Giải Pháp Hoàn Thiện Tổ Chức Vận Dụng Hệ Thống Sổ Kế Toán Và Hình Thức Kế Toán


- Đối với các TSCĐ đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn

vay hoặc các nguồn vốn khác không phải từ nguồn NSNN nếu dùng cho hoạt

động sản xuất kinh doanh thì hàng tháng đơn vị phải tính khấu hao TSCĐ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh để thu hồi vốn theo quy định của Thông từ số 45, ghi:

Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Tuy nhiên trên thực tế chưa có nhiều các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi do khó khăn về nguồn lực nên chưa thực hiện đầu tư, mua sắm TSCĐ từ nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn vay hoặc các nguồn vốn khác để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như các bệnh viện công lập ở các tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Trường hợp có phát sinh các hoạt động này thì các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi cần xem xét cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ để lựa chọn phương pháp và thời gian khấu hao phù hợp cho từng TSCĐ.

- Bộ Tài chính cần thồng nhất tiêu chuẩn nguyên giá TSCĐ để tạo thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh do tiêu chuẩn nguyên giá TSCĐ theo quy định hiện hành còn có sự phân biệt giữa Quyết định 32 (đối với TSCĐ của đơn vị sự nghiệp công lập phải là từ 5 triệu đồng trở lên, trừ nhà cửa, vật kiến trúc là từ 10 triệu đồng trở lên). Theo Thông tư số 45, đơn vị phải tính khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp và chỉ được tính khấu hao cho các TSCĐ thỏa mãn tiêu chuẩn nguyên giá áp dụng cho doanh nghiệp là từ 30 triệu đồng trở lên.

Bốn là, kế toán chi phí quản lý chung

Như đã đề cập ở chương 2, ở một số bệnh viện công lập và trung tâm

YTDP của tỉnh Quảng Ngãi có hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ như hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dịch vụ tiêm phòng đều hạch toán các khoản chi phí quản lý chung như chi phí dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


… vào tài khoản 661 chi tiết cho nội dung chi theo số dự toán kinh phí thường xuyên hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với số dự toán kinh phí thường xuyên được cấp có thẩm quyền phê duyệt đơn vị hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách thức hạch toán như trên là chưa hợp lý vì không phản ánh đúng chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh cũng như hoạt động HCSN. Do vậy, để đảm bảo hạch toán đúng chi phí, xác định hiệu quả của từng hoạt động một cách chính xác các đơn vị cần xác định tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ các khoản chi phí quản lý chung do không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng hoạt động HCSN và hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân bổ các khoản chi phí quản lý chung này này tùy theo đặc điểm hoạt động của từng đơn vị mà lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Ví dụ như chi phí dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc,… đơn vị có thể phân bổ cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ theo tiêu thức áp dụng khá phổ biến ở khá

Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 24

nhiều đơn vị sự nghiệp công lập đó là phân bổ theo tỷ lệ số giường bệnh.


Mức phân

bổ chi =


Tổng chi phí quản lý chung (1 tháng)

Số giường

x bệnh thực x

Công suất sử dụng

phí quản lý chung


Số giường

bệnh thực x tế theo

nhiệm vụ (1 tháng)


Công suất sử dụng giườn g bệnh

Số giường

+ bệnh thực x tế theo

yêu cầu (1 tháng)

Công suất sử dụng giường bệnh

tế theo yêu cầu (1 tháng)

giường bệnh

- Khi phát sinh chi phí quản lý chung, căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 642- Chi phí quản lý chung

Có các TK liên quan (111, 112, 331,…)

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí quản lý chung để tính toán kết chuyển và phân bổ chi phí quản lý chung vào các tài khoản tập hợp chi phí có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh Nợ TK 661- Chi hoạt động


Có TK 642 - Chi phí quản lý chung.

Năm là, kế toán hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết

Để thực hiện chủ trương xã hội hóa, Bộ Y tế đã đề ra giải pháp “Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống y tế công lập”, trong đó “Khuyến khích

các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng huy động các

nguồn vốn ngoài NSNN, hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy hoạch" (theo Quyết định 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 của Bộ Y tế về phê duyệt đề án phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân). Thực hiện chủ trương này, ngày 12/12/2007 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2007/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các CSYT công lập. Thực tế cho thấy các hoạt động liên doanh, liên kết tại các CSYT công lập ở tỉnh Quảng Ngãi đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu về đổi mới trang bị kỹ thuật y tế, đặc biệt những trang thiết bị kỹ thuật cao, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong hoàn cảnh kinh phí Nhà nước chưa cung cấp đủ. Cho đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định về kế toán hoạt động liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các CSYT công lập nói riêng. Theo quy định hiện hành phương pháp kế toán các khoản góp vốn liên doanh, liên kết trong các CSYT công lập được thực hiện theo quy định của chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết; chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh, ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng, phương pháp kế toán hoạt động liên doanh, liên kết chưa được qui định và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể. Do vậy, để phản ảnh các hoạt động liên doanh, liên kết phát sinh trong các bệnh viện công lập cần thiết phải xây dựng các phương pháp kế toán phù hợp. Việc xây dựng phương


pháp kế toán hoạt động liên doanh, liên kết áp dụng trong các đơn vị bệnh viện công lập phải dựa trên cơ sở vận dụng hợp lý các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán về liên doanh, liên kết áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh; phù hợp với chế độ kế toán HCSN, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của các đơn vị công lập. Mặt khác, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, hoạt động liên doanh, liên kết ở các bệnh viện công lập chủ yếu tập trung vào hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (còn gọi tài sản đồng kiểm soát). Vì thế, Luận án chỉ đưa ra phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu của hoạt động liên doanh tài sản đồng kiểm soát cụ thể như sau:

- Trường hợp CSYT công lập đem TSCĐ của mình đi góp vốn vào hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát, kế toán vẫn tiếp tục theo dõi TSCĐ đó trên TK 211, TK 213 và chỉ phản ánh sự thay đổi mục đích, nơi sử dụng của tài sản cố định.

- Trường hợp bên liên doanh mua hoặc đem các tài sản khác đi góp vốn vào hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào các chi phí thực tế bỏ ra để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào các chi phí thực tế bỏ ra để có được tài sản đồng kiểm soát, kế toán ghi:

Nợ TK 211, TK 213 (Chi tiết tài sản đồng kiểm soát trong hợp đồng hợp tác kinh doanh)

Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331,…

- Kế toán chi phí phát sinh riêng tại CSYT công lập, kế toán ghi:

Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (chi tiết cho hợp

đồng)


Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331,…

- Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu:

+ Khi phát sinh chi phí chung do các bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ

vào các hóa đơn, chứng từ liên quan ghi:



đồng)

Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (chi tiết cho hợp


Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331,…

+ Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ

kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí phát sinh chung cho các bên góp vốn liên doanh khác và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, kế toán ghi:

Nợ TK 3118 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác) Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí chung từ các đối tác, kế toán ghi:

Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (chi tiết cho hợp

đồng)


Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 3318 - Phải trả khác

- Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ trong trường hợp một bên liên doanh

bán hộ hàng hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác:

+ Khi CSYT cung cấp dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112,…

Có TK 3318 - Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

+ Căn cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và bảng phân bổ doanh thu, các CSYT công lập phản ánh doanh thu được hưởng, ghi:

Nợ TK 3318 - Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng) Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Khi thanh toán tiền bán sản phẩm cho các đối tác khác, ghi: Nợ TK 3318 - Phải trả khác (chi tiết cho từng đối tác)

Có TK 111, 112,…

- Cuối kỳ kết chuyển thu, chi và phân phối chênh lệch thu, chi:


+ Kết chuyển chi phí từ hoạt động liên doanh:

Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Kết chuyển chênh lệch thu, chi hoạt động liên doanh, liên kết:

Nợ TK 4212 - Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 333: Nộp thuế thu nhập

Có TK 431: Trích lập các quỹ

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán

Việc lựa chọn hình thức kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học, phù hợp với yêu cầu, trình độ trang bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán là vấn đề quan trọng hiện nay đối với các CSYT công lập ở tỉnh Quảng Ngãi.

Như đã trình bày ở chương 2, hiện nay hầu hết các bệnh viện công lập và

trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi đều vận dụng hình thức kế toán Nhật ký

chung trong công tác kế toán. Về cơ bản hình thức này phù hợp với điều kiện áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán và đây cũng là hình thức có cách ghi chép đơn giản, thích hợp với mọi quy mô và được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và là điều kiện thuận lợi để nhanh chóng phù hợp giữa hệ thống kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế. Tuy nhiên, phần mềm kế toán đang được áp dụng tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP còn nhiều hạn chế, các mẫu sổ chưa đáp ứng yêu cầu chi tiết hóa, cụ thể hóa thông tin kế toán, chưa sửa đổi, bổ sung phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Vì vậy, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh cần phải lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của các thông tin phản ánh trong sổ kế toán;

Hai là, việc thiết kế các mẫu sổ và trình tự ghi chép vào sổ kế toán phải đảm bảo được yêu cầu quản lý vừa phù hợp với hệ thống tài khoản, phương pháp


hạch toán và các báo cáo kế toán hiện hành;

Ba là, đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu, dễ làm, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra, thuận lợi cho việc lập và sử dụng các phần mềm kế toán vào công tác hạch toán.

Mặt khác theo chúng tôi, Bộ Tài chính chỉ nên chú trọng đến bản chất các chỉ tiêu kinh tế tài chính; qui định bắt buộc về nội dung các chỉ tiêu trên sổ kế toán, những số kế toán cơ bản; thời điểm khoá sổ, phương pháp và qui trình ghi sổ; còn về hình thức sổ kế toán (các cột, các dòng hoặc có thể tách từng phần một sổ kế toán) chỉ qui định có tính chất hướng dẫn để các đơn vị tự vận dụng cho phù hợp

với điều kiện thực tế, tính.

đặc điểm từng đơn vị và công tác kế toán trên máy vi

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết cũng như cung cấp kịp thời thông tin cho nhà quản trị đơn vị ra quyết định, hệ thống sổ kế toán của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP cũng cần được hoàn thiện. Cụ thể:

Một là, để cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP cũng như tăng cường việc kiểm soát các khoản thanh toán đúng thời hạn và cung cấp thông tin về số nợ của từng người bán, khách hàng, kế toán cần bổ sung các nội dung trên các sổ kế toán chi tiết như Sổ chi tiết phải trả, Sổ chi tiết phải thu cần bổ sung thời hạn thanh toán; Sổ thu viện phí, Sổ chi hoạt động cần theo dõi chi tiết theo từng hoạt động dịch vụ, từng bộ phận;…

Hai là, bổ sung một số sổ kế toán chi tiết

- Để theo dõi chi tiết ấn chỉ các loại để cấp, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP phải thực hiện đồng thời ở kho và phòng kế toán. Ở kho, thủ kho phải mở Sổ (hoặc thẻ) kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán; ở phòng kế toán phải mở Sổ chi tiết ấn chỉ các loại để ghi chép cả về số lượng, giá trị từng thứ, từng loại ấn chỉ nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ (hàng tháng, hàng quý), kế toán phải thực hiện đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại ấn chỉ, nếu có chênh lệch phải

báo ngay cho Kế

toán trưởng và Thủ

trưởng đơn vị

biết để

kịp thời xác định

nguyên nhân và có biện pháp xử lý.


- Để nâng cao công tác quản lý tài sản ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ngoài việc mở “Sổ tài sản cố định” theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ, kế toán cần mở “Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng” (phụ lục 09) giúp cho việc quản lý tài sản được chặt chẽ, tránh tình trạng thất thoát và công tác kiểm kê cuối năm được thuận tiện.

Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ và công cụ dụng cụ tại các phòng ban, khoa, bộ phận trong đơn vị, là căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê. Mỗi TSCĐ, loại công cụ dụng cụ được ghi ở một hoặc một số trang sổ. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ như Biên bản giao nhận TSCĐ, Phiếu xuất công cụ dụng cụ, Giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ, Biên bản thanh lý TSCĐ.

Sổ này được mở cho từng phòng ban, khoa, bộ phận sử dụng trong đơn vị. Thông qua số liệu của sổ này, đơn vị nắm rõ tình hình tài sản đang sử dụng tại từng bộ phận cụ thể; tình hình tài sản mất mát, hư hỏng.

- Sổ chi tiết các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết (phụ lục 10): Sổ này dùng để theo dõi chi tiết các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, giá trị ghi sổ khoản vốn góp đầu kỳ, các khoản điều chỉnh tăng, giảm trong kỳ và giá trị ghi sổ khoản vốn góp cuối kỳ. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ như Biên bản giao nhận TSCĐ, Phiếu thu, Giấy báo Có,...

- Sổ chi phí quản lý chung (phụ lục 11): Sổ này dùng cho các đơn vị để theo dõi các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến các hoạt động như hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản chi phí quản lý chung như Phiếu chi, Hóa đơn, Giấy báo Nợ,...

- Để có thể theo dõi chi tiết cụ thể từng khoản thu, chi liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ, từ đó xác định chính xác kết quả của từng hoạt động và cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị, các CSYT công lập cần mở “Sổ chi tiết doanh thu” (phụ lục 12) và “Sổ chi phí sản xuất kinh doanh” (phụ lục 13).

Sổ chi tiết doanh thu dùng để theo dõi doanh thu về hoạt động sản xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2023