Mô Hình Tổ Chức Hệ Thống Csyt Công Lập Tỉnh Quảng Ngãi


Chú thích:

Quản lý trực tiếp

Quản lý gián tiếp


Sơ đồ 2.1- Mô hình tổ chức hệ thống CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi

Với mô hình tổ chức hệ thống CSYT công lập ở trên, có thể thấy đứng trên góc độ quản lý tài chính các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi được phân định rõ thành 2 loại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp bởi chức năng, nhiệm vụ và cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị này là khác nhau. Các cơ quan hành chính y tế có chức năng là tham mưu, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, chính sách y tế để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế nên các cơ quan này hoạt động hoàn toàn bằng nguồn kinh phí NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp y tế của tỉnh Quảng Ngãi có 2 loại là các đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi hoạt động và đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động. Nhiệm vụ của các đơn vị này là tổ chức thực hiện các chức năng cơ bản của y tế công cộng, bao gồm khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo cán bộ, nhân lực y tế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế. Trong đó, chức năng phòng bệnh và khám chữa bệnh của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội của nhân dân trong tỉnh. Vì thế, các trung tâm YTDP và các bệnh viện công lập có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát hiện, phòng chống bệnh và khám chữa bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi. Do đó việc nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị này là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, trong phạm vi của Luận án, tác giả tập trung nghiên cứu các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi cho các bệnh viện công lập và các trung tâm YTDP. Phần tiếp theo của Luận án sẽ đi sâu tìm hiểu về các nội dung liên quan đến thực trạng để phân tích, đánh giá các hạn chế, tồn tại nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện công lập và các trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi


2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện công lập

Năm 1957 Tổ chức y tế thế giới đã định nghĩa: “Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng chống bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới cả gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu sinh xã hội học”[26]. Gần đây Vụ Điều trị - Bộ Y tế đã đưa một định nghĩa: “Bệnh viện là một CSYT trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phục vụ người bệnh” [26]. Trong hệ thống y tế ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, các bệnh viện công lập được xem như “xương sống”, “bộ mặt” của hệ thống y tế tỉnh và đóng vai trò rất quan trọng cả về cung ứng dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, để thực hiện vai trò đó, các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Ngãi phải thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước; tổ chức khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học, cao đẳng; tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học ở cấp Bộ và cấp tỉnh, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc - kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện; nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức


thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; kết hợp với các bệnh viện tuyến huyện thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

- Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; phối hợp với các CSYT dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao NSNN cấp; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám, chữa bệnh; tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế như viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm YTDP

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 46/2005/NQ-TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, xác định nhiệm vụ “Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống YTDP”.

Ngày 30/6/2006, Chính phủ

đã ban hành Quyết định 153/2006/TTg về

việc phê

duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó có nêu rõ xây dựng và phát triển YTDP nói chung và trung tâm YTDP nói riêng có đủ năng lực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản và xây dựng làng văn hóa sức khỏe nhằm củng cố và phát triển mạng lưới YTDP là một trong những nội dung của phát triển hệ thống y tế Việt Nam.

Trong hệ thống YTDP, YTDP tuyến cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai các dự án, đề án và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch


bệnh, tổ chức các hoạt động YTDP tại cơ sở. Chính vì thế, để thực hiện tốt quan

điểm của Đảng về

công tác YTDP, với phương châm

“Phòng bệnh hơn chữa

bệnh”, các trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính sau:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về YTDP, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế cấp xã.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.

- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công.

Với mục tiêu phát triển ngành y tế theo định hướng công bng - hiu qu

thì vấn đề

nâng cao năng lực hoạt động toàn diện

ở các bệnh viện, trung tâm

YTDP là hết sức cần thiết, đặc biệt là tổ chức công tác kế toán. Muốn vậy cần phải hiểu rõ những đặc điểm tổ chức quản lý của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP trong hệ thống CSYT công lập, cũng như công tác quản lý tài chính hiện hành có ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán, cụ thể như sau:

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý ở các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi


Trên cơ sở nhiệm vụ và để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi tổ

chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình. Qua

nghiên cứu khảo sát cho thấy hầu hết các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến.


Các tổ chức đoàn thể

Ban Giám đốc

Tổ chức Đảng CSVN


Các khoa chuyên môn Khoa khám bệnh Khoa HSCC Khoa nội TH ĐY Khoa sản Khoa xét nghiệm 2

Các khoa chuyên môn


Khoa khám bệnh

Khoa HSCC

Khoa nội TH - ĐY

Khoa sản

Khoa xét nghiệm

Khoa YTCC

Khoa CSSKSS

BV


Phòng KHTH

Phòng TCKT

Phòng y tá - đ.dưỡng

TTYTDP

Các phòng chức năng



Khoa ATVSTP

Phòng HCQT


Khoa dược

Khoa nhi

Khoa ngoại

Khoa nhiệt đới

Khoa cận lâm sàn

Khoa kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS

Phòng vật tư kỹ thuật

Sơ đồ 2.2- Mô hình tổ chức quản lý của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi

Trên cơ sở mô hình tổ chức quản lý chung, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh đã tổ chức, bố trí các khoa, phòng, bộ phận tương đối phù hợp.


Lãnh đạo các bệnh viện công lập, trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi là Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và các phó giám đốc). Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và của ngành về công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo quyền lợi cho người lao động,… Giúp việc cho Giám đốc là từ 2 đến 3 phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách từng mảng công việc như phó giám đốc phụ trách chuyên môn, phó giám đốc phụ trách tài chính.

Tổ chức bộ máy các bệnh viện công lập, trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi thường được chia thành các phòng chức năng và các khoa chuyên môn.

Các phòng chức năng, bao gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Tài chính Kế toán,… có chức năng tham mưu, trợ giúp Ban Giám đốc trong tổ chức điều hành các hoạt động chung đồng thời tham gia quản lý theo công việc được phân công.

Các khoa chuyên môn trong các bệnh viện để thực hiện chức năng khám chữa bệnh, bao gồm: Khoa Sản, Khoa Ngoại, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Khoa Nội tổng hợp - Đông y, Khoa Nhi, Khoa Khám bệnh, Khoa Nhiệt đới, Khoa Cận lâm sàn (xét nghiệm, siêu âm, điện tim X- Quang), Khoa Dược,… Các khoa chuyên môn trong các trung tâm YTDP để thực hiện chức năng phòng bệnh, bao gồm: Khoa Kiểm soát dịch, bệnh HIV/AIDS; Khoa Xét nghiệm; Khoa Y tế Công cộng; Khoa An toàn Vệ sinh Thực phẩm; Khoa Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản,…

Như vậy với tổ chức thành các phòng, các khoa chuyên môn như trên, việc tổ chức bộ máy quản lý của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi là phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Giữa các phòng, các khoa có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó đứng trên góc độ quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có thể thấy, mỗi bộ phận đều có phát sinh các khoản thu, chi đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ để không ngừng mở rộng nguồn thu với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đó.

2.1.4. Công tác quản lý tài chính tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi


2.1.4.1. Cơ chế quản lý tài chính tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp quản lý, trong đó có việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp có thu, ngày 16/1/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Nghị định này đã cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu chủ động về mặt tài chính, nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Nghị định 10 trong ngành y tế còn chậm, chủ yếu ở các bệnh viện tuyến trung ương.

Từ năm 2007, thực hiện tinh thần của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, 100% các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ tài chính. Qua khảo sát thực tế cho thấy, Nghị định số 43 đã tạo điều kiện cho các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP chủ động triển khai các hoạt động dịch vụ dưới các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật. Đồng thời cho phép các đơn vị này chủ động trong việc xây dựng dự toán và thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được tự chủ trong việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Đồng thời các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP còn được phép chi chuyên môn nghiệp vụ (đối với các khoản nhà nước qui định) cao hơn mức qui định của nhà nước để góp phần phát triển hoạt động sự nghiệp.

2.1.4.2. Quản lý tài chính tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi

* Nguồn tài chính đầu tư cho các CSYT công lập


Quảng Ngãi là tỉnh mà đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kinh phí nhà nước cấp còn nhiều hạn chế, đội ngũ bác sĩ trình độ chưa cao, cơ sở vật chất của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP còn rất khó khăn,… dẫn đến nguồn thu sự nghiệp để tự chủ tài chính có nhiều khó khăn không thuận lợi như các CSYT tại tỉnh, thành phố lớn. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh viện công lập tuyến huyện và trung tâm YTDP tuyến tỉnh và huyện không có chênh lệch thu lớn hơn chi… Các đặc điểm này có liên quan đến chất lượng và hiệu quả công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh cũng như tổ chức công tác kế toán còn hạn chế.

Các nguồn tài chính đầu tư cho các bệnh viện công lập, trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi hiện nay chủ yếu là nguồn NSNN cấp, nguồn BHYT, viện phí, viện trợ và các nguồn khác. Cơ cấu của các nguồn tài chính ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1:

Cơ cấu các nguồn thu của các bệnh viện công lập và trung tâm y tế dự phòng của tỉnh Quảng Ngãi (%)


Năm

2009

2010

2011

2012

Tổng - tuyến Tỉnh





Bệnh viện

100

100

100

100

1. NSNN

30,25

28,92

27,83

26,79

2. Viện phí

21,03

22,13

23,44

23,56

3. Bảo hiểm y tế

47,72

46,95

45,73

45,65

4. Viện trợ

0

0

1

1

5. Nguồn khác

1

1

2

3

YTDP

100

100

100

100

1. NSNN

93,71

93,48

93,22

92,55

2. Phí, lệ phí

5,09

5,32

5,78

6,55

3. Viện trợ

1,2

1,2

1

0,90

4. Nguồn khác

0

0

0

0

Tổng - tuyến ĐP





Bệnh viện

100

100

100

100

1. NSNN

30,25

28,92

27,83

26,79

2. Viện phí

21,03

22,13

23,44

23,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2023