DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý | |
CBQLGD | Cán bộ quản lý giáo dục |
CNH, HĐH | Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa |
CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
CSVC | Cơ sở vật chất |
ĐH | Đại học |
ĐHSP | Đại học sư phạm |
DHTH | Dạy học tích hợp |
GD & ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GV | |
HS | Học sinh |
NL | |
NLDHTH | Năng lực dạy học tích hợp |
NLHS | Năng lực học sinh |
PHHS | Phụ huynh học sinh |
QL | Quản lý |
QLGD | Quản lý giáo dục |
THCS | THCS |
THPT | Trung học phổ thông |
TW | Trung ương |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 1
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 3
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Đội Ngũ Giáo Viên
- Sơ Đồ Xương Cá Thể Hiện Mối Quan Hệ Kiến Thức Các Môn Học
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các trường Trung học trong địa bàn thực hiện khảo sát 42
Bảng 2.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của
hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS 43
Bảng 2.3. Đánh giá của các khách thể điều tra về năng lực DHTH của
GV THCS huyện Hiệp Hòa 45
Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể điều tra về chủ thể bồi dưỡng năng
lực DHTH cho GV THCS 47
Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng năng
lực DHTH cho GV THCS 48
Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp bồi dưỡng
năng lực DHTH cho GV THCS 50
Bảng 2.7. Đánh giá của khách thể điều tra về các hình thức bồi dưỡng
năng lực DHTH cho GV THCS 52
Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về việc việc kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa 54
Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH
cho GV THCS 55
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản
lý đã đề xuất 81
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý
đã đề xuất 83
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên THCS 85
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Thể hiện mức độ cấp thiết của các biện pháp 82
Biểu đồ 3.2. Thể hiện mức độ khả thi của các biện pháp 84
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh mức độ cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất 86
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ xương cá thể hiện mối quan hệ kiến thức các môn học 27
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ mạng nhện thể hiện mối quan hệ các môn học 27
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng, đào tạo ra lớp người lao động mới có tri thức cao, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nội dung cải cách giáo dục tập trung vào đổi mới quan niệm về giáo dục, triết lý giáo dục, đổi mới nội dung học tập, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục đặc biệt là đổi mới hướng tới nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho người học.
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, với việc xuất hiện hàng loạt các ngành khoa học - công nghệ cao, đã đưa xã hội loài người sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội thông tin. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, Đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người. Trách nhiệm lớn lao này là của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành giáo dục có vai trò hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, cần phải tích cực đổi mới giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, nhất là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trì nh độ đà o tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên trung học cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lự c sư phạm , đặc biệt là năng lực giải quyết tình huống thực tiễn có liên quan đến kiến thức các môn học khác nhau.
Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục . Luậ t Giáo dục (điề u 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyế t đị nh trong việ c đả m bả o chấ t lượ ng giá o dụ c . Nhà giáo phải không ngừ ng họ c tậ p , rèn luyện , nêu gương tố t cho ngườ i họ c . Nhà nước tổ
chứ c đà o tạ o , bồ i dưỡ ng nhà giá o , có chính sách bảo đ ảm các điều kiện cần thiế t về vậ t chấ t và tinh thầ n để nhà giá o thự c hiệ n nhiệ m vụ củ a mì nh… " [12]. Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung. Sự phát triển vũ bão của khoa học- công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực tế hiện nay, Phòng GD&ĐT Hiệp Hòa đã quan tâm và triển khai việc “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và vận dụng kiến thức liên môn. Vấn đề dạy học tích hợp đã được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường quan tâm, đầu tư và năng lực dạy học tích hợp của giáo viên (GV) cũng được nâng lên. Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp bước đầu được chú ý và coi trọng. Các nhà trường đã đưa việc dạy học tích hợp (DHTH) và bồi dưỡng năng lực DHTH vào kế hoạch bồi dưỡng GV. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả việc giảng dạy theo hướng tích hợp của GV còn hạn chế thể hiện ở: Năng lực DHTH của đa số GV còn yếu; việc vận dụng giảng dạy theo hướng tích hợp còn chưa thường xuyên, chưa sâu rộng trong các nhà trường; triển khai
sự đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung tích hợp còn hạn chế… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế nêu trên trong đó phải kể đến:
- Một số GV có biểu hiện chưa tâm huyết với nghề, chưa chú ý trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tâm lý ngại thay đổi dẫn tới chất lượng dạy học theo hướng tích hợp kém hiệu quả.
- Sự chênh lệch về trình độ, năng lực giữa GV ra trường lâu năm với GV mới ra trường có sự khác biệt rõ ràng, đặc biệt là năng lực tổ chức, hướng dẫn HS. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo GV mỗi thời điểm một khác nhau, GV được học trong trường sư phạm nhiều kiến thức nhưng khi thực tế giảng dạy thì việc vận dụng kiến thức đó không bao nhiêu dẫn tới mai một dần kiến thức. Đặc biệt là kiến thức các môn học khác có liên quan đến bộ môn chính mình được đào tạo ít được vận dụng nên GV ít nghiên cứu, tìm hiểu.
- GV bị phân công dạy trái ban, dạy không đúng chuyên ngành được học. Việc rèn giũa các kỹ năng và vận dụng nó trong quá trình dạy học của GV cũng hạn chế.
- Một nguyên nhân khác có thể xác định đó là quá trình tổ chức bồi dưỡng cho GV theo định hướng đổi mới còn chưa được chú trọng, chưa thường xuyên.
Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Một trong những định hướng được triển khai đó là nội dung dạy học theo hướng tích hợp, tăng cường tính thực tiễn, nâng cao năng lực HS. Đó là xu hướng tất yếu và cũng là mục đích của quá trình giáo dục. Do đó, việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa là yếu tố quyết định sự thành công của việc đổi mới giáo dục trên địa bàn huyện [13].
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng của việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực DH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
3.3. Khách thể điều tra
- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang (8 người).
- Đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang (319 người bao gồm 59 CBQL và 260 GV).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV trường THCS.
Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang.
5. Giả thuyết khoa học
Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa trong thời gian qua đã được quan tâm, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất được các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang một cách hợp lý, sáng tạo,
phù hợp với điều kiện thực tiễn và phù hợp với nhu cầu của GV thì năng lực DHTH của GV sẽ được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước và những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác tổ chức bồi dưỡng GV THCS theo hướng DHTH.
- Nghiên cứu sách, tài liệu, báo cáo khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV về năng lực DHTH và phát triển năng lực HS.
Mục đích: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Điều tra trên đối tượng là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; BGH, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa nhằm đánh giá thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với lãnh đạo phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu, GV, để khẳng định kết quả điều tra bằng phiếu.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ thăm lớp để nắm được năng lực DHTH của GV.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: qua nghiên cứu giáo án; các tư liệu do GV thiết kế; bài dự thi và kết quả cuộc thi tích hợp liên môn… để nắm được các kỹ năng của GV.