Qua một số nghiên cứu, giống nho xanh NH01-48 mắc phải một số các bệnh như bệnh thán thư, phấn trắng... Khả năng mất trắng với nguy cơ rủi ro cao hơn giống đỏ Red Cardinal. Do vậy, một số người dân hoang mang nên thu hẹp diện tích để trồng lại giống đỏ Cardinal (Theo một số hộ trồng nho).
Tương tự với diện tích trồng, biểu đồ 2.2 thể hiện diện tích thu hoạch nhỏ của các huyện, thị cũng tăng giảm không ổn định. Huyện Ninh Phước có diện tích thu hoạch lớn nhất trong các huyện, thị, có diện tích tăng từ 2000 đến 2005 là 328 ha, tuy nhiên năm 2001 và năm 2004 diện tích thu hoạch giảm nhưng không đáng kể. Huyện Ninh Sơn có diện tích thu hoạch thấp nhất, năm 2004 (45ha) so với năm 2003 (93) diện tích thu hoạch giảm Vi diện tích và đến năm 2005 chỉ tăng thêm 1 ha. Thị xã PR - TC diện tích thu hoạch có xu hướng giảm mạnh từ 579 ha năm 2000 đến 2005 có 317 ha nho thu hoạch.
Qua biểu đồ 2.3, từ năm 2000 - 2002, sản lượng nho Ninh Thuận giảm 4.974 tấn, từ năm 2003 đến 2005 sản lượng nho Ninh Thuận tăng 7.320 tấn. Trong các huyện thị, sản lượng cũng tăng giảm không ổn định, huyện Ninh Phước cũng có sản lượng cao nhất chiếm hơn 1/2 sản lượng của cả tỉnh, nên ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nho chung của tỉnh. Trong khi đó, sản lượng nho của PR - TC lại giảm từ năm 2003 đến 2005: 1.277 tấn.
Nguyên nhân do điều kiện thời tiết có sự thay đổi thất thường, nên nông dân phải chặt phá chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Việc đô thị hóa nhanh và thiếu chính sách bảo hộ ruộng vườn nho cho nông dân nên diện tích nho cũng bị thu hẹp nhất là các vùng đô thị ảnh hưởng đến sản lượng nho. Và do sâu bệnh phá hại nên sản lượng nho không ổn định, chất lượng nho ngày càng giảm.
Dựa vào biểu đồ 2.4, nhìn chung năng suất nho bình quân không ổn định theo năm và cả mùa vụ, năm 2000 bình quân chỉ còn 13,9 tấn/ ha và đến năm 2005 bình quân lại được 17,6 tấn/ ha. Năng suất cũng thay đổi qua các năm, năm 2003 năng suất thấp nhất 10,8 tấn/ha. Năng suất nho của các huyện, thị thay đổi, thị xã PR -TC có năng suất cao nhất trong các huyện, thị từ năm 2003 (14,3 tấn/ha), 2004 (20,5 tấn/ha) và 2005 (19,8 tấn/ha). Huyện Ninh Phước năm 2003
và 2004 năng suất thấp nhất trong các huyện, thị 2003 (9,0 tấn/ha), 2004 (14,2 tấn/ha).
Năm 2004, do mưa kéo dài, vườn nho đang chuẩn bị thu hoạch bị thối toàn bộ. Gia đình anh Lê Văn Hùng ở xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn đã mất trắng gần 100 triệu đồng. Anh Nguyễn Tường, một trong những người tiên phong trồng cây nho từ thuở sơ khai ở xã Phước Thạnh, huyện Ninh Phước nói: "tui phải chia tay với nó thôi. Liên tục 2 năm liền do bị sâu bệnh, năng suất không bao nhiêu". Ngoài yếu tố khách quan về thời tiết, nguyên nhân dẫn tới việc nho nhiễm bệnh chủ yếu là do kỹ thuật, trình độ canh tác của nhà nông", anh Mai Văn Hào, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông Nha Hố cho biết. Do vậy cây nho chỉ cho năng suất trên dưới 50% so với trước đây đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc duy trì diện tích cây nho. Thêm vào đó, người nông dân sản xuất phần lớn dựa trên kinh nghiệm, chưa chủ động tìm tòi, chưa học hỏi thêm về kĩ thuật canh tác tiến bộ nên sản lượng và năng suất nho của tỉnh và các huyện, thị chưa cao và thiếu tính ổn định.
Đối với sản xuất nho trên địa bàn, đó là đa số nông dân trong tỉnh đã có nhiều năm kinh nghiệm về nghề, nho lại có giá trị cao hơn nhiều so với các cây trồng khác; bình quân 1 ha nho được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật cho thu nhập từ 100-300 triệu đồng.
Công tác giống và chuyển giao công nghệ trong sản xuất nho thời gian qua đã có những tiến bộ đáng kể, hiện nay tại Viện Nghiên cứu và phát triển cây bông, Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi tỉnh có tập đoàn giống nho rất phong phú với gần 200 giống, gồm cả nho ăn tươi và nho rượu.
Với số lượng giống này, khả năng hàng năm có thể đưa ra sản xuất từ 1-2 giống nho năng suất cao, chất lượng tốt để thay thế dần những giống nho cũ đã có những biểu hiện thoái hóa về năng suất và chất lượng, bổ sung vào cơ cấu giống nho trên địa bản tỉnh. Như vậy, mặc dù vẫn còn có những khó khăn nhất định do thời tiết và cả chủ quan của người sản xuất, những mặt thuận lợi trên đây đã là tiền đề khá vững cho triển vọng phát triển cây nho của tỉnh thời gian tới.
Từ nay đến năm 2010, ngành Nông nghiệp vẫn xác định nho là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, là cây trồng đặc thù và có giá trị kinh tế cao, phải tập trung phát triển.
Theo đó, thực hiện mục tiêu mở rộng cơ cấu giống nho các loại đến năm 2010 đạt diện tích 3.200 ha và huyện Ninh Phước vẫn chiếm nhiều nhất vơi
2.500 ha; trong đó nho giống mới từ 1.000-1.500 ha và 100 ha nho rượu. Cây nho được tập trung đầu tư theo hướng công nghệ cao, sản xuất theo hướng nho sạch và được thị trường chấp nhận, với sản lượng nho ước tính đến năm 2010 là
60.000 tấn.
Về cơ cấu giống, đến năm 2010, với nho ăn tươi ngoài 2 giống Cardinal (thuần và ghép gốc dại) và NH01-48, tiếp tục chọn tạo thêm từ 2-3 giống khác để đưa vào sản xuất. Khảo nghiệm và chọn được 2 giống nho rượu Shiaz và Saw Blanc hiện đang thực hiện sản xuất thử vào đầu năm 2006; đồng thời từng bước mở rộng diện tích để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến rượu vang nho đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó là khảo nghiệm so sánh tại vườn thực nghiệm, chọn tạo từ 1-2 giống nho không hạt đưa vào sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nho sấy khô mang thương hiệu Ninh Thuận.
Cho đến nay, tại Ninh Thuận, 100% các hộ nông dân vẫn chỉ trồng các giống nho ăn tươi. Trung tâm giống cây trồng có khoảng 162 giống nho, trong đó chỉ có 40 giống nho rượu. Theo Ts. Nông, phó giám đốc trung tâm cây giống Ninh Thuận, sắp tới trung tâm sẽ tiến hành quảng bá một số loại giống nho rượu như NH02-04, NH02-10 (Chambourcin), NH 02-09 (Rubi Red), Chardonay, Syrah... để người dân thử trồng, đáp ứng yêu cầu với giống nho rượu đạt chất lượng tốt cho nhu cầu làm rượu vang trong tương lai (nguồn phỏng vấn sâu sở Khoa học Công Nghệ).
Sơ đồ 2.1: Quá trình sơ chế nho an toàn
2.4.1.3. Thực trạng trồng nho ở tỉnh Bình Thuận
Cây nho bắt đầu được trồng từ năm 1992 và đến năm 1997 mới đạt 25 ha (năm cây nho đạt diện tích cao nhất tại Ninh Thuận). Năm 2001, diện tích nho là 210 ha. Đến cuối tháng 10 năm 2004 diện tích cây nho tại Tuy Phong đạt 288 ha
và trong thời gian này năng suất, sản lượng nho của Tuy Phong đã tăng lên một cách đáng kể.
Đến năm 2003, diện tích nho tại Tuy Phong trồng tập trung tại các xã Phú Lạc (123,33 ha), Phong Phú (66,45 ha), Phước Thể (38,28 ha), Vĩnh Hảo (15,96 ha) đã phần nào khẳng định được khả năng phát triển của cây nho tại vùng đất này trong đó xã Phong Phú, Phú Lạc là 2 xã chủ lực phát triển cây nho.
Bảng 2.8: Diện tích và sản lượng nho qua các năm ở Tuy Phong
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Diện tích (ha) | 210 | 210 | 181 | 216 | 298 | 310 |
Sản lượng (tấn) | 1.236 | 3.472 | 2.644 | 2.606 | 4.950 | 5.430 |
Năng suất (tấn/ha) | 5,9 | 16,5 | 14,6 | 12,1 | 16,6 | 17,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 8
- Tiềm Năng Diện Tích (Dt) Phát Triển Cây Nho Trên Đất Thích
- Thực Trạng Trồng Va Chế Biến Nho Ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Thực Trạng Chế Biến Nho Ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Liên Kết Giữa Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khảnh Hòa, Ninh Thuân, Bình Thuận
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Trồng Và Chế Biến Nho Ở Các Tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận
350
310
298
300
250
210
210
216
200
181
150
Diện tích (ha)
100
50
0
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Biểu đồ 2.5: Diện tích trồng nho ở Tuy Phong, Bình Thuận
6000
5430
4950
5000
4000
3472
3000
2644
2606
Sản lượng (Tấn)
2000
1236
1000
0
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Biểu đồ 2.6: Sản lượng nho ở Tuy Phong, Bình Thuận
Qua bảng số liệu 2.8 và biểu đồ 2.6, ta thấy diện tích trồng nho và sản lượng nho của Tuy Phong cũng thiếu tính ổn định. Năm 2001, diện tích không thay đổi so với năm 2000 nhung sản lượng tăng nhiều, năm 2001 tăng 2.236 tấn do có sự thay đổi về giống nho trồng. Nhưng đến năm 2002, diện tích và sản lượng lại giảm do ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán nên nho bị chết gây sụt giảm về diện tích và sản lượng. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng có xu hướng tăng trở lại.
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
17.5
16.5
16.6
14.6
12.1
5.9
Năng suất (tấn/ha)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Biểu đồ 2.7: Năng suất nho ở Tuy Phong, Bình Thuận
Nhìn vào biểu đồ 2.7, năng suất nho Tuy Phong, Bình Thuận thay đổi thất thường, năm 2001 tăng gần gấp 3 lần năm 2000 nhưng từ 2001 (16,5 tấn/ha) đến 2003 (12,1 tấn/ha) lại giảm và năng suất tăng lên đến 2005 (17,5 tấn/ha).
Tuy nhiên so với Ninh Thuận diện tích cây nho phát triển chậm tại Tuy Phong, Bình Thuận trong thời gian đầu vì những lý do sau:
- Thủy lợi chưa đảm bảo cho việc mở rộng diện tích nho.
- Người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn đầu tư ban đầu cho cây nho.
- Thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường theo chiều hướng có hại cho sự sinh trưởng phát triển của cây nho.
- Giống nho Cardinal có dấu hiệu sụt giảm năng suất, chất lượng làm ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng nho.
Đầu thập niên 1990, cây nho đỏ (Cardinal) cho năng suất cao và thu nhập của người trồng nho khá, năng suất nho từ 15-20 tấn/ha/vụ, mỗi năm thu 3 vụ, nhưng những năm gần đây thường xảy ra lũ lụt lớn và lúc này giống nho đỏ có dấu hiệu sụt giảm năng suất và chất lượng, nhiễm rất nặng các loại sâu bệnh hại đã làm cho năng suất giảm xuống dưới 10 tấn/ha/vụ làm giảm thu nhập của người trồng nho và có một số hộ bị thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên trong những năm cuối thập niên 1990, một số giống nho mới được Trung tâm Phát triển KT-XH Bình Thuận nhập nội và trồng thử thành công, phù hợp với khí hậu Tuy Phong, có năng suất, chất lượng tốt đã thay thế một phần diện tích nho cũ.
Tại huyện Tuy Phong đã có Trại giống Nho Vĩnh Hảo - là đơn vị trực thuộc Trung tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải tỉnh Bình Thuận (SEĐEC Bình Thuận), được thành lập từ năm 1998 với sự hỗ trợ tài chính và chuyên gia của Viện Konrad Adenauer - Cộng hòa Liên Bang Đức (KAS).
Tổng diện tích của Trại có 14 ha, mới đưa vào sử dụng 8 ha (trong đó 3 ha vườn giống gốc; 3 ha sản xuất qua, vườn tập đoàn và vườn khảo nghiệm 0,7 ha,