Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật 81166

Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá tình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động.

Di tích văn hóa nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hóa tinh thần.

Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc.

Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hóa dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.

+ Các di tích nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới: 7 kỳ quan thế giới (kim tự tháp Ai Cập; vườn treo Babilon; tượng khổng lồ Heliôt - trên đảo Rôt; lăng mộ vua Mozon ở Halicacnasơ; đền thờ Actemic ở Ephedơ; tượng thần Dớt ở Olempia và ngọn hải đăng Alexandria).

Ở Việt Nam có các di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc Cung Đình Huế.

- Các lễ hội:

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội

Phần lễ: với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu ngày hội, mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về lịch sử hay một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ hội nhằm bày tỏ tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Phần hội: được diễn ra với các hoạt động điển hình, tượng trưng cho tâm trí cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong lễ hội thường có các trò chơi, thi hát... Đình làng thường là nơi diễn ra các lễ hội, các lễ hội làng thường vào mùa xuân.

Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều có đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm.

Tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang theo hướng phát triển bền vững - 4

- Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống:

+ Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động

+ Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người

+ Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt... mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:

Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lí được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc...

Trên thế giới, mỗi dân tộc đều thể hiện những sắc thái riêng của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa Phlamango và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch ở Châu Âu. Các đất nước Italia, Hy lạp là những cái nôi của nền văn minh Châu Âu. Kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính chất nghệ thuật cao, đặc biệt là các nghề trạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sứ... Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng.

- Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác:

Các đối tượng du lịch văn hóa - thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao...

Đối tượng văn hóa - thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hóa, hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa.

1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật‌

1.3.3.1. Cơ sở hạ tầng‌

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lí rác thải... trong đó giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu.

*Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển và phân vùng du lịch trên cả hai phương diện: số lượng, chất lượng của các loại hình và phương tiện giao thông vận tải. Do đặc thù của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông. Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ hay khó trong việc tiếp cận điểm du lịch, số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển hành khách, số lượng loại hình vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và linh

hoạt, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách, về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến 4 khía cạnh là tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả.

- Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch.

- Đảm bảo an toàn vận chuyển: ngày nay, sự tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng tính an toàn trong vận chuyển hành khách và điều này sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch.

- Đảm bảo tiện nghi của các phương tiện vận chuyển nhằm làm vừa lòng hành khách.

- Vận chuyển có giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm, hợp lí thì nhiều tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch.

Nhìn chung mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có những ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du khách. Đặc biệt sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển du lịch ở cả mức độ quốc gia và quốc tế.

*Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Đối với hoạt động du lịch, thông tin liên lạc không những đảm nhận việc chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá du lịch. Thông tin, hình ảnh của các điểm du lịch được quảng bá rộng khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng muốn khám phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay.

*Hệ thống điện, thiết bị xử lí cấp thoát nước, xử lí rác thải vừa góp phần tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động du lịch vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách.

1.3.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật‌

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

CSVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKTDL của mỗi vùng, mỗi quốc gia được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch tại vùng, quốc gia đó. Sự kết họp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và CSVCKTDL giúp cho sự hoạt động có hiệu quả của cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Chính vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lí CSVCKT trên các vùng lãnh thổ và là tiền đề căn bản để hình thành các trung tâm du lịch. Ngược lại, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mật độ sử dụng tài nguyên du lịch, giữ gìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, CSVCKTDL lại có thể tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch.

CSVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; các cơ sở thể thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của CSVCKTDL đó là: Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện cho du khách.

*Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống CSVCKTDL gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhà hàng, khách sạn...

*Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.

*Cơ sở thể thao: tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm tăng hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.

*Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.

*Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng như giúp họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Đó là các trung tâm văn hóa - thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát...

*Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện... là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.

Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau. Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các nhân tố trên có những nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những nhân tố mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lí. Tuy nhiên tất cả các nhân tố này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân tố của môi trường đó và do vậy nó có thể tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại.

1.3.4. Nhân tố chính trị‌

Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa to lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Theo Bậc thang nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được an toàn (không phải lo lắng, sợ hãi điều gì) là nhu cầu cơ bản xếp thứ hai sau nhu cầu sinh học. Vì vậy, khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì khó có thể thu hút được khách du lịch tới điểm đó. Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa chính trị giữa các dân tộc. Một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có bầu không khí chính trị hòa bình và ổn định kết hợp với các tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽ tạo nên sức hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân - các khách du lịch tiềm năng. Tại những vùng không có những biến cố về chính trị, quân sự họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng và họ có điều kiện đi lại tự do

mà không có cảm giác lo sợ, có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương mà không bị cản trở bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo nào. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Điều này giải thích tại sao các tổ chức quốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế dưới khẩu hiệu "Du lịch là giấy thông hành của hòa bình".

Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu tại phạm vi một lãnh thổ nào đó xảy ra các sự kiện (như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến, khủng bố...) làm xấu đi tình hình chính trị, hòa bình và ổn định thì sẽ trực tiếp và gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, ảnh hưởng xấu đến lượng khách du lịch cũng như các công trình du lịch, lưu thông và cả môi trường tự nhiên. Nam Tư, Ai Cập hay đất nước Thái Lan trong những năm gần đây là những ví dụ về tác động của tình hình an ninh chính trị đến du lịch. Trước thập kỷ 90, Nam Tư là một điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới nhưng do tình trạng bất ổn chính trị, chiến tranh nên đến nay hoạt động du lịch ở Nam Tư hoàn toàn trở nên mờ nhạt. Thái Lan, đất nước hàng năm thu hút một lượng khách du lịch lớn với những dịch vụ du lịch độc đáo nhưng hiện nay do sự xung đột giữa các đảng phái khiến cho lượng khách du lịch giảm một cách đáng kể. Ngành du lịch của Thái Lan chiếm 5% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2 triệu việc làm, chiếm tới 7% trong tổng số lực lượng lao động của cả nước. Theo chủ tịch Hiệp hội các công ty du lịch Thái Lan Apichart Sankary, nhiều đoàn khách đã hủy chuyến đến Thái trong khi những du khách đang ở Bangkok hối hả rời khỏi nơi này. Ông Kongkrit Hiranyakit, chủ tịch Hội đồng du lịch Thái Lan, khẳng định tình hình căng thẳng trong những ngày qua cùng với việc hai sân bay đóng cửa trước đây đã khiến doanh thu từ du lịch sụt giảm 1/3, tương đương 4,2 tỉ USD. Tình trạng này có thể kéo theo 200.000 người trong lĩnh vực khách sạn bị mất việc và các công ty kinh doanh liên quan đến ngành du lịch - lĩnh vực tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu người Thái - bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như vậy, rõ ràng nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch và đến lượt mình du lịch thực sự là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu hơn về giá trị văn hóa, giúp

các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Và hơn hết, thông qua hoạt động du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng tạo lập và chung sống trong hòa bình.

1.3.5. Đường lối, chính sách‌

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch. Đường lối chính sách ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành chính cụ thể. Ở các nước có ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là những nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lí cũng như sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng trong những điều kiện, hoàn cảnh mới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.

Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. một số nước ở Đông Nam Á từ thập niên 80 của thế kỷ XX như Thái Lan, Malayxia, Xingapo... đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phù hợp, đúng đắn, quan tâm đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch song do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp như Ấn Độ, Braxin... nên ngành du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

1.3.6. Một số nhân tố khác‌

Ngoài các nhân tố trên thì tình hình thiên tai, dịch bệnh hay các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và quốc tế... có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Đặc biệt các nhân tố này xuất hiện ngoài dự tính và tầm kiểm soát của con người gây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023