Cách xây dựng chương trình và nội dung như vậy giúp sinh viên hiểu được học nội dung đó để làm gì, ứng dụng như thế nào trong các bài toán thực tế, trong công việc; từ đó tạo động lực cho sinh viên tích cực tham gia học tập môn Toán cao cấp.
2.4. Kết luận
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến quá trình DHTDA. Qua đó ta biết được yếu tố nào ảnh hưởng tích cực, tiêu cực; yếu tố nào ảnh hưởng nhiều hay ít để có những biện pháp tác động trở lại nhằm tổ chức thực hiện DHTDA đạt hiệu quả cao.
Căn cứ vào đặc điểm DHTDA, đặc điểm môn Toán cao cấp và đặc điểm sinh viên khối ngành kỹ thuật, các tiêu chí lựa chọn chủ đề dạy học là phù hợp, đồng thời đưa ra quy trình tổ chức DHTDA môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật gồm 4 giai đoạn chia thành 9 bước. Với cách tổ chức thực hiện theo quy trình này có thể giúp sinh viên nắm vững kiến thức; phát triển và hoàn thiện các kỹ năng; có thái độ, ý thức trách nhiệm hơn trong học tập và cuộc sống; đạt được những mục tiêu, yêu cầu, chuẩn đầu ra của môn học. Chúng tôi đưa ra 2 ví dụ minh họa cho quy trình trên.
Các dự án học tập được đề xuất đáp ứng các tiêu chí lựa chọn, có thể phát huy tối đa ưu thế của phương pháp DHTDA.
Một số biện pháp được khuyến nghị với mục đích giúp các giảng viên xây dựng các dự án học tập khoa học, hợp lý để có thể DHTDA hiệu quả nhất, đạt được mục tiêu đề ra.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được đặt ra của luận án, đồng thời chứng minh tính khả thi và hiệu quả việc vận dụng các nguyên tắc, quy trình cũng như cách thức tổ chức DHTDA trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học thông qua trả lời các câu hỏi sau:
(1) Các nguyên tắc và quy trình thực hiện DHTDA được đề xuất có phù hợp và thực hiện đạt kết quả tốt hay không?
(2) Giảng viên có thiết kế và tổ chức thực hiện bài giảng theo hướng đề xuất không?
(3) Cách thức tổ chức DHTDA được đề xuất có ảnh hưởng tốt đến việc sinh viên tiếp thu các kiến thức cần phải trang bị hay không? Có thực sự hình thành và phát triển được một số kỹ năng thông qua việc dạy học Toán cao cấp hay không?
Thực nghiệm sư phạm đảm bảo tính khách quan, phù hợp với đối tượng và thực tiễn của quá trình tổ chức DHTDA trong các trường đại học.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm sư phạm được tiến hành qua 2 vòng:
Vòng 1 (tháng 9 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019). Chúng tôi tổ chức DHTDA nội dung: “Một số ứng dụng của phương trình vi phân”. Thời lượng dạy 18 tiết (6 tuần).
Vòng 2 (tháng 02 năm 2020 đến tháng 06 năm 2020). Chúng tôi tổ chức DHTDA nội dung “Thiết kế điều khiển robot”. Thời lượng dạy 18 tiết (6 tuần).
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại 09 lớp tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Căn cứ điểm tuyển sinh đầu vào Đại học và kết quả các
kỳ học trước, chúng tôi thấy các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ kiến thức tương đối đồng đều, kết quả học tập tương đương nhau. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ, đã có nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm tổ chức hoạt động giảng dạy, có hứng thú trong việc đổi mới và tìm kiếm các PPDH mới.
Vòng 1: Thực hiện từ 9/2019 đến 12/2019
Tổng số sinh viên | Họ và tên giảng viên | ||
Lớp TN1 | 201821003108001 | 79 | Đỗ Thị Minh Nguyệt |
Lớp TN2 | 201821003108006 | 69 | Nguyễn Phương Thảo |
Lớp TN3 | 201821003108013 | 62 | Lều Thị Hoài Thi |
Lớp ĐC1 | 201821003108007 | 66 | Nguyễn Phương Thảo |
Lớp ĐC2 | 201821003108004 | 63 | Nguyễn Thị Quỳnh |
Lớp ĐC3 | 201821003108008 | 68 | Đặng Việt Chung |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chủ Đề Dhtda Sản Phẩm Gắn Với Sản Xuất, Chế Tạo
- Tổ chức dạy học theo dự án trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật - 16
- Hình Ảnh Một Số Sản Phẩm Bước 8: Sinh Viên Nhận Xét, Đánh Giá
- Kết Quả Bài Kiểm Tra Đánh Giá Sau Thực Nghiệm Vòng 1
- Phân Tích Chất Lượng Sinh Viên Sau Thực Nghiệm Sư Phạm
- Kết Quả Khảo Sát Sinh Viên Về Những Kiến Thức, Kỹ Năng Toán Học Được Sử Dụng Trong Thực Hiện Dự Án Học Tập “ Thiết Kế Điều Khiển
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Vòng 2: Thực hiện từ 1/2020 đến 5/2020
Tổng số sinh viên | Họ và tên giảng viên | ||
Lớp TN1 | 20182BS6004014 | 78 | Lê Anh Thắng |
Lớp TN2 | 20182BS6004008 | 71 | Vũ Văn Đồng |
Lớp TN3 | 20182BS6004003 | 72 | Nguyễn Thị Hiên |
3.4. Tổ chức thực nghiệm
3.4.1. Cách thức thực hiện
Sau khi lựa chọn được các lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tổ chức thực nghiệm sư phạm gồm các bước sau:
a) Tập huấn cho giảng viên. Nội dung tập huấn gồm:
+ Mục đích thực nghiệm sư phạm và cách thức tiến hành.
+ Giới thiệu về DHTDA, hướng dẫn cách tổ chức DHTDA theo quy trình 4 giai đoạn chia thành 9 bước.
+ Yêu cầu giảng viên tham gia dạy thực nghiệm nghiên cứu kỹ kế hoạch và tiến trình tổ chức dạy học do chúng tôi thiết kế; cùng trao đổi các vấn đề liên quan; làm rõ sự giống và khác nhau giữa cách tổ chức dạy học thông thường ở các lớp đối chứng với tiến trình thực hiện ở các lớp thực nghiệm.
+ Tiến hành phỏng vấn giảng viên và sinh viên sau khi kết thúc dự án để kiểm chứng và rút kinh nghiệm về những yếu tố không thể đo được qua bài kiểm tra.
b) Khảo sát sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng
c) Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm
d) Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.2.1. Tiêu chí đánh giá Đối với sinh viên:
- Kiến thức toán học sinh viên nắm được thông qua dự án học tập.
- Khả năng vận dụng kiến thức toán học để giải quyết các bài toán thực tiễn.
- Sự hứng thú và thái độ tích cực, cầu thị của sinh viên trong quá trình thực hiện dự án học tập.
- Một số kỹ năng đạt được của sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng kết nối, quản lý thời gian ...
Đối với giảng viên:
- Kỹ năng thiết kế, tổ chức DHTDA trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật.
- Sự hứng thú của giảng viên trong khi thiết kế và tổ chức các dự án học tập.
3.4.3.2. Công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm căn cứ vào:
a) Bài kiểm tra tự luận: Mục đích của các bài kiểm tra tự luận nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng trong các bài học. Nội dung của các bài kiểm tra được xây dựng dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán cao cấp. Điểm trong các bài kiểm tra được tính theo thang điểm 10.
b) Phiếu đánh giá dành cho sinh viên: Phát phiếu đánh giá (Phụ lục 3,4) cho từng sinh viên, từng nhóm nhằm để sinh viên tự đánh giá mức độ nhận thức, nắm bắt bài học, khả năng thuyết trình, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm... của sinh viên khác trong nhóm, của nhóm khác. Đồng thời thông qua phiếu đánh giá của sinh viên cũng phản ánh những hoạt động, mặt mạnh và hạn chế của từng bạn trong cùng nhóm. Bên cạnh đó, sinh viên cũng tự đánh giá mức độ hình thành và phát triển các kỹ năng của mình sau khi thực hiện dự án học tập (Phụ lục 5); trả lời phiếu hỏi về những kiến thức, kỹ năng toán học được sử dụng trong thực hiện dự án học tập (Phụ lục 6).
c) Phiếu đánh giá dành cho giảng viên: Phát phiếu đánh giá cho từng giảng viên dạy lớp thực nghiệm đánh giá hoạt động nhóm của sinh viên (Phụ lục 7); mức độ hình thành và phát triển một số kỹ năng của sinh viên sau khi tổ chức DHTDA (Phụ lục 8).
d) Dự giờ, quan sát trong lớp học: nhằm mục đích thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sinh viên ở các giai đoạn xây dựng kế hoạch, thực hiện dự án và đánh giá; các kỹ năng xử lý các tình huống thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề.
e) Phỏng vấn: nhằm có những thông tin về tác động của các biện pháp và quy trình DHTDA trong môn Toán cao cấp. Chúng tôi sử dụng phương pháp
phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ những thông tin về những vấn đề khó xác định được qua các công cụ khác. Kết quả phỏng vấn được xử lý và phân tích định tính.
f) Thống kê toán học: nhằm xử lí các kết quả của các bài kiểm tra ở hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm, từ đó có kết luận về khối lượng kiến thức sinh viên lĩnh hội được thông qua dự án học tập.
Trong quá trình xử lí kết quả của các bài kiểm tra, chúng tôi sử dụng các thông số sau đây:
- Trung bình mẫu:
10
xi .ni
x i0, trong đó
N
xi là điểm của sinh viên;
ni là tần suất (số sinh viên) đạt điểm
xi ;
N là số sinh viên có điểm đánh giá.
- Tần suất
fi
ni .
N
Tần suất tích lũy w0 f0 , wi wi1 fi (i 0;10).
10 x x2.n
- Phương sai hiệu chỉnh được tính theo công thức:
10 2
xi x .ni
i i
S 2 i0.
N 1
- Độ lệch chuẩn hiệu chỉnh: S
i0 .
N 1
Chúng tôi sẽ căn cứ vào các thông số trên để kiểm định giả thiết hai bài toán sau:
Bài toán 1. Kiểm định phương sai bằng giả thiết
E0 : "Sự khác nhau
giữa các phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là không có ý nghĩa".
𝑆2 𝑆2
𝐹 =𝑇𝑁(nếu 𝑆2 < 𝑆2 )hoặc 𝑭 =Đ𝐶(nếu 𝑆2 < 𝑺𝟐 ).
𝑆
𝑆
2
Đ𝐶
Đ𝐶
𝑇𝑁
2
𝑇𝑁
𝑇𝑁
Đ𝑪
1
Với mức ý nghĩa tính phân vị 𝑓𝑛
−1,𝑛2
−1(𝛼) (hoặc 𝑓𝑛2
−1,𝑛1
−1(𝛼))
Tính toán số liệu thực nghiệm: 𝑓𝑛1−1,𝑛2−1(𝛼) (hoặc
𝑓𝑛2−1,𝑛1−1(𝛼))khẳng định phương sai như nhau hay "Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là không có ý nghĩa".
Nếu 𝐹 > 𝑓𝑛1−1,𝑛2−1(𝛼) (hoặc 𝑓𝑛2−1,𝑛1−1(𝛼)) khẳng định phương sai khác nhau hay "Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là có ý nghĩa".
Bài toán 2. Kiểm định giả thiết: "Điểm trung bình kiểm tra của nhóm lớp được chọn làm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm lớp được chọn làm đối chứng".
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1
Chúng tôi tiến hành cho sinh viên làm bài kiểm tra của chương học trước và phân tích kết quả. Qua phân tích, hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng có kết quả tương đương nhau.
Bảng 3.1. Phân bố điểm kiểm tra chất lượng của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng
xi | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
210 | fi(TN) | 0 | 2 | 5 | 12 | 21 | 26 | 37 | 45 | 30 | 28 | 4 |
197 | fi(ĐC) | 0 | 2 | 4 | 10 | 21 | 25 | 34 | 44 | 28 | 26 | 3 |
Bảng 3.2. Kết quả xếp loại bài kiểm tra trước thực nghiệm vòng 1
Vòng 1 | |||||
Điểm | Lớp thực nghiệm | Lớp đối chứng | |||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | ||
0 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | |
1 | 2 | 0.95 | 2 | 1.02 | |
2 | 5 | 2.38 | 4 | 2.03 | |
3 | 12 | 5.71 | 10 | 5.08 | |
4 | 21 | 10.00 | 21 | 10.66 | |
5 | 26 | 12.38 | 25 | 12.69 | |
6 | 37 | 17.62 | 34 | 17.26 | |
7 | 45 | 21.43 | 44 | 22.34 | |
8 | 30 | 14.29 | 28 | 14.21 | |
9 | 28 | 13.33 | 26 | 13.20 | |
10 | 4 | 1.90 | 3 | 1.52 | |
Tổng | 210 | 100% | 197 | 100% | |
Số lượng 45 35 25 15 5 -5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm fi*TN) fi(ĐC) |
Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng