Quan Niệm Về Việc Làm Ở Việt Nam

việc làm như sau: "Việc làm là một người làm một việc lao động xã hội nhất định thuộc công lao động hoặc kinh doanh có thu nhập" [47].

Khái niệm việc làm mang tính chất trừu tượng, nên một số quốc gia đã đưa ra quan niệm về việc làm dựa vào khái niệm đối lập, đó là khái niệm thất nghiệp của ILO. Mặc dù có rất nhiều quốc gia đã sử dụng khái niệm thất nghiệp để đưa ra quan niệm về việc làm, nhưng mỗi quốc gia lại có quan niệm khác nhau về khoảng thời gian không có việc làm (thất nghiệp).

Ví như, ở Ôxtrâylia xác định thất nghiệp là người không có việc làm trong tuần lễ điều tra và đã chủ động tìm việc làm cả ngày hoặc nửa ngày tại bất kỳ một thời điểm nào trong bốn tuần, bao gồm cả tuần điều tra và sẵn sàng làm việc khi có việc làm.

Ở Pháp đưa ra khái niệm thất nghiệp một cách ngắn gọn hơn, đó là: "Người thất nghiệp là người có đủ điều kiện làm việc nhưng không có việc làm hoặc đang tìm việc làm".

Thái Lan lại quan niệm: Người thất nghiệp là người không có việc làm trong thời gian bảy ngày trước lúc điều tra.

Như vậy, việc đưa ra khái niệm về việc làm tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực ra lại là vấn đề hết sức phức tạp. Mỗi một quốc gia đều đưa ra những tiêu chí khác nhau về khái niệm việc làm.

Tuy nhiên, những nội dung chính của khái niệm việc làm đều được dựa trên những tiêu chí chuẩn do ILO đưa ra. Đây có thể coi là sự phát triển tất yếu của phạm trù này, bởi xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã kéo các quốc gia xích lại gần nhau, nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội mang tính quốc tế, trong đó có vấn đề việc làm sẽ được hiểu một cách thống nhất, toàn diện trên thế giới. Điều này sẽ làm cho vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia đạt hiệu quả cao.

1.1.1.2. Quan niệm về việc làm ở Việt Nam

Việt Nam là một thành viên của ILO, do vậy khái niệm về việc làm cũng như các vấn đề liên quan đến việc làm của Việt Nam cũng đều dựa trên quan điểm, tư tưởng chung của ILO. Ở Việt Nam, một trong các quyền cơ bản của công dân là "quyền có việc làm". Đây là quyền Hiến định của công dân Việt Nam, bởi quyền có việc làm đã được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980 và đến Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.

Hiến pháp của Việt Nam đã khẳng định: "Công dân Việt Nam có quyền có việc làm, Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết phù hợp với khả năng thực tế để bảo đảm cho công dân thực hiện quyền đó" [13].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là một trong những quyền cơ bản của con người. Con người được tự do trong lao động, đây chính là điều kiện cơ bản để giải phóng sức lao động và khai thác triệt để tiềm năng của con người. Tuy nhiên, trên thực tế để bảo đảm việc làm cho người lao động là cả một quá trình và nó phải được thực hiện đầy đủ, từng bước trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời cũng phải phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Quan niệm về việc làm ở nước ta luôn gắn liền với đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Vì thế, quan niệm việc làm ở nước ta không chỉ mang nội dung pháp lý, mà còn mang nội dung chính trị - xã hội. Chúng ta có thể tìm hiểu quan niệm về việc làm ở Việt Nam qua hai giai đoạn sau:

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 3

Giai đoạn trước năm 1986

Đây là giai đoạn Nhà nước ta thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung với việc tuyệt đối hóa hai thành phần kinh đó là kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong nền

kinh tế. Trong giai đoạn này, Nhà nước phủ nhận hoặc không nhìn nhận đúng vai trò của các thành phần kinh tế khác.

Trong bối cảnh của cơ chế kinh tế nêu trên, quan niệm về việc làm lúc này cũng mang nặng tính bao cấp. Khái niệm về việc làm cũng đồng nghĩa với việc một người nào đó có trong biên chế của Nhà nước hay không. Nghĩa là, trong giai đoạn này người lao động chỉ được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng bao gồm những người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và khu vực hành chính nhà nước. Trong cơ chế đó, Nhà nước không chỉ bố trí việc làm cho người lao động mà còn bao cấp cả về sự ổn định lâu dài của việc làm, tiền lương, các chế độ bảo hiểm… Điều này đã kìm hãm tiềm năng lao động, triệt tiêu động lực của con người trong phát triển việc làm và tự chịu trách nhiệm về đời sống của chính bản thân họ. Do vậy, trong xã hội cũng không tồn tại và thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, lao động dư thừa, thiếu việc làm, việc làm không đầy đủ, không có thị trường lao động và sức lao động không thể là hàng hóa, cho dù là loại "hàng hóa đặc biệt". Còn người dân thì không có quyền tự do kinh doanh, nên việc thuê mướn lao động đều bị coi là bất hợp pháp. Điều này đã dẫn đến nghịch lý, đó là có những người tay nghề rất giỏi, họ làm việc cho các thành phần kinh tế khác, dẫu có thu nhập cao, có đóng góp nhiều cho xã hội cũng không được Nhà nước và xã hội thừa nhận là người có việc làm, vì họ không phải là người trong biên chế của Nhà nước.

Với tình trạng vô lý trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mọi người trong xã hội. Mọi người đều mong muốn và tìm mọi cách để trở thành những người trong biên chế của Nhà nước, để được coi là người có việc làm và hàng tháng sẽ nhận được một khoảng tiền lương ổn định khi đang làm việc cho đến các chế độ bảo hiểm xã hội sau này, cũng như nhiều ưu đãi, phúc lợi xã hội khác. Kết quả của nghịch lý trên đã dẫn đến hậu quả đó là không chỉ có dư luận xã hội mà ngay cả trong một số cơ quan nhà nước cũng có cách đánh giá, nhìn nhận không đúng về việc làm. Việc này đã dẫn đến những sai sót đáng kể

trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có lúc, có nơi đã làm cho tình hình xã hội thêm phức tạp, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, Nhà nước tiến hành chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự thay đổi này đã đem lại cho người lao động cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn, rộng hơn và thuận lợi hơn. Nhu cầu tìm việc của người lao động ngày càng phát triển. Lúc này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, một trong những chính sách đó là chính về sách lao động - việc làm.

Chính sách về lao động - việc làm mà Nhà nước đưa ra trong thời gian này đều hướng vào việc phát triển con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm. Đây chính là sự thay đổi cơ bản trong lĩnh vực lao động - việc làm của thời kỳ đổi mới. Các chính sách này đều nhằm mục đích mở rộng cơ hội cho người lao động, tạo điều kiện cho mọi người đều có việc làm và Nhà nước phải bảo vệ họ trong quá trình lao động cũng như trong cuộc sống. Người lao động có thể làm việc trong mọi thành phần kinh tế mà không bị phân biệt đối xử.

Cùng với sự hình thành của nền kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển, người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình, vì thế sức lao động lúc này đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt.

Khái niệm việc làm lúc này cũng được thể hiện gián tiếp trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đó là: "Những người làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách đều được tôn trọng, được quyền hưởng thu nhập

tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ. Kẻ nào lười biếng ăn bám phải bị lên án và cưỡng bức lao động" [1].

Trên cơ sở Văn kiện của Đảng lần thứ VI, liên Bộ Lao động - Tổng cục Thống kê đã cụ thể hóa thành một văn bản pháp quy, đó chính là Quyết định số 220/QĐ-LĐ ngày 25 tháng 6 năm 1986 của Liên Bộ Lao động - Tổng cục Thống kê về việc lập sổ theo dõi số người chưa có việc làm và chế độ báo cáo thống kê về giải quyết việc làm cho người lao động thành thị. Quyết định số 220 cũng chính thức đưa ra khái niệm việc làm như sau: "Việc làm là những dạng hoạt động có ích, có thu nhập và không bị pháp luật cấm". Với khái niệm này, có thể khẳng định rằng Nhà nước đã chính thức thừa nhận những dạng hoạt động mới, những ngành nghề mới, những dịch vụ mới phù hợp với yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội.

Sự đổi mới trong quan niệm về việc làm ở nước ta được đánh dấu bằng việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120 ngày 11/4/1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm. Đây là lần đầu tiên Chính phủ có một nghị quyết riêng về vấn đề việc làm. Theo tinh thần của Nghị quyết 120, giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm của Nhà nước, của các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động.

Có thể nói, trong thời gian từ 1986 - 1994, giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm đã được nhận thức lại phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước. Những biện pháp được thế giới đúc kết, đã được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về vấn đề việc làm trong cơ chế thị trường đã từng bước được vận dụng ở Việt Nam như: dịch vụ việc làm, di dân, làm việc ở nước ngoài (hợp tác lao động), trợ cấp thất nghiệp, các chương trình việc làm cho các đối tượng đặc thù… Đồng thời, chúng ta cũng có những giải pháp sáng tạo đáp ứng trực tiếp những đòi hỏi thực tiễn của đất nước như: cho vay vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sắp xếp lao động… Tất cả điều này được thực hiện thông qua một loạt những chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật, trong đó Nghị quyết số 120/HĐBT, ngày 11/4/1992 là

một bước đột phá toàn diện từ chủ trương, phương hướng đến biện pháp thực hiện. Chính những văn bản pháp quy trong lĩnh vực việc làm và những kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng đã làm cơ sở để xây dựng chương "Việc làm" trong Bộ luật Lao động, được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1995. BLLĐ 1994 đã đưa ra những quy định chung có tính chất nguyên tắc về lao động, việc làm [51, tr. 48].

Điều 5, BLLĐ đã khẳng định quyền làm việc và tự do chọn việc làm: "Mọi người đều có quyền có việc làm, tự lựa chọn việc làm và nghề nghiệp…. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ".

Đặc biệt, BLLĐ đã đưa ra một quan niệm mới về việc làm đó là: "Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm".

Quan niệm trên hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển. Việc làm, theo quy định của BLLĐ 1994 bao gồm hai nội dung có tính điều kiện:

Một là, việc làm là hoạt động của con người tạo ra nguồn thu nhập. Đây có thể coi là điều kiện cần. Nghĩa là, những hoạt động của con người dù có tiêu tốn bao nhiêu sức lực mà không tạo ra nguồn thu nhập, tức là không vì mục đích kiếm sống, thì cũng không phải là việc làm.

Hai là, hoạt động ấy không bị pháp luật cấm. Đây có thể coi là điều kiện đủ.

Như vậy, nếu hoạt động lao động của con người chỉ thỏa mãn điều kiện thứ nhất, thì về mặt pháp lý vẫn chưa đủ để coi là việc làm. Bởi trên thực tế, có những hoạt động lao động tuy cũng tạo ra thu nhập, đôi khi còn là thu nhập rất cao, nhưng cũng không được coi là việc làm do vi phạm vào điều

kiện thứ hai, ví vụ như các hoạt động mại dâm, buôn bán ma túy, đánh bạc… Trong khi đó những hoạt động lao động như giúp việc gia đình, đánh giầy, bán nước uống thường xuyên… thì vẫn được thừa nhận là người có việc làm [51].

Với quan niệm trên, có thể nói đây là một quan niệm về việc làm tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, nó chẳng những xóa bỏ được quan niệm cứng nhắc trước đây là chỉ được coi là có việc làm những người "trong biên chế Nhà nước", mà còn thể hiện được một nguyên tắc quan trọng của Nhà nước pháp quyền là "công dân có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm", thay cho nguyên tắc trước kia là "công dân chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép".

Cùng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta vẫn từng bước hoàn thiện quan niệm về lao động việc làm để nhằm đưa ra một khái niệm việc làm cụ thể hơn. Điều này được thể hiện trong các Văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII…

Vậy là, sau hơn 10 năm thực hiện và áp dụng các quy định của BLLĐ năm 1994 về việc làm, đặc biệt là đã trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật này vào các năm 2002, 2005 và 2006, nhưng quan niệm về việc làm theo quy định tại Điều 13 BLLĐ năm 1994 vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay. Điều này càng khẳng định đây là một quan niệm hoàn toàn đúng và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định được tính khoa học, giá trị pháp lý cũng như tính thống nhất trong cả nước khi áp dụng quan niệm này ở nước ta hiện nay.

Có thể khẳng định rằng, sau hơn 20 năm đổi mới, đi đôi với chính sách lao động và việc làm, quan niệm về việc làm ở nước ta đã liên tục được bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.1.2. Tầm quan trọng của việc làm

Việc làm cho người lao động và chống thất nghiệp là những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng, trong đó có Việt Nam. Việc làm luôn được coi là vấn đề kinh tế - xã hội nhạy cảm và bức xúc nhất ở nước ta, vì nó ảnh hưởng đến mỗi gia đình, và nó cũng chính là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển hoặc kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là nguyên nhân sâu xa gây ra những tiêu cực về mặt xã hội. Vì vậy, tầm quan trọng của việc làm được xem xét dưới mặt sau đây.

1.1.2.1. Về mặt xã hội

Lao động, việc làm là những vấn đề mang tính xã hội. Mỗi người khi trưởng thành đều có nhu cầu và mong muốn được làm việc, đó là nhu cầu chính đáng và cũng là quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, đảm bảo được việc làm đầy đủ cho người lao động có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân và cả xã hội. Khi Chính phủ đã đưa ra các chính sách tạo việc làm thỏa đáng, điều này sẽ đem lại sự công bằng trong xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả những người lao động. Từ đó, người lao động có thu nhập, không phải lo ăn bám hoặc nhờ vào sự giúp đỡ của xã hội, hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo, giảm bớt sự bùng phát của các tệ nạn xã hội.

Ngược lại, nếu không bảo đảm được việc làm cho người lao động thì hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ ngày càng tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, ma túy… làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha hóa nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn gây ra sự bất ổn định về kinh tế và chính trị, có khi nó còn trở thành tác nhân gây ra sự sụp đổ của cả một thể chế, làm mất niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Bảo đảm việc làm cho người lao động trên phạm vi rộng nó còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 11/10/2024