Hàng năm, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lớn nho rất lớn từ Mỹ, Úc, Thái Lan,... với giá thành khá cao từ 60.000 - 100.000 đồng/kg. Đời sống người dân ngày một nâng cao, thị trường tiêu thụ nho ngày càng lớn, nên Việt Nam cần phải có các dự án để phát triển nho nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Đồng thời tăng thêm thu nhập người dân và ngân sách nhà nước ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Bên cạnh đó còn có thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc, Campuchia, Lào,... cũng là tiềm lực lớn cho ngành trồng nho ở nước ta.
Qua khảo nghiệm cũng như từ thực tiễn sản xuất của nông dân đã khẳng định Nho là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển tại Ninh Thuận và huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, đạt hiệu qua kinh tế rất cao so với nhiều loại cây trồng khác. Quy hoạch phát triển Nho được thực hiện giúp khai thác hiệu qua tiềm năng đất đai, lao động, giải quyết việc làm và giúp nông dân phát triển kinh tế và tăng thu nhập đáng kể, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo và phát triển ngành nghề chế biến trong tương lai.
Vấn đề phát triển nho cần được ủy ban Nhân dân Tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi; đầu tư nâng cấp Trung tâm giống Nho và các chương trình nghiên cứu, khảo nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nông dẩn Ban hanh chính sách cụ thề vế hỗ trợ giống, vay vốn để giúp nông dân có điều kiện phát triển, mở rộng diện tích theo quy hoạch.
Phối hợp với các Viện khoa học nghiên cứu tìm giải pháp cho phát triển cây nho và công nghệ chế biến nho an toàn hiệu quả. Tạo điều kiện cho các đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật in ấn ti liệu, tập huấn phổ biến rộng rãi qui trình cho bà con nông dân.
Đầu tư để xây dựng bộ giống phù họp cho sản xuất, trên cơ sở giống Cardinal phục tráng và giống NHO 1-48, tiếp tục thử nghiệm các giống mới để xác định một số giống đưa vào cơ cấu giống nho của tỉnh;
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác nho, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thích họp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần
cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập. Chú trọng cải thiện chất lượng nho theo hướng an toàn cho người sử dụng, hạn chế sử dụng hóa chất;
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn để nâng cao trình độ người sản xuất, cán bộ kỹ thuật,... để áp dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Xây Dựng Mở Rộng Diện Tích Trồng Và Chế Biến Nho
- Dự Kiến Tình Hình Phát Triển Nho Năm 2010 Của Ninh Thuận Và Bình Thuận
- Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 18
- Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 19
- Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 20
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
- Xây dựng các cơ sở bảo quản và chế biến sản phẩm sau nho.
- Ổn định giá thành nho trên thị trường, mở các cơ sở thu mua của nhà nước nhằm tránh tình trạng ép giá thu mua của các cơ sở thu mua tư thương.
- Việc phát triển nho cần mở rộng ở các địa phương trong cả nước trên cơ sở hỗ trợ của các Trung tâm nghiên cứu nho và mối liên hệ giao lưu giữa các nông dân, cấp lãnh đạo của các địa phương nhất là cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Cần đưa các thông tin về những nghiên cứu mới về trồng và chế biến nho trên các phương tiện đại chúng, thông tin trên intemet để người dân có thể cập nhật và trao đổi. Đồng thời nâng cao trình độ văn hóa cho người dân để người dân hiểu biết hơn về trồng, chăm sóc cây nho cho hiệu quả.
- Nên hình thành Viện nghiên cứu về cây nho cho cả nước. Đưa nông dân tham quan các trại giống nho ở nước ngoài, đặc biệt đến Thái Lan tìm hiểu về cách trồng nho ở nước bạn.
- Mở rộng các trung tâm tư vấn, chuyển giao khoa học về cây nho và cách chế biến nho đạt kết quả tốt nhất.
KẾT LUẬN
Nho là trái cây vừa có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời đem lại nhiều giá trị kinh tế. Nho có thể trồng ở hầu hết khắp nơi nhưng rất nhạy cảm với các yếu tố về độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ... và đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc.
Sản phẩm từ nho rất đa dạng và hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ nho lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vậy tiềm năng phát triển nho rất lớn. Cây nho là cây trồng chủ lực của tỉnh Ninh Thuận và huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đóng góp phần lớn giá trị sản xuất trong trồng trọt.
Thiên nhiên đã ưu đãi đặc biệt các yếu tố khí hậu, đất đai để phát triển cây nho với quy mô lớn, năng suất cao cho tỉnh Ninh Thuận và huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong việc trồng nho. Tuy nhiên việc phát triển nho còn nhiều vấn đề đặt ra. Do vậy trong đề tài đề cập một số nội dung để cây nho ngày càng được mở rộng phát triển đồng thời giúp nông dân yên tâm trong việc trồng nho.
Qua đề tài này, tôi đã thu được một số kết quả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nho thể hiện trong đề tài:
* Đề tài có tính kế thừa các quan điểm và cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông - công nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng nho và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
* Đề tài đánh giá đầy đủ các nguồn lực chủ yếu ảnh hưởng đến trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận từ năm 2000 - 2005 và định hướng phát triển nho và chế biến nho đến năm 2010.
* Đề tài nêu lên được tình hình phát triển nho và chế biến nho
* Đề tài phân tích mối quan hệ giữa trồng và chế biến nho, tính hiệu quả kinh tế đem lại từ việc trồng và chế biến nho đối với nông dân và giá trị kinh tế của tỉnh.
* Đề tài cũng đã nêu lên một số mô hình trồng nho nhằm đem lại hiệu quả cao về việc trồng và chế biến nho của các tỉnh.
* Đề tài đề xuất một số giải pháp cho việc trồng và chế biến nho ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao đúng với tiềm năng của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trịnh Ngọc Ánh (1992), Một vài ý kiến nhận xét về mối quan hệ giữa Trồng Mía và chế biến Đường ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp khoa Địa lý Tp. Hồ chí Minh.
2. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Báo cáo Nghiên cứu Phòng trừ sâu hại nho tại Ninh Thuận bằng thuốc sinh học tuyến trùng, Hà Nội,
3. TS. Đàm Nguyễn Thúy Dương, TS Nguyễn Văn Luyện (2005), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ Nông-Công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phồ Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Bộ.
4. Mai Văn Hào (chủ nhiệm), Phan Công Kiên, Hoàng Thị Mỹ Lệ (2005), Nghiên cứu bệnh thán thư hại nho và biện pháp phòng trừ theo hướng sản xuất nho an toàn tại Ninh Thuận, Ninh Thuận.
5. Vũ Công Hậu, (1997), Cây nho, Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Hằng (2005), Tìm hiểu tình hình trồng và chế biến vải thiều ở tỉnh Hải Dương-Định hướng phát triển đến năm 2010, khóa luận tốt nghiệp khoa Địa lý Tp. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Quốc Hùng (2004), Nghiên cứu chọn tạo giống nho cho một số địa phương miền Bắc Việt Nam, Luận văn tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành Chọn giống và nhân giống, Hà Nội.
8. Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận (2002), Kỹ thuật trồng nho ghép, Trung tâm SEDEC Bình Thuận.
9. Phan Công Kiên (2007) Giống nho NH01-48: Thách thức và cơ hội, Báo Ninh Thuận.
10. Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyến (2000), Kỹ thuật trồng nho, Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
11. Trần Đức Minh (2002), Nghiên cứu mối quan hệ nồng- công nghiệp giữa trồng và chế biến cây sắn (khoai mì) ở Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý Kinh tế - Xã hội.
12. Nguyễn Văn Quang (2003), Kết hợp trồng và chế biến nho tại tỉnh Ninh Thuận, khóa luận tốt nghiệp khoa Địa lý Tp. Hồ Chí Minh.
13. Tấn Quýnh (2005), Ninh Thuận: Vùng nho mất trắng vì bệnh lạ.
14. Phạm Khắc Thọ, Lê Văn Kha (2001), Báo cáo kết quả trồng nho trên đất cát xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
15. GS.TS Lê Thông (chủ biên) (2003), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (Phần bốn), Nhà xuất bản Giáo dục.
16. GS.TS Lê Thông (1996), Nhập môn Địa lý Nhân Văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
17. KS. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2005), Kỹ thuật trồng nho, Nhà Xuất bản Lao Động, Hà Nội.
18. Trịnh Thanh Sơn (2004), Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến sắn ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ Địa lý Kinh tế và Chính trị, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
19. Chi cục Bảo vệ Thực vật Ninh Thuận (1997), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại nho ở Ninh Thuận.
20. SEDEC Bình Thuận (2004), Hội thảo phát triển cây nho Định hướng và Giải pháp, Bình Thuận.
21. Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận- Trung tâm SEDEC (2005), Chủ nhiệm đề tài: Lê Văn Kha. Cơ quan phối họp chính: Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, "Trồng khảo nghiệm và xây dựng quy trình canh tác cho các giống nho nhập nội có triển vọng tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận".
22. Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận, ủy ban nhân dân Ninh Thuận (1999), Báo cáo Đảnh giá thích nghi Đất trồng Nho tỉnh Ninh Thuận,
23. Tiêu chuẩn ngành (2005), Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tỉnh đồng nhất và tính ổn định của giống nho, Hà Nội.
24. Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT (21/4/2006), Ninh Thuận: Nỗ lực đưa cây nho trở lại thời hoàng kim.
25. Ủy ban nhân dân Ninh Thuận và Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam (2003), Báo cáo Nhân rộng mô hình ứng dụng phân hữu cơ sinh học trên cây nho đỏ (Red Cardinal) tại tỉnh Ninh Thuận, Tp. Hồ Chí Minh.
26. Ủy ban nhân dân Ninh Thuận và Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam (2004), Dự án Xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển cây Nho để có hiệu quả kinh tế tại Ninh Thuận (thuộc chương trình xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi tỉnh Ninh Thuận), Tp. Hồ Chí Minh.
27. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (2005), Dự án đầu tư phát triển cây nho huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2004 - 2010.
28. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2002), Dự án Quy hoạch phát triển cây nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002-2010.
29. Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Chủ nhiệm đề tài Ths Phạm Ngọc Liễu, TS. Lê Công Nông, Báo cáo kết quả chọn tạo giống nho chế biến nho rượu tại Ninh Thuận giai đoạn 2002 - 2005.
30. Và một số báo cáo, tài liệu tham khảo khác liên quan.
Tiếng Anh
31. Minas K. Papademetriou, Frank J. Dent, Grape Production in the Asia - Pacific Region. Bangkok, 2001.
32. Roger C.Pearson and Austin C.Goheen, Compendium of Grape Diseases, APSPress, 1990.
Mạng Internet
33. 2TUwww.google.com.vnU2T
34. www.binhthuan.gov.vn
35. www.ninhthuan.gov.vn
36. www.vtv.vn