Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận‌


cao hiệu quả kinh tế của cây nho đến năm 2010 càn nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chọn lọc tạo các giống nho mới có năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của tự nhiên, chống chịu sâu bệnh hại,...

Năm 2005, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, tổng diện tích trồng nho đạt 385 ha, và theo xu hướng mở rộng diện tích, đến năm 2010 đạt 1.000 ha với năng suất bình quân tăng lên 21,2 tấn/ha và sản lượng nho toàn huyện ước đạt 21.800 tấn. Hiện đang kêu gọi dự án đầu tư trồng nho và chế biến rượu nho tại huyện Tuy Phong với quy mô vườn trồng là 200 ha, sản lượng nho đưa vào chế biến rượu vang nho 6.000 tấn nho quả/năm.


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NHO Ở CÁC TỈNH KHÁNH HÒA, NINH THUẬN, BÌNH THUẬN‌

3.1. Cơ sở của việc định hướng‌


Căn cứ vào những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện KT - XH trong việc trồng nho của các tỉnh (như đã nêu ở mục 3 chương 2) và những kinh nghiệm của người dân trong việc trồng và chế biến nho.

Căn cứ Quyết định số 7183/QĐ ngày 23/12/2002 của Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển Nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002 - 2010 (phụ lục).

Căn cứ Quyết định số 25/QĐ ngày 06/01/2005 của Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Dự án Đầu tư phát triển cây Nho huyện Tuy Phong giai đoạn 2004 - 2010 (phụ lục).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Với mục tiêu thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và hiệu quả kinh tế của nông dân, cây nho cần phải đưa vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp một cách ổn định.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu về dinh dưỡng ngày càng được tiêu chuẩn hóa. Thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của đại đa số dân cư đang có xu hướng giảm dần chất đường bột, chất đạm và chất béo, tăng nhanh nhu cầu thực phẩm rau qua trong bữa ăn hàng ngày. Do đó phát triển cây ăn qua nói chung và cây Nho nói riêng là phù hợp với nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Quả nho được xem là loại qua cao cấp, quý phái; là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hấp dẫn, dễ ăn, phù họp cho mọi lứa tuổi.

Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 14

Sản lượng Nho cả nước chỉ ở mức 50.000-60.000 tấn qua/năm, trong khi đó nhu cầu sử dụng còn rất lớn. Nêu mỗi người dân bình quân dùng 2 kg nho/ năm, thì nhu cầu cũng lên đến 160.000 tấn, ngòai ra triển vọng phát triển du lịch


đang mở ra thì nhu cầu tiêu thụ rượu vang cũng tăng lên, ước tính tổng nhu cầu cả nước là 200.000 tấn/ năm, như vậy so với sản lượng nho hiện tại thì cũng mới đáp ứng được 15% nhu cầu. Sản lượng cần phải đáp ứng thêm từ 200.000 -

300.000 tấn tương đương với 10.000 ha. Do chưa đáp ứng nhu cầu nên hiện nay Nho còn phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, Úc, Thái Lan để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nho nhập khẩu tuy chất lượng ngon, hình thức hấp dẫn, nhưng giả cả đắt gấp 3 lần so với Nho giống mới của ta, chỉ phù họp một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao. Trong khi đó với mức sống của người bình thường thì giá sản phẩm Nho trồng trong nước đáp ứng được nhu cầu đại đa số dân cư trong nước. Theo ý kiến các nhà phân phối thì hiện nay lượng người tiêu dùng đang chuyển dần từ sử dụng "nho ngoại" sang "nho nội" ngày càng đông. Điều này thúc đẩy cho ngành trồng nho trong nước phát triển.

Trước những cơ sở đó, việc phát triển ngành trồng nho và chế biến nho theo các hướng sau:

3.1.1. Mở rộng diện tích‌


Diện tích đất thích nghi cho trồng nho vẫn còn nhiều nên việc mở rộng diện tích đất trồng nho là điều có thể thực hiện. Tuy nhiên, người dân trồng nho vẫn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, do nhận thức của người dân chưa cao, không thực hiện đúng những yêu cầu kĩ thuật trồng trọt, chạy theo lợi nhuận. Nên diện tích nho trồng biến động, không ổn định. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế cho người dân.

Ngoài ra, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng diện tích trồng nho. Khai hoang những vùng đất, đồi để mở rộng diện tích đất trồng nho. Điều này cần có chính sách hỗ trợ vốn, chính sách thuê đất cho các hộ trồng nho.

Hiện tại, tiềm năng đất thích nghi đối với cây nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn rất lớn khoảng 7.900 ha, trong đó huyện Ninh Phước chiếm hơn 4.700 ha; trong số nàỷ ước khoảng 4.000 ha đất chủ động nước tưới, là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng diện tích nho trong những năm sắp tới.


3.1.2. Tăng năng suất‌


Hiện nay, quá trình đô thị hóa ngày càng tăng cũng như việc tăng dân số đã làm giảm diện tích đất dành cho nông nghiệp nói chung và diện tích cho trồng nho. Do vậy, việc tăng năng suất trên một diện tích trồng là rất cần thiết, người trồng nho phải tiếp cận với máy móc, công cụ lao động kĩ thuật hiện đại, sử dụng giống tốt. Người trồng nho cũng phải nâng cao kiến thức hiểu biết về cây nho và nắm vững kỹ thuật canh tác. Năng suất nho tùy thuộc vào giống, mùa vụ, và mức độ chăm sóc.

3.1.3. Tăng chất lượng‌


Sau khi thu hoạch, nho không chín thêm nữa. Nên khi nho thu hoạch sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nho, nho hơi chua, dễ vỡ, dễ hư hỏng dẫn đến giá thành sản phẩm thấp và người tiêu dùng khó chấp nhận.

Do vậy, để tăng chất lượng nho trước hết người nông dân cần có ý thức trong việc chăm sóc và thu hoạch nho. Xây dựng thương hiệu sản phẩm nho: nho an toàn, chất lượng cao. Sử dụng thuốc trừ sâu đúng liều lượng, bảo vệ cho người trồng và người tiêu dùng.

3.1.4. Đa dạng giống nho‌


Với sự hỗ trợ của các Viện, Trung tâm nghiên cứu giống, Viện khoa học kỹ thuật đã nghiên cứu nhiều loại giống nho mới có khả năng kháng bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài các giống nho dành cho ăn tươi, các trung tâm nghiên cứu các giống nho rượu, nho khô nhằm đa dạng cấc sản phẩm nho. Công tác giống đã tạo được những chuyển biến rõ nét góp phần nâng cao chất lượng và năng suất cho sản xuất nho.

Hiện nay, đã có nhiều giống nho ăn tươi mới được đưa vào sản xuất với màu sắc và chất lượng khác nhau, người tiêu dùng chấp nhận với giá cả khá cao biến động từ 10.000 - 20.000 đ/kg (tùy mùa vụ). Với chất lượng các giống nho


mới và đảm bảo nho sạch, quảng bá tốt, sẽ tạo sự hấp dẫn mạnh đối với người tiêu dùng.

3.1.5. Đa dạng hóa sản phẩm‌


Việc đa dạng hóa sản phẩm nho rất cần thiết cho ngành trồng nho. Từ nho có thể làm ra nhiều sản phẩm khác nhau có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao như nho rượu, nho khô, nước sirô nho,.... Do vậy, các Viện, trung tâm nghiên cứu cung cấp giống nho, công nghệ sản xuất, kỹ thuật trồng, phương pháp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, người trồng nho cung cấp nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm và tìm nguồn tiêu thụ. Đồng thời công tác khuyến nông của tỉnh cần đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập huấn nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật cho người sản xuất. Ngoài ra, cần sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ của nhà nước tạo vốn, tạo cơ sở pháp lý, các điều khoản ràng buộc của các "nhà".

Điều kiện đất đai, thời tiết khá phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây nho ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đặc biệt ngành trồng nho ở Ninh Thuận, Bình Thuận được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành trong Tỉnh. Đây là những điều kiện quan trọng giúp cho ngành trồng nho ở ở Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng.

3.2. Định hướng và các mô hình‌


Hiện nay trên thế giới có hon 150.000 giống nho ăn và 110 giống nho làm gốc ghép. Tại Việt Nam có 4 cơ quan đã nhập và nghiên cứu, chọn lọc ra một số giống nho ăn có triển vọng: đang làm công tác nghiên cứu, khảo nghiệm chọn lọc và phổ biến giống nho mới gồm:

- Viện nghiên cứu rau quả.


- Viện nghiên cứu cây Bông và cây có sợi Nha Hố - Ninh Thuận.


- Trung tâm Giống nông nghiệp Ninh Thuận.


- Trại giống Nho Vĩnh Hảo -Tuy Phong - Bình Thuận (thuộc Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải tỉnh Bình Thuận).

Để phát triển hoạt động ngành trồng và chế biến nho ở Ninh Thuận và Tuy Phong đạt kinh tế cao cần thực hiện một số mô hình tổ chức sản xuất như: phát triển kinh tế trang trại, thành lập hiệp hội, liên doanh nước ngoài... Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư trồng Nho theo mô hình kinh tế trang trại, mở rộng diện tích trồng nho, thu mua sản phẩm đưa vào chế biến. Cần tổ chức thành tổ hợp tác, hoặc hiệp hội Nho để liên kết các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

3.2.1. Hộ gia đình‌


Hộ gia đình là hình thức sản xuất nhỏ. Là hình thức kinh tế quy mô gia đình, sử dụng nguồn lao động của các thành viên trong gia đình. Hình thức này phổ biến ở các huyện, thị của Ninh Thuận, Bình Thuận. Phần lớn các thành viên trong hộ gia đình là thuần nông, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào trồng nho. Nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân là từ cây nho chiếm 76% thu nhập, điều này cho thấy cây nho rất quan trọng đối với người nông dân, ảnh hưởng gần như trực tiếp đến cuộc sống người nông dân. Do vậy, cây nho đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Tuy nhiên hiện nay nho trồng chủ yếu từ các hộ gia đình với quỹ đất nhỏ, manh múm, dựa vào thiên nhiên, nên sản lượng và năng suất bấp bênh, không ổn định.

Hiện nay, hộ trồng nho đóng vai trò quan trọng trong việc trồng nho, cung cấp nho trên thị trường, tuy nhiên do hạn chế về diện tích, về nguồn vốn, về trình độ kỹ thuật, phần lớn còn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. ... nên ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng ngành trồng nho.

Phần lớn hộ trồng nho ở Ninh Thuận, Bình Thuận sử dụng kiểu giàn lưới qua đầu. Kiểu giàn này giúp cho cây nho tận dụng được tối đa diện tích trống để phát triển cành, nhánh, cho năng suất cao trong mùa nắng. Tuy nhiên trong mùa


mưa, kiểu giàn này rất bất lợi vì không thông thoáng, tạo vùng tiểu khí hậu với ẩm độ dưới giàn rất cao, thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, gây tốn tiền thuốc và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, người nông dân chưa ý thức bảo vệ sản phẩm cây trồng, công cụ sản xuất thô sơ, trồng nho theo kinh nghiệm, thói quen nên chất lượng nho chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Người trồng nho rất cần cù trong sản xuất nhưng nhận thức về thương mại, thị trường, kênh tiêu thụ còn kém nên rất lúng túng trong việc tiêu thụ.

Do nguồn vốn tự có của người dân không nhiều (chiếm 30,31%), để có đủ vốn sản xuất họ phải đi vay từ nhiều nguồn (ngân hàng, quỹ xóa đói giảm nghèo, láng giềng...). Vốn và kỹ thuật là những khó khăn lớn mà chính quyền địa phương và cấc nhà khoa học cần quan tâm tháo gỡ cho nông dân. Do vậy, người trồng nho cần chủ động hơn trong việc trồng và chế biến nho.

Mỗi địa phương trồng nho cần có thư viện cho người nông dân để người nông dân tiếp cận dần những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán, thói quen lối sống nông dân của mình. Và người trồng nho phải tự tìm đến nhà khoa học để được tư vấn trong việc trồng nho, tạo sản phẩm nho chất lượng cao, sạch, và tự tìm thị trường tiêu thụ nho cho hộ gia đình mình.

3.2.2. Trang trại‌


Ở Việt Nam, trang trại mới phát triển từ đầu thập kỉ 90 song nó đã tạo ra sự phát triển mới trong nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện để nông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa. Trang trại là hình thức sản xuất cao hơn hộ gia đình. Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ mới của sản xuất nông nghiệp thế giới, Hình thức trang trại đòi hỏi cao về nguồn vốn, về trình độ kỹ thuật, về việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với hộ gia đình. Theo quy định của nhà nước về trang trại, diện tích đất trồng cây lâu năm là 3 ha giá trị hàng hóa 40 triệu đồng trở lên của một năm.


Hiện nay, cả nước có trên 120.000 trang trại với các loại hình. Toàn tỉnh Ninh Thuận có gần 1000 trang trại với các loại hình phong phú, đa dạng. Hàng năm các trang trại đã cung cấp một lượng lớn sản phẩm hàng hóa cho thị trường. Nhiều mô hình kinh tế trang trại phát triển quy mô lớn đã đem lại thu nhập cao cho các hộ dân.

Sự phát triển kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn là cần thiết vì nó có khả năng tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân thiếu việc làm. Đồng thời việc phát triển kinh tế trang trại cũng phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Các chủ trang trại phải cỏ trách nhiệm đến việc duy trì, phục hồi và gia tăng độ màu mỡ cho đất, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống cho sinh vật và con người. Do vậy cần quy hoạch sử dụng đất gắn với việc xác lập quyền sở hữu tư nhân lâu dài cho chủ trang trại.

Trang trại trồng nho hiện nay chưa nhiều, chủ yếu dựa vào quỹ đất của từng gia đình. Việc tập trung phát triển kinh tế trang trại nho sẽ thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong dân đầu tư vào sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn, tạo xu hướng họp tác phát triển trong sản xuất kinh doanh. Lập trang trại trồng giống nho mới đòi hỏi đầu tư cao (khoảng 150 triệu đồng). Trong điều kiện nguồn lực đất đai bị hạn chế, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp, việc phát triển ngành trồng nho theo chiều sâu là điều cấp thiết.

Các hệ thống ngân hàng và tín dụng nông thôn phải được thiết lập nhằm giúp đỡ các hộ nông dân và chủ trang trại sử dụng các nguồn lực địa phương để đầu tư vào đổi mới trang thiết bị cống cụ, nâng cao trình độ học vấn, sự hiểu biết về thị trường, về việc chăm sóc cây trồng, thu hoạch nông sản được kinh tế cao.

Một số hộ gia đình đầu tư về công nghệ, nắm vững kinh nghiệm trồng nho đã phát triển thành trang trại nho. Điển hình hộ ông Nguyễn Văn Mọi ở Ninh Thuận. Với diện tích trồng nho 2 ha nhưng chuyên trồng nho các loại ăn tươi, nho rượu, kết hợp sự hổ trợ của các trung tâm khoa học, và tâm huyết với cây

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí