Các Biện Pháp Nhằm Đạt Đến Sự Bền Vững Trong Du Lịch

khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch. Nó đe dọa đến sức khỏe, an toàn tính mạng, tâm lí hay khả năng tài chính của người dân, là vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động du lịch, kìm hãm sự phát triển của du lịch ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ.

1.4. Phát triển du lịch bền vững‌

1.4.1 Phát triển bền vững‌

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai…"

Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.

Phát triển bền vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hội bước vào thế kỉ 21. Vấn đề ô nhiễm môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.

Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản:

Kinh tế bền vững

Xã hội bền vững

Môi trường bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.


Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài

nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triến con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.

Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.

1.4.2. Phát triển du lịch bền vững‌

1.4.2.1. Khái niệm‌

Khái niệm du lịch bền vững xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì "Du lịch bền vững là việc đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai".

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng có thể đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.

- Cải thiện tính công bằng trong xã hội.

- Cải thiện chất lượng cuốc sống của cộng đồng bản địa.

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

- Duy trì chất lượng môi trường.

Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đòi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường, tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hóa phải được bảo vệ; phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. Những nguyên tắc này của tính bền vững cần phải được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát triển du lịch.

1.4.2.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững‌

- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.

- Giảm tiêu thụ quá mức và xã thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng nâng cao chất lượng du lịch.

- Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

- Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.

- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.

- Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

- Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.

- Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.

- Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

1.4.2.3. Các biện pháp nhằm đạt đến sự bền vững trong du lịch‌

- Tiếp thị và nhãn sinh thái:

Chiến lược tiếp thị cho du lịch bền vững cung cấp đầy đủ và chân thực các thông tin về sản phẩm du lịch, xác định, đánh giá và xem xét toàn diện về cung ứng các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Mục tiêu chính của quá trình tiếp thị là làm cho du khách nhận thức rõ ràng những tác động có thể gây ra cho môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội, huấn luyện du khách trước khi họ lên đường, làm cho hoạt động du lịch phù hợp với khả năng của du lịch về mặt quy mô, số lượng và loại hình du lịch.

Nhãn sinh thái của sản phẩm du lịch nhằm tăng cường chiến lược tiếp thị định hướng vào bảo vệ chất lượng môi trường. Nguyên tắc của nhãn sinh thái dựa trên việc xác định các tiêu chuẩn môi trường có thể ứng dụng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- Phát triển một số chính sách tiêu thụ có ý nghĩa môi trường:

Chính sách tiêu thụ xanh vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch vừa cho nền kinh tế địa phương. Nguyên tắc cơ bản của chính sách này là:

+ Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường (thú nhồi bông, thịt thú rừng, vật lưu niệm làm từ san hô,...).

+ Chỉ mua những thứ thật sự cần và nên ở dạng hàng rời.

+ Tránh các hàng hóa quá nhiều bao bì.

+ Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế.

+ Mua các sản phẩm chất lượng tốt, dùng bền, có thể sửa chữa.

+ Mua các sản phẩm địa phương.

- Quản lí năng lượng:

Các tổ chức du lịch, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn thường sử dụng nhiều năng lượng, cần kiểm toán để phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lượng (thay của tự đóng mở bằng cửa mở bằng tay, có hệ thống tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng, sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nóng, nhất là hỗ trợ cắm trại,...).

- Tiết kiệm nước:

Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ý nghĩa lợi ích cho kinh doanh vì nhu cầu sử dụng nước ở khu du lịch thường là rất cao. Nơi có khả năng tiết kiệm nước nhiều nhất là phòng nghỉ của khách, chỗ giặt giũ, nhà bếp, bể bơi,...

- Quản lí chất thải:

Chiến lược 3R: Reuse (tái sử dụng); Reduce (giảm xả thải); Recycle (tái chế) gồm các bước:

+ Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất thải độc hại cần phải xử lí riêng.

+ Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng cường tái sử dụng, tái chế, xử lí rác hợp vệ sinh.

+ Xây dựng một chương trình hoạt động "ít xả thải", "Cái gì mang vào sẽ được mang ra".

- Giao thông vận tải:

Tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách (xe ngựa, xe trâu, thuyền chèo tay,...) nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu đến môi trường.

- Đào tạo:

Đào tạo cán bộ nhân viên du lịch là cốt lõi của sự thành công du lịch bền vững, trong đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh doanh du lịch. Phát triển những chương trình đào tạo mới nhằm tăng cường hiểu biết về các đặc trưng văn hóa và thiên nhiên của địa phương, phổ cập các nguyên tắc của du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên là vấn đề bức xúc nhằm đào tạo các thế hệ quản lí kinh doanh du lịch mới.

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH AN GIANG‌


2.1. Khái quát chung về tỉnh An Giang‌

2.1.1. Vị trí địa lí‌


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Nguồn Tác giả luận văn An Giang là 1

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

(Nguồn: Tác giả luận văn)

An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam Tổ Quốc, có tọa độ địa lý từ 10°54' đến 10°31' vĩ độ bắc; 104°46' đến 105°12' kinh độ đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.

Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh An Giang gồm có: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện gồm: Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp).

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên‌

An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi.

- Đồng bằng: Ở An Giang có hai loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông. Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm hai kiểu là kiểu sườn tích và kiểu đồng bằng phù sa cổ.

- Đồi núi: Đồi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, lũ hàng năm do sông Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 37°C, thấp nhất là 23°C; hàng năm có hai tháng nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá vào tháng 5 và 6 hàng năm.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội‌

- Sơ lược về xã hội:

Theo thống kê năm 2009 dân số của tỉnh An Giang là 2.170.095 người, với mật độ dân số khá cao khoảng 632 người/km2. Dân cư trong tỉnh gồm bốn dân tộc chủ yếu:

dân tộc Kinh chiếm 91%, dân tộc Hoa chiếm 4 - 5%, dân tộc Khơmer chiếm khoảng 4.31%, dân tộc Chăm chiếm khoảng 0.61%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Dân tộc Hoa sống tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, dân tộc Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân, một số ít ở huyện Châu Thành. Dân tộc Khơme sống tập trung ở vùng núi thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

Thành phần tôn giáo ở An Giang rất đa dạng: đạo Phật chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,66% dân số, đạo Hòa Hảo chiếm 42,68% dân số, đạo Cao Đài chiếm 3,85% dân số, đạo Công giáo chiếm 3,18% dân số, đạo Hồi giáo chiếm 0,64% dân số, các đạo khác chiếm 2,76% dân số. Riêng hộ không có đạo là chiếm 2,24% dân số. Một trong những lợi thế của An Giang là có bề dày về văn hóa, lịch sử truyền thống, gắn liền với các khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, tập tục lễ hội cổ truyền.

- Sơ lược về kinh tế:

Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ mức trung bình cả nước (trên 1.140 USD). Khu vực thương mại - dịch vụ tăng khá. Kinh tế biên mậu và du lịch có bước phát triển, cây lúa, cá nước ngọt có giá trị và sản lượng đứng hàng đầu khu vực và cả nước, nông nghiệp, nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang năm 2009: khu vực I chiếm 33,46%, khu vực II chiếm 12,82%, khu vực III chiếm 53,72%. Trong cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang, khu vực III chiếm một tỉ lệ lớn (hơn 50%) và không ngừng phát triển qua từng năm. Điều này chứng minh rằng lĩnh vực du lịch đóng góp một phần rất lớn trong tổng thu nhập của tỉnh.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang‌

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

2.2.1.1. Địa hình và đất đai‌

- Địa hình:

An Giang là một trong hai tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình vừa đồng bằng, vừa đồi núi.

Địa hình đồi núi có diện tích là 33 ha, chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Địa hình đồi núi phân bố

40

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí