân, vẽ năm 1757, vẽ vùng bờ biển từ Huế và cửa Thuận, vào đến Hội An và Thanh Chiêm, trong đó vẽ cả sông Hương, sông Cổ Cò từ vịnh Đà Nẵng vào Hội An và sông Thu Bồn cho đến Thanh Chiêm. Chúng ta biết rằng Thanh Chiêm là trại Thủy Quân, cũng là nơi ta thu thuế các tàu buôn. Trong bản đồ ấy chúng có vẽ cả thuyền

chiến của ta, nhìn ngang, nhìn dọc và nhìn từ đằng lái- Mỗi be thuyền có 25 tay chèo, và chúng bảo dài độ 45m, rộng 4,5m, có hai đại bác nhẹ” [106: 106].

Dưới thời chúa Nguyễn, tài liệu ghi nhận những chiến công trong việc bảo vệ vùng biển đảo, chống lại sự đe dọa của các thế lực bên ngoài. Tài liệu cho thấy các chúa Nguyễn sẵn sàng bảo vệ vùng biển của mình như năm 1559, tàu Tây Ban Nha đã bị lực lượng phòng hải của chúa cảnh cáo: "mờ sáng ngày 3.9.1559, quân Tây Ban Nha thấy cả một rừng lưỡi giáo tua tủa quanh các núi trọc nơi đậu thuyền, đồng thời có nhiều chiếc thuyền mang chất cháy đi hàng ba nhằm thẳng tàu Tây Ban Nha tiến tới; cùng lúc đó, pháo từ các đồn lũy trên bờ phát hỏa. Cảm thấy bị phục kích và tiến công, hạm thuyền Tây Ban Nha vội bỏ chạy và nhờ trận gió tây, quân Tây Ban Nha mới thoát nạn" [93: 89]. Năm 1585, một sự nhầm lẫn nhưng cũng đáng lưu ý về sức mạnh thủy quân. Đại Nam thực lục tiền biên chép: “Năm Ất Dậu (1585), bấy giờ có tướng giặc nước Tây dương hiệu là Hiển Quý đi 5 chiếc thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ 6 lĩnh hơn 10 chiếc thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, đánh tan 2 chiếc thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy... từ đó giặc biển im hơi" [149: 32]. Sự kiện này, tác giả Nguyễn Thế Anh vẫn cho rằng đó là hải tặc: "sự thật là hải tặc người Nhật, Shirahama Kenki, sẽ còn được nhắc đến 16 năm sau trong một lá thư chúa Nguyễn Hoàng gửi năm 1601 cho Ieyasu" [1]. Sau này sự việc được xác định là "đánh nhầm" vào thuyền của một thương gia Nhật Bản. Bên cạnh hai cuộc đụng độ trên còn có hai cuộc đối đầu khác diễn ra tại vùng biển Đàng Trong mà phần thắng thuộc về thủy quân chúa Nguyễn. Một cuộc diễn ra giữa quân chúa Nguyễn với tàu chiến Hà Lan vào giữa thế kỷ XVII và một cuộc đụng độ khác diễn ra vào đầu thế kỷ XVIII với việc quân chúa Nguyễn đã đẩy lui quân Anh muốn xâm chiếm Côn Đảo [40], [42].

Dưới thời Tây Sơn, tuy thời gian tồn tại không dài nhưng triều đại này rất chú trọng tăng cường thủy quân theo hướng quân thủy biển. Theo các tác giả Quân thủy, để làm được điều đó Tây Sơn đã tập trung vào bốn việc chính: 1. Tăng cường hệ thống bố phòng các cửa biển và hải cảng; 2. Đóng thêm thuyền chiến lớn và các biện pháp nhằm tăng sức chiến đấu của thuyền chiến; 3. Sử dụng “cướp biển”; 4. Khai thác kỹ thuật quân sự phương Tây. Tây Sơn đã nhiều lần ban chiếu chiêu dụ lực lượng tàu ô, kêu gọi họ sớm đầu hàng sẽ “mở lòng bao dung, tùy tài cất dụng”. Tác

giả Nguyễn Quang Ngọc trong một bài viết đã cho rằng đó là một chính sách quan trọng và có hiệu quả của vương triều này: “Qui thuận những người Trung Quốc xiêu dạt sống gửi trên mặt biển và sử dụng họ tham gia vào công việc giữ gìn Biển Đông là một chính sách quan trọng và có hiệu quả cao của vương triều Tây Sơn” [117].

Như vậy mặc dù có sự quan tâm khác nhau nhưng các triều đại quân chủ Việt Nam luôn chú ý đến phòng thủ ở các cửa biển, vùng biển chiến lược. Bên cạnh hệ thống phòng thủ là việc thường xuyên trang bị thuyền chiến, vũ khí. Và dĩ nhiên họ sẵn sàng thực thi chủ quyền khi cần thiết.

1.2.2. Quản lý và khai thác nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trước triều Nguyễn

Trong các bản đồ, thư tịch cổ của nước ta đều có những ghi chép khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc phần lãnh thổ do các triều đại phong kiến Việt Nam quản lý, khai thác. Đây là hai quần đảo nằm xa bờ, không phải là dải cát ven biển miền Trung kéo dài từ cửa Nhật Lệ (Quang Bình) tới Tư Dung (Thừa Thiên Huế) thường được gọi là “Đại Trường Sa”, “Tiểu Trường Sa”. Tác giả Phan Huy Lê đã nhấn mạnh rằng, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với dải cát Đại Trường Sa, Tiểu Trường Sa: “Đại Trường Sa đã xuất hiện từ thời Lý để chỉ dải cồn cát ven biển từ cửa Nhật Lệ (Đồng Hới, Quảng Bình) đến cửa Tư Dung (Tư Hiền, Thừa Thiên Huế). Sau khi cửa Eo bị vỡ thì dải cồn cát từ Cửa Việt (Quảng Trị) đến cửa Tư Dung gọi là Tiểu Trường Sa” [101: 7]. Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Nguyễn Nhã cho rằng: “Bãi Cát (Kát) Vàng hay Cồn Vàng là gốc từ chữ Nôm, Hoàng Sa gốc từ chữ Hán, đều đồng nghĩa (Sa = Cát, Hoàng = Vàng; Trường = Dài; Đại = Lớn; Vạn Lý = Vạn Dặm; bãi là chỗ đất nổi lên ở ven hay giữa sông, biển; cồn là gò đống nổi lên ở giữa sông hay biển. Danh xưng từ chữ nôm "Cát Vàng" rất được thông dụng trong dân gian, được dân gian đặt tên sớm. Tên gọi từ chữ Hán “Hoàng Sa” được giới nho sĩ dịch và viết ra về sau. Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel vào đầu thế kỷ XVI, khi ấy người phương Tây chưa biết đến các đảo ở phía nam mà sau này gọi là Trường Sa; trên bản đồ thường ghi “I de Pracell” như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồVan Langren (1595)… Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải.

Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác định rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Paracel ở phía bắc với quần đảo ở phía nam mà sau này đến thập niên 40 trong thế kỷ XX người Pháp mới gọi là Spratly chỉ chung cho quần đảo Trường Sa [124: 1].

Đồng thời với quá trình Nam tiến của dân tộc, các chúa Nguyễn đã tiếp tục quản lý các quần đảo ngoài khơi. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn được người Việt khai thác và quản lý từ rất sớm và được coi như một nhóm các đảo ngoài khơi. Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư được Đỗ Bá Công Đạo vẽ năm Chính Hòa thứ 7 (1686) có ghi chép về việc quản lý và khai thác của chúa Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa. Ở tập bản đồ này, phần phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi ở phía biển có vẽ “Bãi Cát Vàng” và có lời chú giải nói rõ việc họ Nguyễn quản lý và khai thác “Bãi Cát Vàng”: “…Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ra đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều bị chết đói cả. Hàng hóa đều vứt bỏ ở đó. Mỗi năm vào tháng cuối Đông, họ Nguyễn đưa 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa, của cải, phần nhiều được vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đó thì một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đó thì nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mỗi…” [168].

Trong Đại Nam thực lục tiền biên, ghi về thời điểm năm 1711, lần đầu tiên nói đến địa danh Trường Sa. Sách chép: “mùa hạ tháng 4, sai đo bãi cát Trường Sa (Trường Sa hải chử) dài ngắn rộng hẹp bao nhiêu” [149: 126]. Địa danh Trường Sa tiếp tục được nói đến trong sách này vào năm 1754, cho biết Hoàng Sa “tục gọi là Vạn Lý Trường Sa” [149: 164].

Trong các ghi chép của các nhà hàng hải phương Tây luôn xem các quần đảo giữa Biển Đông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong do chúa Nguyễn quản lý. Tác giả Nguyễn Quang Ngọc cho rằng: “Các nhà hàng hải phương Tây đã có nhiều ghi chép và vẽ bản đồ xác định vùng quần đảo giữa Biển Đông là Baixos de Chapar (Bãi đá ngầm Chămpa) hay Pulo Capaa (Đảo của Chămpa) và đoạn bờ biển tương đương với khu vực từ cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam) đến cửa biển

Sa Kỳ (Quảng Ngãi) được gọi là Costa da Pracel (Bờ biển Hoàng Sa). Bước sang thế kỷ XVII, số lượng tàu thuyền của người phương Tây đi đến vùng biển này thường xuyên hơn và nhận thức của họ về các quần đảo giữa Biển Đông cũng phong phú và chính xác hơn. Nhiều tư liệu chép đến các vụ đắm tàu ở Paracel được người Đàng Trong ra tận nơi cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về Quảng Nam. Chính quyền Đàng Trong đã dành cho mình quyền giải quyết hậu quả và xử lý các hàng hoá tiền bạc trên các tàu bị đắm ở Hoàng Sa. Chính vì thế mà vào năm 1701, các giáo sĩ người Pháp trên tàu Amphitrite khẳng định: "Paracel là một quần đảo thuộc về vương quốc An Nam" [119].

Trong sách Hải ngoại kỷ sự của nhà sư Thích Đại Sán, người Trung Quốc sang Đàng Trong năm 1695 có 3 đoạn miêu tả về Vạn Lý Trường Sa, trong đó có viết: “Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào” [161]. Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho rằng đoạn văn trên không nên dịch là “thuyền đánh cá” mà nên dùng “thuyền lớn” (điếu xá) sẽ hợp hơn với bối cảnh đoạn văn [137: 80].

Những tư liệu được chép trước thế kỷ XIX hầu hết có những nội dung tương tự như trên. Đó là đều có miêu tả về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa giữa Biển Đông do các chúa Nguyễn quản lý. Bên cạch đó các tài liệu cũng cho biết về cũng như cơ cấu, chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa lúc bấy giờ. Trong các ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trước triều Nguyễn thì sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết vào năm 1776 có thể xem là đầy đủ nhất. Sách này chép: "Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré...; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải.... Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí