Thực Trạng Trồng Va Chế Biến Nho Ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.‌


Đánh giá: Thành phần cơ giới: Đất thịt pha cát. pH: Đất rất ít chua.


Mùn: Rất thấp. N tổng số: rất nghèo. N dễ tiêu: nghèo.


P dễ tiêu: thấp. P tổng số: thấp. Ca: cao. Mg, K: trung bình


Hình 2 6 Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận Bảng 2 6 Kết quả phân tích đất tại 1

Hình 2.6: Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận


Bảng 2.6: Kết quả phân tích đất tại Bình Thạnh


Thành phần cơ giới (%)

pH

HR2R0

pH

KCl

Mùn

Nts

PR2R0R5Rts

Ca

Mg

CEC

Cát

Limon

Sét

(1;2,5)

(%)

(%)

(%)

(Meq/100g)

96

2,2

1,8

6,8

5,6

0,175

0,017

0,012

0,8

0,2

3,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nguồn: (Phòng Thổ Nhữơng- Phân viện Quy hoạch thiết kế Nông Nghiệp Miền Trung, 4/2001)

Đánh giá: Thành phần cơ giới: Đất cát pH: Đất trung tính. Mùn: Rất thấp.


N tổng số: rất nghèo. P tổng số : rất thấp. Ca: Rất thấp. Mg: Rất thấp. CEC: rất thấp.

Nhận xét chung:


- Vùng đất cát có pH trung tính, hàm lượng mùn và các chất đa và vi lượng đều rất thấp.

- Vùng đất thịt pha cát có pH rất ít chua, Ca cao, Mg, K trung bình. Các chất dinh dưỡng mùn, đa lượng ở dạng tổng số và dễ tiêu đều rất thấp đến thấp.

Cả 2 vùng đất trên đều cần phải bón thêm phân hữu cơ và các khoáng đa, vi lượng cần thiết cho cây trồng. Đất phù hợp cho trồng nho.

2.3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


P P

Dân số: Tổng dân số toàn huyện Tuy Phong năm 2003 có 131.690 người, trong đó khu vực thành thị 67.126 người (51%), nông thôn 64.564 người (49%). Mật độ dân số 166 người/ km2. Tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Lòng Sông, ven biển và quốc lộ số I; có 80 % là dân tộc Kinh, 15 % dân tộc Chăm và 5 % dân tộc ít người khác. Dân cư vùng nông thôn sinh sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp, kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng do điểm xuất phát thấp và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đầy đủ, năng suất sản lượng cây trồng chưa cao, nên nhìn chung đời sống của nông dân rất khó khăn.


Theo số liệu điều tra nông thôn năm 2001 huyện Tuy Phong có tổng số

24.477 hộ, trong đó tỷ lệ hộ có kinh tế gia đình dưới mức trung bình trở xuống còn khá lớn, chiếm tỷ lệ 34,13 % toàn huyện, trong đó hộ nghèo 21,67%, cụ thể như sau :

- Số hộ giàu: 2.169 hộ, chiếm 8,86%,


- Hộ khá: 5.099 hộ, chiếm 20,83%,


- Hộ trung bình: 8.853 hộ, chiếm 36,16%,


- Hộ dưới trung bình: 3.051 hộ, chiếm 12,46%,


- Hộ nghèo: 5.305 hộ, chiếm 21,67%.


- Hộ có điện sử dụng: 23.776 hộ, tỷ lệ 97,13%


Giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Tuy Phong chiếm tỷ lệ thấp so với toàn tỉnh. Tổng diện tích gieo trồng năm 2003 chỉ đạt 3.790 ha, tập trung ở các xã phía Bắc, chủ yếu là các loại cây lương thực (lúa, bắp), cây thực phẩm (rau, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, bông, bụp giấm) và cây ăn quả (nho, xoài, điều, thanh long...). Riêng về cây nho là cây trồng mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng được xem là loại cây trồng mang hiệu qua kinh tế cao nhất trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, Trại Giống Nho Vĩnh Hảo được thành lập có nhiều hoạt động tích cực giúp cho nông dân tiếp cận được các loại giống mới có nhiều ưu thế, tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh cây Nho.

Cho đến nay Trại Giống Nho Vĩnh Hảo đã tập huấn được cho 3200 lượt người và quảng bá nhiều giống nho mới, phần lớn các hộ trồng nho đều được trang bị những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên do vốn đầu tư trên đơn vị diện tích rất cao, nông dân đa phần là nghèo, thiếu vốn đầu tư, do đó diện tích mở rộng hàng nám không được nhiều.


2.4. Thực trạng trồng va chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.‌

2.4.1. Thực trạng trồng nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.‌


2.4.1.1. Thực trạng trồng nho ở tỉnh Khánh Hòa


Mặc dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nho ở Khánh Hòa, nhưng so với các loại cây trồng của tỉnh, nho chưa được chú trọng đầu tư phát triển.

Nho ở Khánh Hòa hầu hết tập trung trồng ở Cam Ranh nhưng năng suất không cao. Rất ít hộ gia đình trồng nho vì so với các cây trồng khác thì không có lãi nhiều. Điều kiện tự nhiên ở Cam Ranh tương đối giống với Ninh Thuận, tương đối phù hợp với cây nho. Tuy nhiên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa chưa có định hưởng để phát triển cây nho nhưng cũng khuyến khích nông dân phát triển trồng nho.

Do các nguyên nhân:


* Người dân ít có kinh nghiệm và truyền thống trong việc trồng nho.


* Giống nho cũ, gặp nhiều sâu bệnh, hiệu quả năng suất không cao, nông dân không duy trì, phát triển nho.

* Nông dân chưa tiếp cận với các giống nho mới từ các Trung tâm, Viện nghiên cứu về cây nho.

* Định hướng phát triển nho của Sở NN & PTNT Khánh Hòa chưa thật rõ nét, chưa quan tâm đến trồng nho.

Đến nay, diện tích trồng nho của tỉnh không đáng kể, chưa có số liệu thống kê và điện tích và sản lượng, năng suất trồng nho của tỉnh.

Hiện nay, tại Cam Ranh chỉ có xã Cam Thịnh Đông còn duy trì trồng nho với diện tích ước đoán 2,1 ha, trong đó hộ gia đình Lê Ninh duy trì với nghề trồng nho trên 10 năm với diện tích 5 sào (0,5ha) và một số hộ khác nhưng


mang tính tự phát. Sản phẩm nho chủ yếu bán tại địa phương và Thành phố Nha Trang.

2.4.1.2. Thực trạng trồng nho ở tỉnh Ninh Thuận


Cây nho là loại cây trồng đặc thù của Ninh Thuận, có giá trị cao và hàng năm mang lại nguồn lợi khá lớn cho nông dân và kinh tế địa phương. Hiện tại diện tích cây nho là 1.890 ha chỉ chiếm 3 -3,5% diện tích gieo trồng nhưng giá trị sản xuất lại chiếm tới 15- 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Giống nho đầu tiên được trồng là giống nho đỏ ăn tươi Red Cardinal. Cho tới bây giờ, đây vẫn là giống nho chủ lực do sản lượng tương đối cao (20 tấn/ha), kinh nghiệm của nông dân trong trồng trọt và kháng bệnh cũng như thói quen tiêu thụ trong người dân Việt Nam khá lâu đời.

Cây nho hiện trồng trên 31 xã, phường tại hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh trừ huyện miền núi Bác Ái. Huyện Ninh Phước có diện tích trồng nho cao nhất với 1.115 ha chiếm 59% diện tích cây nho cả tỉnh, kế tiếp là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm diện tích trồng nho 567 ha chiếm 30%.

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau năm 2000, công tác nghiên cứu về giống nho bắt đầu chú trọng. Hiện nay ngoài giống chủ lực phục vụ sản xuất là giống nho đỏ (Cardinal), một số giống mới như NH.01-48, Black Queen,...

Đến năm 2005, diện tích giống nho mới đạt 500 ha, trong đó giống nho xanh NH-01-48 là chủ yếu. Đây là giống có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích và khôi phục cây nho. Giống nho xanh trái lớn, chất lượng không thua kém nho vùng ôn đới.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, trên diện tích 1.890 ha nho hiện có, giống nho Cardinal thuần chiếm 1.250 ha (tỷ lệ 66,6%), giống nho Cardinal ghép từ gốc dại 250 ha (13%), 361 ha nho NH01-48 (19%), giống Black Queen 9,4 ha (0,4%), còn lại 19,6 ha (1%) là giống nho Italia và một số giống nho khác.


Đặc biệt các giống nho rượu như giống Shiaz dùng chế biến rượu vang đỏ, giống Saw Blanc làm rượu vang trắng và rượu Champane đã khảo nghiệm hiện đang được tiến hành sản xuất thử trên địa bàn huyện Ninh Phước và thị xã PR- TC.

Bảng 2.7: Diễn biến tình hình phát triển nho tại Ninh Thuận


TT

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

1

Điện tích (ha)

1.809

1.425

1.584

1.754

1.709

1.615

PR- TC

603

508

474

495

402

307

Ninh Sơn

85

84

94

76

46

47

Ninh Hải

155

120

88

126

148

118

Ninh Phước

966

713

928

1.057

1.113

1.143

2

Diên tích thu

hoạch (ha)

1.459

1.334

1.416

1.728

1.417

1.475

PR- TC

579

525

508

530

333

317

Ninh Sơn

84

48

84

93

45

46

Ninh Hải

107

121

IU

105

115

95

Ninh Phước

689

640

713

1.000

924

L OI ?

3

Sản lượng (tấn)

20.344

18.411

15.370

18.680

22.810

26.000

PR- TC

6.912

6.996

6.090

7.560

6.840

6.283

Ninh Sơn

1.008

560

840

871

740

760

Ninh Hải

1.712

1.560

1.440

1.225

2.130

1.810

Ninh Phước

10.712

9.295

7.000

9.024

13.100

17.147

4

Năng suất (tấn/ha)

13,9

13,8

10,9

10,8

16,1

17,6

PR-TC

11,9

13,3

12,0

14,3

20,5

19,8

Ninh Sơn

12,0

11,7

10,0

9,4

16,4

16,5

Ninh Hải

16,0

12,9

13,0

11,7

18,5

19,1

Ninh Phước

15,5

14,5

9,8

9,0

14,2

16,9

Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận,2006


BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÙNG TRỒNG NHO TỈNH NINH THUẬN


Hình 2 7 Bản dồ hiện trạng vùng trồng nho tỉnh Ninh Thuận Đến nay 8 2005 diện 2


Hình 2.7: Bản dồ hiện trạng vùng trồng nho tỉnh Ninh Thuận


Đến nay 8/2005 diện tích nho toàn tỉnh là: 1800 ha trong đó diện tích nho giống đỏ ghép trên gốc nho dại tăng, mức độ phát triển giống nho mới có khuynh hướng chững lại.


Qua biểu đồ 2 1 ta thấy diện tích trồng nho ở các huyện thị xã của Ninh 3

Qua biểu đồ 2.1, ta thấy diện tích trồng nho ở các huyện, thị xã của Ninh Thuận phát triển không ổn định, cụ thể là việc giảm diện tích 50% từ 2000 đến 2001, và khoảng 3% trong giai đoạn 2003-2004, đến năm 2005 diện tích lại tiếp tục giảm. Tuy nhiên diện tích tăng giảm của các huyện, thị không đều. Riêng huyện Ninh Phước, từ năm 2001 tốc độ diện tích trồng nho tăng liên tục, đến năm 2005 tăng gấp 1,6 lần. Thị xã PR-TC, huyện Ninh Sơn diện tích giảm nhiều, đặc biệt thị xã PR- TC giảm khoảng 1/2 diện tích từ 603 ha năm 2000 đến năm 2005 là 307 ha.

Tổng diện tích nho toàn tỉnh từ năm 2000 đến 2005 tăng giảm không ổn định. Từ năm 2000 đến năm 2002 giảm 225 ha, sau đó năm 2003 tăng lên 170 ha, năm 2005 giảm 139 ha. Do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, giá cả bất ổn định trên thị trường và một số nơi lấy đất quy hoạch đô thị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023