Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 1


ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

--------------


Lê Tiến Công


TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885 - 1

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đỗ Bang

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng

HUẾ, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Huế, ngày 07 tháng 03 năm 2015


Tác giả


Lê Tiến Công

LỜI CẢM ƠN


Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Luận án là một trong những sản phẩn đào tạo của đề tài khoa học “Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802-1885”, mã số: IV4-2011.10 (02/2012/IV/HĐ-KHXH). Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ NAFOSTED, PGS.TS. Đỗ Bang - chủ nhiệm đề tài đồng thời là cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng - cán bộ đồng hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hoa, người đã động viên và giới thiệu tôi làm hồ sơ Nghiên cứu sinh.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Đức Cường, PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Bùi Thị Tân, TS. Huỳnh Công Bá, TS. Thái Quang Trung, TS. Phan Tiến Dũng, TS. Phan Thanh Hải, TS. Ngô Đức Lập… đã có nhiều góp ý cho các nội dung luận án.

Tôi chân thành cảm ơn ThS. Trần Văn Quyến, CN. Ngô Đức Chí, ThS. Võ Vinh Quang, NNC. Tống Quốc Hưng… Những người cung cấp nhiều tư liệu cần thiết, đặc biệt là việc dịch và trích yếu nội dung các văn bản Hán Nôm. Luận án này được hoàn thành nhờ rất nhiều vào những tư liệu quý giá đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô và đồng nghiệp tại trường Đại học Phan Châu Trinh (Hội An) đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian cũng như động viên tôi hoàn thành luận án.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và dành tặng luận án này cho gia đình và người thân, những người luôn lo lắng và dõi theo bước đi của tôi. Đó cũng là động lực lớn nhất giúp tôi luôn cố gắng trong cuộc sống và học tập.

Huế, tháng 03 năm 2015

Tác giả


Lê Tiến Công



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN


BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué

(Những người bạn Cố đô Huế) Châu bản Châu bản triều Nguyễn ĐHKH Đại học Khoa học

ĐHTH Đại học Tổng hợp

ĐHSP Đại học Sư phạm

GS. Giáo sư

Hội điển Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ HN Hà Nội

NCLS Nghiên cứu Lịch sử

Nxb. Nhà xuất bản

KHXH Khoa học xã hội

PL. Phụ lục

Quân thuỷ Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm Tg. Tác giả

Thực lục Đại Nam thực lục chính biên Ths. Thạc sĩ

Toát yếu Quốc triều chính biên toát yếu Toàn thư Đại Việt sử ký toàn thư

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr. Trang

TS. Tiến sĩ

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 0

Lời cam đoan 0

Lời cảm ơn 0

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 0

Mục lục 0

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

5. Nguồn tư liệu nghiên cứu 13

6. Phương pháp nghiên cứu 14

7. Đóng góp của luận án 15

8. Bố cục của luận án 16

Chương 1: CƠ SỞ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885 17

1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG 17

1.2. TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TẠI MIỀN TRUNG TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN 20

1.2.1. Truyền thống bảo vệ biển 20

1.2.2. Quản lý và khai thác nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trước triều Nguyễn 23

1.3. BỐI CẢNH CẢNH LỊCH SỬ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802- 1885 28

1.4. BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG TRONG TẦM NHÌN QUỐC PHÒNG - AN NINH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 32

* Tiểu kết chương 1 39

Chương 2: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 40

2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG 40

2.1.1. Các công trình phòng thủ vùng biển tại Kinh sư 40

2.1.1.1. Các công trình phòng thủ vùng biển tại cửa biển Thuận An 40

2.1.1.2. Các công trình phòng thủ phía nam Kinh sư 47

2.1.2. Các công trình phòng thủ ở cửa biển Đà Nẵng 51

2.1.2.1. Các tấn biển Đà Nẵng, Cu Đê 52

2.1.2.2. Các thành, pháo đài, bảo 53

2.1.3. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh khác 58

2.1.3.1. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Tả trực 58

2.1.3.2. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Hữu trực 61

2.1.3.3. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Tả kỳ 63

2.1.3.4. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Hữu kỳ 69

2.2. TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN THỦY QUÂN 73

2.2.1. Tổ chức thủy quân 73

2.2.2. Huấn luyện thủy quân 78

2.3. THUYỀN CHIẾN, VŨ KHÍ VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC 80

2.3.1. Thuyền chiến của thủy quân 80

2.3.2. Vũ khí của thủy quân 86

2.3.3. Thông tin liên lạc trong bảo vệ vùng biển 89

2.3.3.1. Đài hỏa phong, ngựa trạm, vọng lâu, kỳ lâu 89

2.3.3.2. Hiệu cờ, hiệu súng và kính thiên lý 91

* Tiểu kết chương 2 96

Chương 3: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 98

3.1. HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA 98

3.1.1. Tuần tra, kiểm soát vùng biển 98

3.1.2. Tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. 103 3.2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CƯỚP BIỂN 110

3.2.1. Vài nét về nguồn gốc cướp biển tại vùng biển miền Trung 110

3.2.2. Hoạt động phòng chống cướp biển 111

3.2.3. Hiệu quả và hạn chế của hoạt động phòng, chống cướp biển 116

3.3. CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN 121

3.3.1. Cứu hộ thuyền công sai 122

3.3.2. Cứu hộ thuyền buôn, thuyền đánh cá nước ngoài 124

3.4. CHỐNG NGOẠI XÂM, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN 129

3.4.1. Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn với thực dân phương Tây trước năm 1858 129

3.4.2. Chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền (1858 – 1883) 136

3.4.2.1. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại chiến trường Đà Nẵng 137

3.4.2.2. Tăng cường phòng thủ tại các cửa biển miền Trung (1858 – 1883) 146

3.4.2.3. Thuận An thất thủ 150

* Tiểu kết chương 3: 153

KẾT LUẬN 155

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC 172

MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vùng biển Việt Nam dài rộng, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với kinh kế xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, vùng biển và hải đảo được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đó là, kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, nhằm bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có vùng biển và hải đảo [68], [69].

Từ trong lịch sử, các triều đại quân chủ Việt Nam luôn coi trọng vị trí chiến lược của biển đảo. Vào đầu thế kỷ XIX, để đối phó với âm mưu xâm lược từ bên ngoài, triều Nguyễn vừa phải quan tâm bảo vệ biên giới trên đất liền, vừa phải quan tâm đến công tác phòng thủ quốc gia từ phía biển. Hệ thống thành đồn pháo đài, tấn sở ven biển được xây dựng nhằm mục đích đó. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn quan tâm phát triển thủy quân, trang bị thuyền chiến, vũ khí theo hướng thủy quân biển. Kết hợp quân triều đình với quân địa phương, dân binh, dân phu trong hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các hoạt động khác như tuần tra, kiểm soát vùng biển, chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn… được thực hiện thường xuyên thể hiện ý chí bảo vệ biển của triều đại này.

Mặc dù triều Nguyễn không thành công trong công cuộc chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX nhưng những nỗ lực trong bảo vệ đất nước mà triều đại này đã làm vẫn là bài học kinh nghiệm quý cho hậu thế trong xây dựng và bảo vệ vùng biển, bảo vệ đất nước. Đặc biệt, nó còn có ý nghĩa lớn hơn trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn dần trên Biển Đông, không phải từ các nước xa lạ mà chính từ nước láng giềng. Điển hình nhất là từ đầu tháng 5.2014, Trung Quốc đã mang giàn khoan HD 981 cùng nhiều tàu, máy bay hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Vùng biển luôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ vững chắc và xây dựng vùng biển đảo giàu mạnh, kết hợp chặt chẽ

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí