Liên Kết Giữa Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khảnh Hòa, Ninh Thuân, Bình Thuận‌


Tuy nhiên, Trại giống Nho Vĩnh Hảo là đơn vị chủ lực cung ứng giống cho nhân dân đồng thời là trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, phổ biến kỹ thuật canh tác nho cho các tổ chức và hộ gia đình trồng nho, trung tâm còn giúp nông dân liên kết các cơ sở chế biến rượu mặt nho, vang nho nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nho từ nông dân.

SEDEC Bình Thuận tiến hành liên kết với doanh nghiệp thu mua nho để chế biến sản phẩm rượu "Vang Vĩnh Hảo" tiêu thụ tại các siêu thị. Hiện có 3 công ty đang khảo sát lập dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất nho rượu phụe vụ nguyên liệu cho chế biến rượu nho... Một số hộ dân cũng đã chế biến rượu mật nho tiêu thụ trên thị trường.

2.4.3. Liên kết giữa trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khảnh Hòa, Ninh Thuân, Bình Thuận‌

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và người nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các tỉnh này có diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng nho cao nhất trong cả nước nhất là Ninh Thuận. Nhưng nhìn chung giữa các tỉnh này việc trồng nho, chế biến nho và tiêu thụ nho mang tính độc lập, tự đầu tư phát triển của từng tỉnh. Các tỉnh hầu như liên kết, phối họp trong việc trồng nho, chế biến nho và tiêu thụ nho trên thị trường chưa chặt chẽ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho trồng nho, chế biến nho và tiêu thụ nho còn nhiều khó khăn bấp bênh, không ôn định.

Việc phối họp các nhà khoa học, nông dân của các tỉnh chưa chặt chẽ là do suy nghĩ hạn hẹp, mang tính địa phương. Vì lợi ích kinh tế của từng địa phương nên không muốn trao đổi, sợ cạnh tranh với nhau, ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành trồng nho của nước ta, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng. Tháng l0 năm 2004, Trung tâm SEDEC Bình Thuận tổ chức hội thảo về Định hướng và Giải pháp phát triển cây Nho cùng với các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông


nghiệp Miền Nam định hướng tiềm năng phát triển cây nho theo xu hướng an toàn, chất lượng và bền vững.

Việc hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế, vấn đề liên kết trồng và chế biến nho là điều cần thiết cho các tỉnh trồng nho. Các nhà khoa học cần tư vấn cho nông dân trong việc chọn lựa giống nho trồng, kỹ thuật trồng nho, cách chăm sóc và thu hoạch nho cho nông dân. Nông dân phải tự tìm hiểu và tiếp cận đến các nhà khoa học để được tư vấn cụ thể hơn.

Mỗi năm nên có những buổi hội nghị cho người nông dân giỏi trong trồng và chế biến nho. Những hội nghị giữa người nông dân và các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học nhằm giúp người nông dân tiếp cận, đặt câu hỏi cũng như những mong muốn để các nhà khoa học và doanh nghiệp giải đáp.

2.4.4. Hiệu quả kinh tế trong trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.‌

2.4.4.1. Hiệu quả kinh tế trong trồng và chế biến nho ở tỉnh Khánh

Hòa


Diện tích trồng nho ở Khánh Hòa rất ít. Nhìn chung, ngành trồng và chế

biến nho ở Khánh Hòa không được chú trọng phát triển, mặc dù theo một số hộ gia đình trồng nho thì hiệu quả kinh tế từ cây nho khá cao....

Hộ ông Lê Ninh ở xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Nha Trang, hộ nông dân sản xuất tiêu biểu năm 2005 cho biết, trồng giống nho xanh NHO1-48, nếu bán với giá bình quân 15.000đồng/kg thì lãi ròng mỗi năm được 60.000.000 đồng. Tuy nhiên, nơi đây có nhiều ưu thế thuận lợi từ các cây trồng khác như mía, xoài, điều có kinh tế cao nhất là xoài Cam Ranh năng suất cao, chất lượng đứng đầu cả nước, và trồng xoài giống úc giá trị kinh tế lớn. Nên nho ở Cam Ranh phát triển do tự phát, bán chủ yếu trong tỉnh.

2.4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong trồng và chế biến nho ở tỉnh Ninh Thuận


Cây nho được xem là "nữ hoàng" ở Ninh Thuận. Chỉ với khoảng trên 2.000 ha nhưng giá trị mà cây nho đem lại hàng năm gần 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh. Sử dụng đất nông nghiệp để trồng nho mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, theo ước tính thì thu nhập 1 ha nho tương đương với thu nhập của 10 ha lúa nhưng phải bố trí cây nho trên từng loại đất cụ thể để khai thác tối đa tiềm năng đất đai.

Qua tính toán hiệu quả kinh tế của cây nho so với một số loại cây trồng khác, kết quả cho thấy trồng nho lãi gấp 9-10 lần so với trồng lúa, 6-7 lần so với cây mía đường, và từ 3-4 lần so với các cây công nghiệp ngắn ngày khác được trồng trên địa bàn tỉnh. Qua điều tra thu nhập trong nông nghiệp trung bình nho lãi 55.740 triệu đồng/ha, lãi cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác lúa 4,7 triệu đồng/ha, đậu xanh 4 triệu đồng/ha, dưa lấy hạt 2,6, triệu đồng/ha, mía 9 triệu đồng/ha, bông vải 9 triệu đồng/ha, thuốc lá 12,5 triệu đồng/ha.... Qua đó lần nữa khẳng định cây nho là một lợi thế so với các cây trồng khác tại tỉnh Ninh Thuận. Cây nho còn nhiều khả năng phát triển hơn nữa thế mạnh vốn có của nó nếu chúng ta khắc phục những nhược điểm, yếu kém trong khâu trồng trọt, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. [28, tr 9]

Hiện nay, nho Ninh Thuận vẫn chưa có một tên tuổi, thương hiệu nào đáng kể trên thị trường. Ở Ninh Thuận nho xanh hiện nay chỉ xây dựng được một vài thương hiệu, như nho Ba Mọi, Ninh Phú. Các sản phẩm của nho Ba Mọi có khoảng 60 - 70 % vào siêu thị và được dán nhãn, số còn lại không có nhãn hiệu được bán cho thương lái khác trong vùng (theo ông Ba Mọi)

P P

P P

Giống nho mới, nho xanh NHO1-48 đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Giá bán tại vườn trung bình 10-12 ngàn đồng, cao gấp hai lần nho đỏ. Chỉ với 1.000m2 qua vụ đầu thu hoạch sản lượng từ 0,7 tấn vụ thứ nhất tăng lên 1,2 tấn ở vụ thứ hai rồi 1,5 tấn ổn định ở vụ thứ ba. Cứ l.000m2 nho xanh NH01-48 sản xuất ra sản phẩm an toàn đã có lãi ròng mỗi vụ trên 10 triệu đồng.

Hiệu quả xã hội


Mở rộng diện tích trồng nho đạt chất lượng cao, an toàn. Chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và công nghệ sau thu hoạch, đầu tư giống đưa giống mới vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Góp phần ổn định thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng mức thu nhập cho người dân.

Giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Theo dự tính, đến năm 2010 mở rộng 3.200 ha nho sẽ giải quyết công ăn việc làm cho

27.000 - 32.000 người trong vùng.


Thu nhập tăng đã góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, khắc phục sự phân hóa giàu nghèo và sự khác biệt giữa thành thị và nồng thôn. Đồng thời phân bố lại lao động giữa các ngành nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [28, tr 38-39]

Hiệu quả môi trường


Mở rộng diện tích trồng nho nhằm khai thác tiềm năng sử dụng đất đai có hiệu quả theo hướng bền vững sinh học.

Hệ thống thủy lợi và giao thông được phát huy tốt, khả năng tưới tiêu đảm bảo. Trồng nho với diện tích lớn góp phần tạo môi trường xanh, giữ đất, tăng dinh dưỡng cho đất. Đồng thời trồng nho theo qui mô lớn có thể kết họp với du lịch phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Theo đề tài nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái nho tại tỉnh Ninh Thuận năm 1996 của TS Bùi Cách Tuyến (Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) cho thấy đa số hộ trồng nho đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng cao hơn khuyến cáo từ 1,5 - 2,5 lần, đa số các hộ có tập quán phun thuốc theo định kỳ, 80 % phun từ 40 - 60 lần mỗi vụ, nhất là trong mùa mưa nho bị bệnh nhiều gần như phun thuốc mỗi ngày, không chỉ tốn kém mà


còn gây ô nhiễm nặng đối với môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng.

Nho ở Ninh Thuận và nho nhiệt đới nói chung chóng tàn, thời gian khai thác ngắn, chỉ khoảng 10 năm, đã phải phá đi trồng lại (ở ôn đới 40 - 50 chục năm). Đó là kết quả của việc "trồng cưỡng" cắt ba lần, thu hoạch 3 vụ 1 năm, vắt kiệt sức bụi nho. Việc sản xuất nho hiện nay tại Ninh Thuận đang gặp nhiều khó khăn như kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, bón phân hóa học không cân đối, chất lượng nho ngày càng giảm, chi phí đầu tư cao, dịch bệnh phát triển, năng suất bấp bênh. Chính điều này, để giữ được năng suất, người trồng nho phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, đã làm giảm giá trị sản phẩm do dư lượng thuốc hóa học trong trái nho quá ngưỡng an toàn cho phép.

Vụ Thu đông năng suất thấp nhất, ít hơn vụ Đông xuân và Xuân hè tới 50% sản lượng, chi phí lại cao hơn vì lượng mưa ở Ninh Thuận dồn về mấy tháng 9, 10, 11, 12; bệnh nặng đến độ phải phun thuốc 1 hay 2 ngày một lần (30 - 50 lần phun một vụ). Phun thuốc nhiều thì tồn dư thuốc trên trái nho cao, ô nhiễm môi trường cao. Vậy có thể đặt vấn đề có nên tiếp tục cắt 3 vụ một năm, hay lại trở lại phương thức trước đây một năm chỉ cắt 2 vụ, bỏ vụ Thu đông vừa có năng suất thấp vừa chi phí nhiều lại ô nhiễm môi trường.

2.4.4.3. Hiệu quả kinh tế trong trồng và chế biến nho ở tỉnh Bình Thuận

Ở Tuy Phong, đến cuối năm 2003 Tuy Phong có 251 ha nho, trong đó có 23 ha giống mới năng suất, chất lượng cao; còn lại 228 ha giống cũ (Cardinal). Đe đến 2010 đạt được tổng diện tích nho 1.000 ha, cần trồng mới 750 ha: bố trí năm 2004 trồng 70 ha, năm 2005 trồng 110 ha, năm 2006 trồng 130 ha và từ năm 2007- 2010 trồng mỗi năm 160 ha. Bên cạnh đó mỗi năm số diện tích cũ đến chu kỳ phải trồng lại khoảng 30 ha giống mới năng suất cao, chất lượng tốt để tăng hiệu qua. [27]


Lợi thế nhất của vùng trồng nho Tuy Phong là có Trại Giống Nho đóng ngay trên địa bàn Huyện, những hoạt động của Trại trong 5 năm qua đã giúp cho nông dân tiếp cận nhanh với kỹ thuật trồng nho và phát triển giống mới. Đồng thời cũng từng bước hướng cho nông dân sản xuất phải gắn với công tác tiêu thụ- thị trường.

Hiệu quả xã hội


Lao động trồng nho bình quân 1 ha giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động/ năm, chủ yếu lao động nữ. Mở rộng diện tích nho sẽ giải quyết việc làm tăng thêm cho khoảng 3.000 lao động tại chỗ. Ngoài ra khi sản phẩm hàng hoa tăng thêm thì mạng lưới dịch vụ thương mại cũng phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao mức sống cho nông dân, xóa hộ đói giảm hộ nghèo; đem đến sự khởi sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. [27]

Hiệu quả và tác động đến môi trường:


Nho là cây ăn qua lâu năm, có bộ lá phát triển khá dày, luôn giữ được màu xanh trên đồng ruộng (trừ thời gian cắt cành xen kẻ khoảng 2 tháng trong năm). Ruộng nho luôn được tưới ẩm, tạo khí hậu tiểu vùng luôn xanh mát, biến những vùng đất khô hạn thành những vùng nho xanh tươi.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích cơ bản đó, dự án không tránh khỏi những tác hại đến tài nguyên và môi trường như vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây nho là khá lớn nếu không có sự kiểm soát, hướng dẫn chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, không những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn cho người sử dụng. Mặt khác, vật liệu để làm giàn nho chủ yếu là cây gỗ có đường kính từ 10-15 cm, cần phải được kiểm soát và có kế hoạch cho khai thác tận dụng để giải quyết cây gỗ cho dân làm giàn nho, hoặc nghiên cứu vật liệu thay thế trong tương lai.


Quy hoạch đến năm 2010 nếu đạt được 1.000 ha nho được chuyển dịch từ đất lúa, đất màu, sẽ tăng nhanh giá trị sản xuất trên diện tích được chuyển đổi lên ít nhất là 10 lần, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích tăng lên, đóng góp ngân sách, thu nhập nông dân tăng, góp phần xóa đói giảm nghèo trong vùng.

Bảng 2.9: Hiệu quả của trồng nho so với các cây trồng khác ở Tuy Phong



Diện tích chuyên đỗi theo quy hoạch

(ha)

Hiện trạng sản

xuất

Chuyển đổi trồng

Nho


Lợi nhuận tăng thêm/ hàng năm khi chuyển trồng Nho


Doanh thu (triệu đồng)


Lợi nhuận (triệu đồng)


Doanh thu trồng Nho (triệu đồng)


Lợi nhuận trồng nho (triệu đồng)

Lúa 1 vu

22

141

44

5.214

2.794

2.420

Lúa 2 vụ

286

4118

1716

67.782

36.322

31.460

Đất màu-

CCNNN

345

3416

2001

81.765

43.815

37.950

Đất khác

97

582

388

22.989

12.319

10.670

Tổng số

750

8.257

4.149

177.750

95.250

71.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 13

Nguồn: Dự án trồng nho huyện Tuy Phong


2.4.5. Đánh giá về trồng và chế biến nho ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận‌

Nho là cây trồng không đòi hỏi cao về điều kiện tự nhiên, nhưng lại yêu cầu cao về kỹ thuật, công chăm sóc. Nhìn chung, nho trồng nhiều nơi trong nước nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào thu nhập chính của phần lớn nông dân vả tổng thu nhập trong hoạt động nông nghiệp chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh phát triển ngành trồng nho thương mại sớm nhất trong cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng nho. Do vậy, hai tỉnh này đều có những dự án,


trung tâm nghiên cứu về cây nho. Công tác nghiên cứu chọn giống nho ở 2 tỉnh được quan tâm lớn nên đến nay đa dạng các giống nho trong sản xuất.

Viện nghiên cứu Cây Bông và Cây có sợi Nha Hố có trên 150 giống trong đó 90 giống nho ăn, 38 giống nho rượu, 4 giống nho gốc ghép và đã xác định 3 giống nho rượu, 3 giống nho ăn có triển vọng và giống NHO Ì-48 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống quốc gia, phục tráng giống nho Cardinal.[20, tr 2]

Trung tâm giống cây trồng vặt nuôi Ninh Thuận đã nhập 35 giống nho trong đó có 18 giống nho ăn và 17 giống nho rượu đã khảo nghiệm diện rộng giống Black Queen. [20, tr 2]

Trung tâm SEDEC Bình Thuận thành lập Trại giống nho Vĩnh Hảo đến nay nhập nội 102 giống nho, trong đó có 52 giống nho ăn, 39 giống nho rượu và 11 giống gốc ghép, đã khảo nghiệm diện rộng 2 giống gốc ghép, 5 giống nho ăn, 4 giống nho rượu. [20, tr 2]

Hiện diện tích trồng nho của 2 tỉnh là 2.012 ha (năm 2004). Trong đó diện tích nho ghép giống mới là 643 ha và nho Cardinal trồng không qua gốc ghép là

1.369 ha. Trong 643 ha nho ghép chiếm 32% tổng diện tích có 358 ha nho ghép NHO 1-48, 210 ha nho Cardinal ghép, 65 ha nho Black Queen ghép và diện tích còn lại là các giống Italia, Red Star ghép. Các giống nho mới cũng dần được trồng thay thế cho giống Cardinal do có những đặc điểm tốt như năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Hai tỉnh tiến hành quy hoạch phát triển nho đến năm 2010. Ninh Thuận

3.200 ha trong đó nho giống mới chiếm 1.000 ha, sản lượng 60 - 70 ngàn tấn và Bình Thuận từ 1.000 - 1.800 ha trồng chủ yếu là nho giống mới cho ăn tươi và làm rượu.

Theo tính toán đến năm 2010, diện tích nho thu hoạch khoảng 2.708 ha với năng suất bình quân tăng lên 24 tấn/ha và sản lượng ước đạt 65.000 tấn. Để nâng

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí