Bảng 3.2: Dự kiến tình hình phát triển nho năm 2010 của Ninh Thuận và Bình Thuận
Diện tích (ha) | Diện tích thu hoạch (ha) | Sản lượng (tấn) | Năng suất (tấn/ha) | |
Ninh Thuận | 3.200 | 2.708 | 65.000 | 24,0 |
Bình Thuận | 1.000 | - | 21.800 | 21,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Liên Kết Giữa Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khảnh Hòa, Ninh Thuân, Bình Thuận
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Xây Dựng Mở Rộng Diện Tích Trồng Và Chế Biến Nho
- Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Ninh Thuận (1997), Phòng Trừ Tổng Hợp Sâu Bệnh Hại Nho Ở Ninh Thuận.
- Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 18
- Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 19
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở NN&PTNT Ninh Thuận và Sở NN&PTNT Bình Thuận
Tỉnh Bình Thuận, quỹ đất chưa sử dụng của huyện Tuy Phong có khả năng chuyển dịch đến 2010 còn khá cao so với quy hoạch cây Nho, đồng thời với việc đầu tư công trình hồ Lòng Sông, có khả năng tưới 4.200 ha và chủ trương khuyến khích phát triển đễ mở rộng điện tích trổng mới Nho trển địa bàn huyện. Tỉnh, huyện tập trung tổ chức tuyên truyền chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến các hộ gia đình có qũy đất đang canh tác các loại cây trồng khác hiệu quả thấp để chuyển sang trồng Nho.
- Hiện nay tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi dự án đầu tư trồng nho và chế biến rượu nho tại huyện Tuy Phong với quy mô vườn trồng là 200 ha, sản lượng nho đưa vào chế biến rượu vang nho 6.000 tấn nho qủa/năm.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư cơ sở thu mua, bảo quản và tiêu thụ Nho quả.
- Kêu gọi các nhà đầu tư lập dự án trồng nho với diện tích tập trung theo mô hình trang trại.
- Chuyển đổi vùng đất đồi đủ điều kiện trồng nho để mở rộng diện tích theo hướng cho nông dân thuê đất với thời hạn lâu năm, vốn hổ trợ ưu đãi.
- Kết hợp vườn trồng nho với quy mô lớn và phát triển du lịch sinh thái vườn nho, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Đồng thời du khách cũng là khách hàng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, tránh hư hỏng dọc đường, đem lại hiệu quả cao cho du lịch và ngành trồng nho.
3.3.3. Chính sách phát triển trồng và chế biến nho
Nhà nước sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, đồng thời có thể sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp để vay vốn đầu tư trồng Nho.
- Khuyến khích nông dân đang canh tác các cây trồng khác hiệu quả thấp chuyển sang trồng nho.
- Có kế hoạch khai hoang cấp đất cho các dự án tái định cư, di dân kinh tế mới để khai thác những vùng đất chưa sử dụng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai để kêu gọi các dự án đầu tư trồng Nho, thông báo các chính sách của Trung ương và Tỉnh quy định về ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế, tiền thuê đất và thuế thu nhập trong giai đoạn đầu cho các tổ chức, cá nhân muốn tham gia đầu tư trồng nho hoặc chế biến rượu nho.
3.3.4. Vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật
3.3.4.1. Chính sách hỗ trợ vốn
UBND tỉnh và các trung tâm nông nghiệp hoặc các tổ chức phi Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm về công tác nhập nội, tuyển chọn giống, nhân giống nho có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng để chuyển giao cho nông dân. Đồng thời hỗ trợ cho nông dân của trong việc triển khai việc trồng giống nho mới: như hỗ trợ gốc ghép, mắt ghép, công kỷ thuật ghép, tập huấn về kỹ thuật trồng, phòng trừ sâu bệnh...
Nhà nước và các trung tâm sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn phần cho các mô hình khảo nghiệm, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng nho cho nông dân.
Để khuyến khích phát triển, Nhà nước có chính sách giải quyết cho dân vay vốn trung hạn để trồng nho tối thiểu 50 triệu /ha, có hỗ trợ lãi suất trong năm đầu, tạo điều kiện cho dân mạnh dạn tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đối với những hộ đã trồng giống nho cũ, hết chu kỳ sản xuất cần thay bằng giống mới cũng được vay vốn.
Do vốn đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản cho Ì ha nho rất cao so với khả năng đầu tư của nông dân. Đây là vấn đề bức xúc mà người dân đang đề nghị Nhà nước quan tâm. Hầu hết những người dân khu vực nông thôn đều nghèo, mong muốn mở rộng diện tích trồng Nho để làm giàu nhưng thiếu vốn đầu tư, không có tài sản thế chấp; hoặc đã vay vốn ngân hàng nhưng lại gặp rủi ro về khí hậu thời tiết, thiếu kinh nghiệm sản xuất bị thất thu, chưa đủ tiền để trả ngân hàng, Do đó ngân hàng không giải quyết cho vay tiếp. Đây là một thực tế phát sinh chưa được tháo gỡ, làm cản trở sự phát triển. Ngân hàng cần hỗ trợ vốn vay cho các đối tượng nghèo cũng như các đối tượng phát triển theo hướng trang trại nhằm đẩy mạnh quy mô sản xuất nho khai thác về lợi thế của cây nho.
Nhà nước cho khoanh nợ đối với những hộ nghèo, hộ đói, hộ bị thiên tai và tiếp tục xem xét cho vay tiếp đối với những hộ có thiện chí trồng nho để trả nợ. Hỗ trợ lãi suất cho dân vay vốn mua máy móc thiết bị phục vụ bơm tưới, chăm sóc vườn nho.
Có chính sách khen thưởng phù hợp và thỏa đáng cho các tổ chức và cá nhân phát triển nho tiêu thụ sản phẩm quả nho ổn định bằng xuất khẩu sản phẩm nho của địa phương .
3.3.4.2. Giải pháp về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật
Các cơ quan khoa học tiến hành chuyến giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực tiếp cận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống, kỹ thuật canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sâu bệnh trên cây nho. Đặc biệt chú trọng công nghệ bảo quản sau thu hoạch và các biện pháp giảm dư lượng hóa chất trên sản phẩm. Áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất nho theo hướng an toàn (sử dụng phân hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh).
Trại giống Nho Vĩnh Hảo - thuộc Trung tâm SEDEC Bình Thuận là đơn vị đã có quá trình nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây nho trên địa bàn Huyện. Trong thời gian tới, theo kế hoạch của Trung tâm SEĐEC đề ra tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật để giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu phát triển cây nho trên địa bàn.
Đặc biệt là hướng tới công tác chuyển giao công nghệ ghép giống cho kỹ thuật viên là nông dân để thực hiện ghép giống ngay trên ruộng nho của mình, giảm đáng kể chi phí cây giống khi trồng mới hoặc thay giống.
Bên cạnh đó Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật hàng năm sẽ phối họp với các đon vị bố trí các lớp tập huấn, chuyển giao mô hình kỹ thuật về cây Nho trên địa bàn. Trong đó chú trọng hướng dẫn các biện pháp tổng hợp để bảo vệ cây trồng, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh an toàn hiệu qủa.
"Muốn có được vùng nho bền vững, bà con phải áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật và có sự tham gia, gắn kết tích cực của các nhà quản lý, khoa học về các vấn đề mang tính vĩ mô như: bán nho ở đâu, trồng giống gì, công tác quy hoạch ra sao...", Tiến sĩ Lê Quang Quyến, Trưởng Phòng Nông học, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông Nha Hố khẳng định.
3.3.4.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Các tuyến đường giao thông cấp tỉnh, huyện đến trung tâm xã cần được trải nhựa và nâng cấp tuyến đường liên thôn nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong các mùa, giữa các vùng sản xuất nho để thuận tiện trong công tác thu mua, tiêu thụ, bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
Công tác thủy lợi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trồng nho. Mạng lưới thủy lợi ở Ninh Thuận đang được hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình thủy lợi Hồ Tân Giang. Kiên cố hóa 100% kênh mương cấp 1, cấp 2 và 50% kênh cấp 3 để phát huy tối đa các công trình đã có.
Hiện nay công trình hồ Lòng Sông đang thi công, sau khi hoàn thành sẽ phục vụ cho các khu vực sản xuất thuộc xã Phong Phú, Phú Lạc, Phước Thể, Vĩnh Tân ... Theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tại Quyết định phê duyệt công trình hồ chứa nước Lòng Sông tại Bình Thuận số 1020/Quyết định -Bộ Nông nghiệp - Xây dựng cơ bản ngày 24/3/2000, trong đó tổng giá trị đầu tư 196,164 triệu đồng giao cho Tỉnh đầu tư tu sửa đập Tuy Tịnh, công trình trên kênh, kênh cấp 1 và các khoản chi phí khác. Tổng kinh phí 14,516 tỷ đồng, nhiệm vụ công trình tưới cho 4.260 ha (tự chảy 4.000 ha, tạo nguồn 260 ha). Hiện nay ủy ban Nhân dân Tỉnh đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình tiếp nước Lòng Sông - Đá Bạc, huyện Tuy Phong, giao Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận làm chủ đầu tư. Nhiệm vụ công trình sẽ chuyển nước từ hồ chứa nước Lòng Sông và các lưu vực phụ cận cấp cho hồ Đá Bạc, ổn định nước cho 394 ha đất canh tác của hố Đá Bạc, đồng thời mở rộng khu tưới khoảng 650 ha đất canh tác và cấp nước sinh họat cho dân trong vùng. Đề nghị Tỉnh quan tâm cấp kinh phí để triển khai, nhằm sớm phát huy khu vực tưới cho vùng nho xã Vĩnh Hảo.
Ngoài ra tiếp tục kiên cố hóa các hệ thống kênh tưới và tu sửa các đập thủy lợi nhỏ để phục vụ tưới. Trong giai đoạn đầu, khi các công trình thủy lợi đầu tư
chưa hoàn chỉnh, đối với những khu vực trồng nho nhưng chưa được tưới, từng hộ gia đình có kế hoạch đào ao, khoan giếng để phục vụ bơm tưới.
3.3.4.4. Giống, công nghệ bảo quản quả, chế biến
Các trung tâm nghiên cứu khoa học về giống nho, đa dạng hóa các giống nho, chọn giống có chất lượng cao tuy nhiên cũng đưa ra những điểm chưa khắc phục, yếu kém của từng giống nho để người trồng chọn lựa giống cho phù họp. Vì vậy trong giai đoạn tới cần đầu tư nâng cấp và mở rộng Trại giống Nho Vĩnh Hảo, Trang tâm nghiên cứu nho Ninh Thuận đảm bảo hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương tưới trong vườn nho, phổ biến quy trình kỹ thuật canh tác nho cho các tổ chức và hộ gia đình trồng nho.
Sản xuất các giống nho để chế biến rượu vang.
Tiếp tục công tác nghiên cứu giống và khảo nghiệm giống Nho. Chọn lọc tập đoàn giống để thường xuyên đưa ra đại trà các loại giống mới có ưu thế. Nghiên cứu nhiều về kỹ thuật trồng nho: làm đất, sử dụng phân bón, nước, công tác chăm sóc,... đến tận từng người dân. Ngoài ra, cần có các lớp tập huấn nâng cao về kỹ thuật.
Nghiên cứu và phổ biến công nghệ bảo quản qua nho cho nông dân để tăng giá trị sản phẩm trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ.
3.4. Kiến nghị
Trong xu thế hội nhập, Việt Nam tham gia tổ chức WTO và các tổ chức kinh tế khác trên thế giới. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Đồng thời việc trao đổi hàng hóa các loại nông sản giữa các nước ngày càng dễ dàng hơn, là thách thức lớn với hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa của Việt Nam trong đó có nho.