Bối Cảnh Cảnh Lịch Sử Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802-1885

về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản...

Hoàng Sa chính gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền đánh cá Bắc Quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hoá nói rằng: năm Kiền Long thứ 18 có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh đội Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán. Nguyễn Phúc Chu (Nguyễn Phúc Khoát?) sai cai bạ Thuận Hoá là Thức Lượng hầu làm thư trả lời" [75: 116-120]. Khảo tả của Lê Quý Đôn có thể xem là một ghi chép hoàn chỉnh về vị trí, đặc điểm của các quần đảo mà ông chép là đảo Đại Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa từng được đội Hoàng Sa của chúa Nguyễn hàng năm đều tới quản lý, khai thác.

Sách Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) [66], bộ chính sử biên soạn thời Lê - Trịnh, hay về sau là Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí trong đó những ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa cũng có nội dung tương tự ghi chép của Lê Quý Đôn. Trong đó sách Đại Nam thực lục tiền biên chép về một sự việc đội Hoàng Sa ra đảo chẳng may gặp nạn, dạt vào hải phận Quỳnh Châu của nhà Thanh và được cứu giúp: “Năm 1754, mùa Thu, tháng 7, dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi cho đưa về. Chúa sai viết thư [cám ơn]” [149: 164].

Qua sự việc trên cho thấy việc đội Hoàng Sa ra đảo không có sự tranh chấp nào. Cũng nhân việc này, sách nói rõ thêm về quần đảo Hoàng Sa cũng như công tác khai thác, quản lý của đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời chúa Nguyễn (Quốc sơ) như sau: “Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130

bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn Lý Trường Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản)” [149: 164].

Các thư tịch cổ của Việt Nam luôn xếp Hoàng Sa – Trường Sa vào phần hình thể, cương vực vùng biển. Bên cạnh đó nhiều văn bản hiện còn lưu trữ trong dân gian ở phường An Vĩnh tại Cù Lao Ré, nay thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (do Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân phát hiện) cũng bổ sung thêm tư liệu về việc quản lý và khai thác tại Hoàng Sa. Đó là đơn của ông Hà Liễu, cai hợp phường Cù Lao Ré, xã An Vĩnh, xin chính quyền Tây Sơn cho phép chấn chỉnh đội Hoàng Sa tiếp tục hoạt động. Tờ chỉ thị ngày 14 tháng 2 Thái Đức năm thứ 9 (1786) của quan Thái phó Tổng Lý Quân Binh Dân Chư Vụ Thượng Tướng Công đốc suất công việc của đội Hoàng Sa... Đơn của phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh ngày 15 tháng Giêng năm 1776, lưu tại nhà thờ họ Võ thôn Tây xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói rõ đội Hoàng Sa đã có lịch sử lâu đời và bên cạnh chức năng thu lượm hoá vật, hải vật còn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an toàn vùng biển đảo: "Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương... Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp..." [119].

Có thể nói việc quản lý và khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước thế kỷ XIX đã được ghi chép trong các thư tịch trong và ngoài nước. Các tư liệu đều khẳng định từ đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã quản lý và khai thác tại đây. Đây là công việc do nhà nước quản lý và đội Hoàng Sa, Bắc Hải thực thi nhiệm vụ. Hàng

năm vào lúc thuận gió, từ tháng 3 đến tháng 8 họ lại ra biển để làm nhiệm vụ của Nhà nước giao phó. Họ đã xác định được tại đây có hơn 130 bãi cát và hải trình đi tới các hòn đảo như thế nào. Bên cạnh đó, họ tổ chức thu lượm hóa vật, sản vật đem về phủ Phú Xuân giao nộp. Hoạt động này diễn ra thường xuyên, được duy trì dưới thời Tây Sơn và được kế tục, nâng cao hơn dưới triều Nguyễn.

1.3. BỐI CẢNH CẢNH LỊCH SỬ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Vào đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn được thành lập, khôi phục và củng cố chế độ quân chủ tập quyền trong bối cảnh thế giới đang có bước chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật quân sự. Đây là thời đại của các nước tư bản phương Tây ráo riết tranh giành thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Nhiều nước phương Đông lần lượt bị thôn tính, điều đó đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Với vị trí nằm bên bờ Biển Đông, từ rất sớm các thế lực phương Tây trong quá trình tìm kiếm thị trường, thuộc địa đã rất mong muốn có được mảnh đất màu mỡ này. Cuộc chiến tranh giành thị trường và thuộc địa ở phương Đông giai đoạn đầu thuộc về người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha đã chiếm Goa năm 1510, Malacca (1511), dòm ngó Trung Quốc (1514), Philippin (1521). Sau người Bồ Đào Nha là Hà Lan, Anh. Năm 1702, người Anh từng xâm chiếm Côn Đảo nhưng đã bị thủy quân chúa Nguyễn dùng kế đẩy lui một năm sau đó [42].

Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 5

Nhìn chung, từ những cuộc thăm dò thị trường, mở thương điếm đến việc tìm cách áp đặt thuộc địa ở phương Đông đã trở thành con đường quen thuộc của tư bản phương Tây tại phương Đông. Trong cuộc đua này, tư bản Pháp tuy tới muộn nhưng lại thành công trong cuộc xâm lược Việt Nam vào thế kỷ XIX.

Người Pháp tới Việt Nam muộn hơn. Cơ hội để người Pháp tìm cách xâm chiếm Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn khi Nguyễn Ánh giao con trai của mình là Hoàng Tử Cảnh cho giám mục Pigneau de Behaine (Adran - Bá Đa Lộc) làm con tin qua Pháp cầu viện. Trong một bức thư của Bá Đa Lộc viết ngày 20.3.1785, đã cho thấy rõ âm mưu của người Pháp trong thương vụ chính trị này: “nếu sau này cha cậu (chỉ Nguyễn Ánh) đi với phía người

Ăng Lê hay phía người Hoa Lang để nhờ họ giúp ông ta phục quốc thì quý cha sẽ cảm thấy là cái việc mà chúng ta có thể làm cho cậu con trai của ông ta ít ra cũng sẽ hữu ích vô cùng” [88: 389]. Tham vọng của Bá Đa Lộc đã được thể hiện như thế. Tuy nhiên rất may là mọi việc không xuôi chèo mát mái, những điều khoản từ Hiệp ước với Pháp không được thực thi, những ràng buộc không có điều kiện thực hiện nhưng dù sao, người Pháp vẫn có cớ lui tới, ít nhất là sâu hơn những người phương Tây đương thời.

Sự chi viện của Pháp không bao giờ được thực hiện nhưng với sự nỗ lực của Bá Đa Lộc và những kẻ phiêu lưu, Nguyễn Ánh vẫn nhận được một số giúp đỡ nhất định. Trong quân đội của Nguyễn Ánh từ khi còn ở Gia Định đã sử dụng những thuyền chiến, chiến thuật và cả chỉ huy là người phương Tây. Các cuộc hành quân của ông, cũng được đánh giá là theo binh pháp kiểu phương Tây. Chính Nguyễn Ánh – Gia Long và các vua kế nghiệp hiểu rõ hơn ai hết ý đồ của các nước phương Tây lúc bấy giờ để đưa ra những biện pháp ứng phó.

Trong quan hệ với Pháp, triều Nguyễn vốn đã có chút “duyên nợ” từ trước nên khi thành công vua Gia Long cũng không dễ từ chối quan hệ với họ. Gia Long đã tiếp tục sử dụng một số người Pháp cho làm quan trong triều đình như một sự đền ơn. Tuy nhiên, sang đến thời Minh Mạng thì sứ mạng của những vị quan này không còn, họ đã về nước trong sự thất bại bởi không thể là cầu nối giữa Pháp và Việt Nam.

Trong quan hệ với người Anh, năm 1804 phái đoàn Anh đã tới Việt Nam muốn thiết lập quan hệ, “dâng biểu xin thông thương” nhưng Gia Long đã từ chối: “Tiên vương kinh dinh việc nước không để người Hạ lẫn người Di, đó thực là cái ý đề phòng từ lúc việc còn nhỏ. Người Hồng Mao [chỉ người Anh] gian giảo, trí trá, không phải nòi giống ta, lòng họ khác hẳn, không cho ở lại, ban cho ưu hậu mà khiến về…”. Sau đó họ đã hai ba lần dâng thư nhưng vua Gia Long vẫn kiên quyết không cho [149: 603]. Dưới thời Minh Mạng, người Anh tiếp tục tới xin thông thương nhưng vẫn không thu được kết quả.

Hoa Kỳ cũng từng muốn đặt quan hệ với Việt Nam. Năm 1820, John White đến Gia Định. Năm 1832, Edmond Roberts đến Việt Nam trình quốc thư nhưng Minh Mạng không tiếp. Không nản chí, năm 1836, Edmond Roberts mang theo quốc thư trở lại nhưng vẫn không thành. Tuy nhiên, càng về sau, trước tình hình thế giới có


29

nhiều biến đổi, nhất là bài học của các nước xung quanh kể cả Ấn Độ, Trung Quốc đã làm cho các vua Nguyễn thấy bất ổn. Đến cuối thời Minh Mạng, ông đã nhiều lần cử các phái đoàn công tác ra bên ngoài vừa để mua hàng hóa nhưng chủ yếu là nắm tình hình thế giới. Phái đoàn của Minh Mạng cử đi từng tới Pháp, Anh nhưng không được đón tiếp và không thu được kết quả nào bởi tình hình đã khó khăn hơn.

Nhìn chung âm mưu xâm lược của các nước phương Tây, chủ yếu là Pháp vào Việt Nam là cả một quá trình, qua nhiều thời gian. Bước vào thế kỷ XIX, thủ đoạn của chúng càng nham hiểm và mạnh mẽ hơn, điển hình là các cuộc mang tàu chiến tới đòi thi hành Hiệp ước, đòi tự do tôn giáo và mở cửa thông thương. Những va chạm của thuyền chiến phương Tây với quân đội nhà Nguyễn tại các cửa biển miền Trung những năm giữa thế kỷ XIX cho biết điều đó. Thực tế, họ chưa thực hiện ý đồ xâm lược do một số lý do nội tại chứ không hẳn e sợ sức mạnh phòng ngự của quân đội nhà Nguyễn.

Đứng trước tình hình thế giới nhiều chuyển biến mạnh mẽ thì ở trong nước, Triều Nguyễn vẫn xây dựng và điều hành đất nước theo lối bảo thủ. Hệ tư tưởng Nho giáo đã chi phối cách nhìn và cách thực hành của vua tôi nhà Nguyễn khi tự xem mình là nhất thiên hạ. Triều Nguyễn cũng thực thi chính sách cấm đạo, giết đạo một cách không phân biệt. Tuy vẫn để các thương thuyền phương Tây lui tới buôn bán nhưng không giao thương chính thức, nhất là với các nước phương Tây là chủ trương nhất quán của triều Nguyễn.

Chúng tôi phát hiện trong Châu bản triều Nguyễn điều đặc biệt là tư tưởng hạn chế giao thiệp với Pháp đã được định sẵn từ hồi Nguyễn Ánh còn ở Gia Định, Hoàng Tử Cảnh (Anh Duệ Hoàng thái tử) còn sống. Chính Hoàng Tử Cảnh từng có hồi đáp người Pháp rằng: “Các vị đã từng nhận chức quan nước ta, đã được thiết đặt nhiều chức vụ quan trọng, cho thông thương buôn bán, hậu đãi rất nhiều. Nay, ngoài vùng biển ta có bọn hải tặc lộng hành, các vị xin được đi dẹp loạn, điều đó là tốt. Việc buôn bán, trao đổi thông thương qua lại thì không vấn đề gì, song việc thiết lập phố xá lâu dài thì không thể đồng ý. Bởi, nước ta đã có điều lệ rằng: người ngoại quốc không được thiết đặt phố xá, cư ngụ lâu dài ở trong nước ta. Đấy là qui tắc của vương triều, thống nhất rõ ràng trước nay, từ triều quan cho đến dân dã đều phải tuân thủ. Bởi thế, quan lại ở địa phương không được phép tự tiện đồng ý cho người


30

các nước thiết lập phố xá cư trú lâu dài trên đất của vùng đó. Thứ nữa, việc qúi quốc buôn bán nhiều vật hạng là điều tốt nhưng trong đó có Nha phiến – một trong những vật hạng thuộc quốc cấm của nước ta – cùng các loại trân châu, dị thảo, điều đó là sai với qui định. Vậy, đề nghị các vị không được phép buôn bán những loại này trên lãnh thổ nước ta. Người trong nước có truyền thống lấy nông nghiệp làm nghề chính yếu, làm ruộng nương và trồng dâu nuôi tằm đã trở thành phương kế sinh nhai bao đời nay. Vậy nên, việc thu mua vật hạng, thiết lập phố thương, làm đảo lộn cuộc sống của dân cư nước ta đấy là điều nên tránh” [53: tập 112, tờ 86]. Hồi đáp của Hoàng Tử Cảnh cho thấy sự cứng rắn trong tư tưởng của ông đối với người Pháp, làm đảo ngược những suy nghĩ của giới nghiên cứu vẫn thường coi ông là người có tư tưởng thân Pháp. Tư tưởng hạn chế giao thương đó vẫn tiếp tục duy trì về sau, khi thuyền Tây đến xin thông thương thì vua Nguyễn vừa tự cao, vừa lo sợ họ có ý khác nên tìm lý do thoái thác: “Tiên vương kinh dinh việc nước không để người Hạ lẫn người Di, đó thực là cái ý đề phòng từ lúc việc còn nhỏ” [149: 603].

Các vua Nguyễn đã luôn coi phương Tây có những đe dọa tiềm tàng đối với an ninh và rối loạn tư tưởng thống trị là Nho giáo. Kinh tế trong nước vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân khó khăn. Phong trào đấu tranh nông dân diễn ra liên tục, ngày càng lan rộng đã làm suy giảm sức mạnh của chính quyền và của cả dân tộc. Trong bối cảnh đó, mặc dù triều Nguyễn nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn buộc phải thực thi một số chính sách về quốc phòng, an ninh nói chung, phòng thủ biển nói riêng nhưng nhìn chung không đủ để vươn tới tầm khoa học kỹ thuật của thời đại.

Vào giai đoạn sau, nhất là từ cuối thời Thiệu Trị, khi sự thăm dò và đụng độ của thực dân phương Tây với tại các cửa biển miền Trung đã ngày một tăng. Nguy cơ của một cuộc chiến xâm lược đã rõ thì quan hệ của triều Nguyễn với phương Tây trở nên căng thẳng. Vua Nguyễn cũng thấy được sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa việc bố phòng cửa biển và tăng cường tuần tra, thể hiện ý chí sẵn sàng nhưng vẫn chỉ dừng lại ở cách phòng thủ truyền thống mà không có những giải pháp mang tính đột phá, thể hiện sự lúng túng trong cách ứng phó với phương Tây.

Sang thời Tự Đức, cuộc chiến bảo vệ đất nước mới thực sự bắt đầu. Tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào cảng Đà Nẵng, nơi hệ thống


31

phòng thủ vùng biển được xem là mạnh nhất nhưng chúng không mất quá nhiều thời gian để làm chủ thế trận. Chúng chỉ thực sự khó khăn khi cố tiến sâu vào bên trong cũng như tìm một lối đi đến Huế không trở thành hiện thực. Cầm chân được liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Đà Nẵng sau 18 tháng kiên trì kháng chiến là thành công lớn của vua tôi nhà Nguyễn.

Kể từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công xâm lược tại Đà Nẵng năm 1858 đến khi Pháp chiếm được Kinh đô Huế năm 1885 là một quá trình kéo dài 27 năm. Trong khoảng thời gian này có lúc hòa hoãn, lúc căng thẳng. Trong lúc mục tiêu xâm lược của kẻ thù là không đổi thì phía triều đình Huế các về sau càng có sự phân hóa rõ rệt trong tư tưởng đánh Pháp. Sự phân hóa tư tưởng nên chiến hay hòa thể hiện sự lúng túng trong ứng phó với quân xâm lược trong khi trên chiến trường quân Pháp hoàn toàn chiếm ưu thế. Triều đình Huế từng bước nhân nhượng rồi đi đến ký các hiệp ước đầu hàng rồi cuối cùng dâng toàn bộ đất nước cho Pháp.

Nhìn chung sau khi tái lập, triều Nguyễn đã khôi phục chế độ quân chủ trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi. Các vua đầu triều nguyễn từ Gia Long tới Tự Đức đều có tinh thần dân tộc trong ý thức về chủ quyền, lãnh thổ, không chỉ trên đất liền mà chú trọng cả về biển đảo, ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng thủ, bảo vệ đất nước. Tuy vậy, đây cũng là giai đoạn sự bùng nổ các mẫu thuẫn xã hội và các cuộc khởi nghĩa nông dân lan rộng đã làm sức mạnh của dân tộc suy giảm trong bối cảnh phải tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Tây.

1.4. BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG TRONG TẦM NHÌN QUỐC PHÒNG - AN NINH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Cương vực lãnh thổ Việt Nam có một quá trình mở rộng qua hàng trăm năm Nam tiến, trong đó quá trình lâu dài và bền bỉ nhất chủ yếu diễn ra tại các tỉnh miền Trung. Miền Trung vừa có đất đứng chân, vừa có biển cả trải rộng. Các tỉnh miền Trung bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa tới Bình Thuận ngày nay nhưng vùng Thanh

- Nghệ - Tĩnh không thuộc quá trình Nam tiến mà là đất cũ của Đại Việt. Vùng đất tương đương các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị được sát nhập vào Đại Việt thời Lý. Sang thời Trần, lãnh thổ được mở rộng tới đèo Hải Vân. Đầu thời Hồ, có khi lãnh thổ được mở rộng tới Quảng Ngãi, tuy thế, sau thất bại của cuộc kháng chiến chống

quân Minh xâm lược, vùng đất này nhanh chóng bị quân Chămpa giành lại. Thời Hậu Lê, lãnh thổ được mở rộng tới đèo Cù Mông, có ý kiến cho rằng đội quân của Lê Thánh Tông thậm chí đã tới núi Đá Bia, Phú Yên ngày nay. Sang thời chúa Nguyễn, do áp lực cuộc chiến tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài nên công cuộc tiến về phương Nam được đẩy mạnh hơn lúc nào hết, lãnh thổ phía Nam của dân tộc cũng vì thế mà được mở rộng, trong đó có các tỉnh miền Trung còn lại như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

Qua quá trình cải cách hành chính, các tỉnh miền Trung nhiều lần được tách, nhập, thay đổi tên gọi. Mãi đến cuộc cải cách hành chính lớn dưới thời vua Minh Mạng, tên gọi các tỉnh mới được ổn định như ngày nay. Do đặc điểm lịch sử, các tỉnh miền Trung được ví như chiếc “đòn gánh” gánh hai đầu đất nước. Đây là vùng đất có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi vô số các con sông chảy từ Tây sang Đông tạo nên nhiều cửa biển, vừa là cánh cửa thông thương ra bên ngoài vừa là chỗ hiểm yếu để tổ chức hệ thống phòng bị đất nước chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Bên cạnh đó, miền Trung có vùng biển dài và rộng nhất đất nước, có nhiều đảo và quần đảo chiến lược mà càng đi sâu khám phá các chính quyền phong kiến Việt Nam càng đánh giá cao vai trò của biển đảo cũng như ý thức rõ ràng về vùng lãnh thổ rộng lớn và đầy tiềm năng này.

Với vai trò quan trọng, có tính địa chính trị, chiến lược, miền Trung không chỉ giúp các chúa Nguyễn “vạn đại dung thân” mà còn là cơ sở quan trọng để mở mang đất đai, là bàn đạp giúp các triều đại phong kiến tiến dần từng bước xuống phía Nam và cả Nam Bộ. Với vai trò quan trọng đó, ngay sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất, Gia Long đã lựa chọn chốn đóng đô tại đây, ông lấy Phú Xuân làm trung tâm để xây dựng đất nước. Gia Long từng khẳng định vị trí này là đắc địa: “Kinh sư là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam - miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm; đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngăn” [141: 13]. Vua Minh Mạng cùng đồng quan điểm đó khi đánh giá rất cao vị thế hiểm yếu của Phú Xuân. Trong một buổi thiết triều, vua dụ các thị thần về thế nước, khẳng định Phú Xuân là đất tốt nhất của đế vương, muôn đời không đổi: “lấy hình thế nước ta mà nói, Gia Định thì dòng sông quanh co, Bắc Thành thì đồng nội bằng phẳng, đều không có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023